I. Mục tiờu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen .
+ Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kỹ năng tự nghiên cứu với Sgk .
3.Thỏi độ
Yờu thớch mụn học
II. Đồ dung dạy học
* GV : - Tranh phóng to về các dạng biến đổi cấu trúc của gen .
- Các tranh minh hoạ : Đột biến có hại cho bản thân sinh vật và đột biến có lợi cho tất cả sinh vật và con người .
III. Phương phỏp
-Trực quan, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động(1)
*Ổn định tổ chức
* Bài mới :
Các cá thể ở đời con thường có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ , được gọi là hiện tượng biến dị . Các biến dị di truyền được là những biến đổi trong tổ hợp gen ( biến dị tổ hợp ) , trong NST và trong ADN ( đột biến ) . Cơ thể mang biến đổi trong NST và trong ADN được gọi là cá thể đột biến . Các biến dị không di truyền ( thường biến ) là những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường .
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 22: Đột biến gen - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02/11/2011
Ngày giảng:05/11/2011
Chương IV - biến dị .
Tiết 22
ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiờu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen .
+ Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kỹ năng tự nghiên cứu với Sgk .
3.Thỏi độ
Yờu thớch mụn học
II. Đồ dung dạy học
* GV : - Tranh phóng to về các dạng biến đổi cấu trúc của gen .
- Các tranh minh hoạ : Đột biến có hại cho bản thân sinh vật và đột biến có lợi cho tất cả sinh vật và con người .
III. Phương phỏp
-Trực quan, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động(1’)
*ổn định tổ chức
* Bài mới :
Các cá thể ở đời con thường có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ , được gọi là hiện tượng biến dị . Các biến dị di truyền được là những biến đổi trong tổ hợp gen ( biến dị tổ hợp ) , trong NST và trong ADN ( đột biến ) . Cơ thể mang biến đổi trong NST và trong ADN được gọi là cá thể đột biến . Các biến dị không di truyền ( thường biến ) là những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường .
2.Cỏc hoạt động(39’)
Hoạt động 1(10’)
Tỡm hiểu đột biến gen
* Mục tiờu: HS trỡnh bày được đột biến gen là gỡ.
* Đồ dựng: Tranh phóng to về các dạng biến đổi cấu trúc của gen .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV treo tranh phóng to H.21.1 Sgk cho HS quan sát , yêu cầu các em đọc Sgk để trả lời câu hỏi sau :
Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào ? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó?
Đột biến gen là gì ?
- GV gợi ý cho HS : Cần quan sát kĩ trình tự , thành phần và số lượng các cặp nuclêôtít ở đoạn ADN ( gen ) chưa bị biến đổi ( a ) để so sánh với những đoạn đã bị biến đổi ( b,c,d ) xem khác nhau như thế nào ?
*Kết luận
I . Đột biến gen là gì ?
Đột biến gen là những biến đổi về số lượng , thành phần trình tự các cặp nuclêôtít , xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN .
Hoạt động 2(15’)
* Mục tiờu: HS trỡnh bày được nguyờn nhõn phỏt sinh đột biến gen.
* Đồ dựng: Tranh phóng to về các dạng biến đổi cấu trúc của gen .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV yêu cầu HS tham khảo Sgk để trả lời câu hỏi :
Nguyên nhân gây đột biến gen là gì ?
- GV giải thích : ĐBG phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể .
Để gây các đột biến nhân tạo , người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hoá học tác động lên cơ thể sinh vật .
- GV hỏi : Vì sao các tác nhân nói trên tác động vào ADN lại gây ra được đột biến gen ?
- GV liên hệ đến tác hại của 2 quả bom nguyên tử Mĩ thả xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản : không những làm chết hàng vạn người mà còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau , hoặc chất độc màu da cam do Mĩ thả xuống Việt Nam , gây ra quá thai dị hình cho hàng chục vạn trẻ em .
*Kết luận
II . Nguyên nhân phát sinh đột biến gen :
- Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN .
- Bên ngoài : ảnh hưởng của các tác nhân lí , hoá như tia phóng xạ , hoá chất.
- Bên trong : quá trình sinh lí , sinh hoá nội bào bị rối loạn .
Hoạt động 3(14’)
Tỡm hiểu vai trũ của đột biến gen
* Mục tiờu:HS trỡnh bày được vai trũ của đột biến gen
* Đồ dựng: Các tranh minh hoạ : Đột biến có hại cho bản thân sinh vật và đột biến có lợi cho tất cả sinh vật và con người .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H.21.2 - 4 Sgk để trả lời câu hỏi :
Trong các đột biến thể hiện trên H.21.2 - 4 Sgk đột biến nào có lợi , đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người ?
- GV nhấn mạnh : Đột biến gen dẫn đến biến đổi cấu trúc prôtêin , gây ra biến đổi kiểu hình . Đột biến gen làm phá vở cấu trúc hài hoà trong kiểu gen đã được chọn lọc lâu đời nên thường biểu hiện ra kiểu hình có hại .
*Kết luận
III . Vai trò của đột biến gen :
- Đa số ĐBG tạo ra các gen lặn . Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
- Qua giao phối , nếu gặp tổ hợp gen thích hợp , một đột biến vốn có hại lại có thể trở thành có hại .
3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’)
* Củng cố
GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được :
- Các dạng đột biến gen .
- Nguyên nhân phát sinh đột biến gen .
- Vai trò của đột biến gen .
Gợi ý trả lời câu hỏi Sgk :
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào ô Ê cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Ê a) . Vì đột biến gen làm phá vở sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin .
Ê b) Đột biến gen làm giảm khả năng thích ứng của sinh vật với môitrường .
Ê c) . Đột biến gen gây rối loạn quá trình trao đổi chất của sinh vật .
Ê d) . Cả b và c .
Câu 3 : GV gợi ý để HS tìm ra một số ví dụ về đột biến gen trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra .
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài .
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 64 Sgk .
- Nghiên cứu bài mới : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
Yêu cầu : + Đọc bài và kết hợp quan sát hình 22 Sgk .
+ Trả lời các câu hỏi ở mục lệnh Sgk .
.
File đính kèm:
- tiet 22-s9.doc