I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt và lấy được ví dụ minh hoạ về tài nguyên thiên nhiên.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho hs.
-Giao dục kĩ năng sống.
II- CHUẨN BỊ
1.Đồ dựng:
GV: - Tranh: Hình 58.1 (a) Đồi núi trọc; (b) Trồng cây trên ruộng bậc thang.
Hình 58.2. – Chu trình nước trên Trái Đất.
HS : - Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.
2.PHương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp.
III- TIẾN TRÌNH BÀI LÊN LỚP
A.Nội dung bài mới
GV: Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.
33 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương 4: Bảo vệ môi trường - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền được, nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của môi trường.
Bảng 66.4. Các loại đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại 1 điểm nào đó.
Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST.
Mất, lặp, đảo đoạn.
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST.
Dị bội thể và đa bội thể.
Hoạt động 2
VI. Sinh vật và môi trường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu:
+ HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr. 197.
- GV chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên máy chiếu.
- GV tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh và nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 SGK.
- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên.
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 66. Thảo luận nhóm Thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
- HS đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Yêu cầu nêu được:
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ ...có mối quan hệ sinh sản Quần thể.
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi, bổ sung.
- Các nhóm hoàn thành bảng 66.5 và trình bày nhóm khác bổ sung.
- HS lấy ví dụ:
+ Quần thể: Rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt.
+ Quần xã: Ao cá, hồ cá, rừng rậm.
Kết luận: Kiến thức trong bảng như SGK.
Bảng 66.5. Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể (QT)
Quần xã (QX)
Hệ sinh thái (HST)
Khái niệm
Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
Bao gồm những QT thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
Bao gồm QX và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi...; các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh; Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài; luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các QX theo thời gian diễn thế sinh thái.
Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn:
SV sản xuất SV tiêu thụ SV phân giải.
IV. Kiểm tra đánh giá
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học trong bài.
V. Dặn dò
- Kết thúc chương trình sinh học THCS.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Ngày KT:23/4/2012
Tiết 70 Kiểm tra học kì II
(Đề của sở giáo dục)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đề bài
Đề A
Câu 1 (4 điểm)
a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống? Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì?
b) Ngô là cây giao phấn, giả sử thế hệ ban đầu có 100% kg Aa . hãy xác định tỉ lệ kg ĐHL trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc. .
Câu 2 (3 điểm)
a) Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của thực vật như thế nào?
b) Hãy kể tên các nhóm thực vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau,mỗi nhóm cho 2 ví dụ minh hoạ.
Câu 3 (3 điểm)
a)Hãy vẽ một chuỗi thức ăn gồm có 4 mắt xích .
b) Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển.
Đề b
Câu 1 (4 điểm)
a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống? Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì?
b) Ngô là cây giao phấn, giả sử thế hệ ban đầu có 100% kg Aa . hãy xác định tỉ lệ kg ĐHL trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc. .
Câu 2 (3 điểm)
a) Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của động vật như thế nào?
b) Hãy kể tên các nhóm thực vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau,mỗi nhóm cho 2 ví dụ minh hoạ.
Câu 3 (3 điểm):a)Hãy vẽ một chuỗi thức ăn gồm có 3 mắt xích .
b) Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển
.
III. Đáp án và biểu điểm
Đề A
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,5
a) Khái niệm về công nghệ gen (1 điểm)
Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
b) ứng dụng của công nghệ gen trong sản xuất (1,5 điểm)
- Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm sinh học với số lượng lớn, rẻ tiền. Ví dụ: Chuyển gen mã hoá insulin của người vào E.coli
- Tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen. Ví dụ: Chuyển gen qui định tổng hợpcarôten vào cây lúa tạo ra giống lúa giàu vitamin A.
- Tạo ra động vật biến đổi gen. Ví dụ: Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường.
1,0
0,5
0,5
0,5
Câu 2
2,5
a) Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến là do (1,5 điểm)
- Khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN, làm chấn thương NST gây ra đột biến gen hoặc đột biến NST.
- Biện pháp gây đột biến bằng tác nhân vật lí:
+ Người ta thường chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân hoặc cành, hạt phấn, bầu nhuỵ.
+ Chiếu xạ vào các mô thực vật nuôi cấy.
b) Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở Việt Nam: (1 điểm)
- Tạo giống lai F1 ở lợn, bò, dê, gà, vịt, cá...
- Ví dụ: Hầu hết lợn nuôi để giết thịt ở nước ta hiện nay là lợn lai kinh tế.
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 3
2,5
a) Các mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài(1,5 điểm)
- Cạnh tranh. Ví dụ: Cây lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng và phân bón.
- Sinh vật ăn sinh vật khác. Ví dụ: Cáo ăn thịt gà.
- Kí sinh, nửa kí sinh. Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người.
b) Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch cuả các sinh vật khác loài(1,0 điểm)
Quan hệ hỗ trợ (0,5 điểm)
Quan hệ đối địch (0,5 điểm)
- Có lợi cho cả 2 bên hoặc ít nhất không có hại cho tất cả các sinh vật.
- Một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 4
2,5
a) Chuỗi thức ăn gồm 4 bậc dinh dưỡng(1 điểm)
- Ví dụ: Thực vật chuột rắn đại bàng
- Các thành phần sinh vật: SVSX SVTTB1 SVTTB2 SVTTB3
b) Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường(1,5 điểm)
Học sinh nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt; cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm; sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều; xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu...
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người để phòng chống ô nhiễm.
0,75
0,5
0,75
0,5
Học sinh có thể làm cách khác.
Đề B
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,5
a) Khái niệm về công nghệ tế bào (1,5 điểm)
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Gồm 2 công đoạn thiết yếu:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
b) Thành tựu ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn giống cây trồng (1,0 điểm)
- Nhân giống mía bằng nuôi cấy mô.
- Từ giống lúa CR203, dùng phương pháp nuôi cấy tế bào người ta đã tạo được giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô tốt.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
2,5
a) Khi thấm vào tế bào, một số hoá chất có khả năng gây đột biến gen là do (2,0 điểm)
- Khi thấm vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác; gây mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
- ở thực vật, khi gây đột biến bằng tác nhân hoá học, người ta thường sử dụng biện pháp: Ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dịch vào bầu nhụy; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào điểm sinh trưởng của thân hoặc chồi.
b) Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là lĩnh vực: (0,5 điểm)
- Tạo giống lúa, ngô và đậu tương.
- Ví dụ: HS lấy 1 ví dụ minh hoạ.
0,75
1,25
0,5
Câu 3
2,5
a) Các mối quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài(1,5 điểm)
- Cộng sinh. Ví dụ: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu.
- Hội sinh. Ví dụ: Địa y sống bám trên thân cây.
b) Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch cuả các sinh vật khác loài(1,0 điểm)
Quan hệ hỗ trợ (0,5 điểm)
Quan hệ đối địch (0,5 điểm)
- Có lợi cho cả 2 bên hoặc ít nhất không có hại cho tất cả các sinh vật.
- Một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
0,75
0,75
1,0
Câu 4
2,5
a) Chuỗi thức ăn gồm 4 bậc dinh dưỡng(1 điểm)
- Ví dụ: Thực vật chuột rắn đại bàng
- Các thành phần sinh vật: SVSX SVTTB1 SVTTB2 SVTTB3
b) Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường(1,5 điểm)
Học sinh nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt; cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm; sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều; xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu...
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người để phòng chống ô nhiễm.
0,75
0,5
0,75
0,5
- Lưu ý: Học sinh có thể làm cách khác.
File đính kèm:
- CHUONG IV- PHAN II.doc