I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào?
- Trên cơ sở đó ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
-Giáo dục kĩ năng sống
II- CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng:
GV: - Tranh : Hình 53.1; 53.2; 53.3 sgk.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 53.1
HS : - Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.
2.Phương pháp:
III- TIẾN TRÌNH BÀI LÊN LỚP.
A.Nội dung bài mới
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương 3: Con người - dân số và môi trường - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu của gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
GV: chỉ ra cho hs thấy các chất khí như CO2;SO2;CO; NO2 và bụi đều là những chất có hại đến cơ thể sinh vật.
1- Ô nhiễm do các khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
* Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động
Nhiên liệu
1. Giao thông vận tải
ô tô; xe máy; tàu hoả
Xăng, dầu, than đá.
2.SX công nghiệp
Máy cày; máy gặt; máy bừa.
Xăng, dầu, than đá.
3. Sinh hoạt.
đun; nấu; chế biến thực phẩm.
Than củi, khí đốt, gỗ, rác thải, bả men.
.
GV yêu cầu HS: ( Hoạt động nhóm) quan sát hình 54.2 và thông tin sgk để trả lời câu hỏi.
- Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những nơi nào?
- Hãy mô tả con đường phát tán các loại hợp chất đó.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét phần trả lời của hs và kết luận.
2- Ô nhiễm do chất bảo vệ thực vât và chất độc hoá học.
- Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở ao, hồ, đất, sông, đại dương, cơ thể người và sinh vật, không khí.
- Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học theo mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc chảy xuống ao, hồ, đại dương, một phần hoà tan, một phần bốc hơi vào không khí rồi lại theo mưa đi khắp nơi trên Trái Đất.
GV yêu cầu HS: ( Hoạt động cá nhân) quan sát tranh hình 54.3, 4 để tìm ra nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm các chất phóng xạ.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét phần trả lời của hs và kết luận.
3- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm các chất phóng xạ là do: Các vụ thử vũ khí hạt nhân; chất thải của môi trường khai thác phóng xạ; các nhà máy điện nguyên tử.
- Tác hại: Chất phóng xạ gây đột biến ở người và sinh vật.
4- Ô nhiễm do chất thải rắn
GV yêu cầu HS: Nghiên cứu thông tin sgk để hoàn thành bảng 54.2.
GV: Nhận xét phần trả lời của hs và kết luận.
Tên chất thải
Hoạt động thải ra chất thải
- Giấy vụn, túi nilon
- Hồ vữa xây nhà
- Bông băng vệ sinh, rác thải.
- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp
- Xây dựng nhà ở, công sở
- Chất thải bệnh viện, sinh hoạt ...
GV yêu cầu HS: Bằng vốn hiểu biết đã có, trả lời câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân của bệnh tả lị, bệnh giun sán ?
+ Cách phòng chống bệnh sốt rét ?
GV: Ngoài các nhóm sinh vật có lợi, còn có nhiều nhóm sinh vật có hại như: Vi khuẩn, vi rút, giun sán
5- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
- Bệnh tả lị là do: Thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Bệnh giun sán là do thức ăn không nấu chín, không rửa sạch. Thức ăn có mang trứng giun sán.
- Cách phòng chống bệnh sốt rét: Ngủ phải mắc màn, tiêu diệt bọ gậy, muỗi ...
C - Củng cố và kiểm tra đánh giá.
Một học sinh đọc chậm phần tóm tắt cuối bài
Bài tập: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong câu sau:
Nguyên nhân của ô nhiễm chất phóng xạ là:
A. Do các vụ thử vũ khí hạt nhân.
B. Do các chất thải của môi trường khai thác phóng xạ.
C. Chất thải của nhà máy điện nguyên tử.
D. Tất cả các ý trên.
D. Dặn dò
HS về nhà học bài.
Đọc và chuẩn bị trước bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp)
Ngày soạn: 25/3/2012
Ngày dạy: 28/3/2012
Tiết 57: Ô nhiễm môi trường (tiếp).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Thấy được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và thu thập thông tin.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
-Giáo dục kĩ năng sống.
II. chuẩn bị
1.Đồ dùng:
GV: - Tranh hình 55.1 à 55.4 ( SGK )
- Phiếu học tập và bảng phụ.
HS :- Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.
2.Phương pháp: vấn đaaps, hoạt độnh nhóm........
III. Tiến trình bài lên lớp
A- Kiểm tra bài cũ
1. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
2. Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả?
B. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường
GV yêu cầu HS: ( Hoạt động nhóm ) Quan sát tranh từ hình 55.1 à 4 và liên hệ thực tế trong cuộc sống để nêu lên các nguyên nhân, biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, đóng góp của bản thân.
- Các nhóm bắt thăm câu hỏi và chuẩn bị 10 phút.
- Mỗi nhóm 4 – 6 HS (đã chuẩn bị).
- Trình bày 5 – 7 phút.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Sau khi HS trả lời xong phần thảo luận, yêu cầu HS quan sát tiếp và hoàn thành bảng 55 sgk tr. 168.
- GV có thể mở rộng: Có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững.
* Phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Có qui hoạch tốt, hợp lý khi xây dựng khu công trường, khu dân cư giảm ô nhiễm.
- Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi và tiếng ồn. Lắp đặt các thiết bị lọc bụi, xử lí khí độc hại trước khi thải ra môi trường; phát triển công nghệ xử lí dùng nhiên liệu không gây khói bụi.
- Nguồn nước: Xây dựng hệ thống cấp thải nước, xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hạn chế các chất độc hại
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Quản lý chặt chẽ các chất thải rắn, phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất
- HS điền nhanh vào bảng 55 từ nội dung các nhóm vừa trình bày.
- Cá nhân tự sửa chữa nếu cần.
* Kết luận ghi nhớ : Nội dung biện pháp hạn chế ô nhiễm trong bảng 55.
- HS đọc kết luận cuối bài.
Kết quả bài tập điền bảng
1: a, b, d, e, g, i, k, l, m, o.
2: c, d, e, g, i, k, l, m, o.
3: g, k, l, n.
4: d, e, g, h, k, l,
5: g, k, l ...
6: c, d, e, g, k, l, m, n.
7: k, g ...
8: g, i, k, o, p.
C. Củng cố và kiểm tra đánh giá
- Một học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi: Nêu các biện pháp chính nhằm bảo vệ môi trường.
D. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài thực hành.
Ngày soạn: 1/4/2012
Ngày dạy: 2/4/2012
Tiết 58: Thực hành:
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
I, Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện tính trung thực ngăn nắp của học sinh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS lòng yêu mến thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
-Giáo dục kĩ năng sống.
II- chuẩn bị
1.Đồ dùng:
HS: - Giấy, bút.
GV: - Phiếu học tập.
Chọn địa điểm thực hành.
2.Phương pháp: hoạt động nhóm, quan sát......
III- Nội dung bài thực hành
1- Điều tra tình hình ô nhiễm của địa phương.
- 1hs nhắc lại khái niệm ô nhiễm môi trường.
GV: Chọn địa điểm thực hành.
Quan sát môi trường của trường học và môi trường xung quanh trường học.
HS:- Xác định các thành phần sinh thái của môi trường điều tra.
( các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh).
- Xác định mối quan hệ giữa môi trường và con người để hoàn thành
phiếu học tập số 4: Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Hoạt động của con người trong môi trường.
-Lá cây mục
.....
-Mối
......
-Quét lá
.......
Phiếu học tập số 5. Điều tra tình hình ô nhiễm và mức độ ô nhiễm
.
Các tác nhân gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm( ít, nhiều, ồn, rất ồn)
Nguyên nhân gây ô nhiễm.
Đề xuất biện pháp khắc phục.
1
2
3
4
.
.
.
- GV yêu cầu cnhóm báác o cáo kết quả điều tra.
- HS các nhóm viết nội dung đã điều tra vào giấy khổ to
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả.
- GV nhận xét đánh giá, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
IV. KIểm tra đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm còn thiếu sót.
V. Dặn dò
Các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK tr. 172 trên cơ sở báo cáo của nhóm đã trình bày..
....................................................................................................
Ngày soạn: 1/4/2012
Ngày dạy: 4/4/2012
Tiết 59: Thực hành:
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
I, Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện tính trung thực ngăn nắp của học sinh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS lòng yêu mến thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
-Giáo dục kĩ năng sống.
II- chuẩn bị
1.Đồ dùng:
HS: - Giấy, bút.
GV: - Phiếu học tập.
Chọn địa điểm thực hành.
2.Phương pháp: hoạt động nhóm, quan sát......
III- Nội dung bài thực hành
2- Điều tra tác động của con người đến môi trường.
Địa điểm lựa chọn : Đồi mía cạnh trường.
HS: Quan sát và hoàn thành phiếu học tập số 6:
Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại.
Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới.
Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái
Đề xuất biện pháp khắc phục.
1
2
3
4
5
.
.
.
-GV yêu cầu cnhóm báác o cáo kết quả điều tra.
- HS các nhóm viết nội dung đã điều tra vào giấy khổ to
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả.
- GV nhận xét đánh giá, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
IV. KIểm tra đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm còn thiếu sót.
V. Dặn dò
Các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK tr. 172 trên cơ sở báo cáo của nhóm đã trình bày.
Thu hoạch:
- hs trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm môi trường đã quan sát? có cách nào khắc phục không?
2 - Những hoạt động nào của con người gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi xấu đi hay tốt lên? cách khắc phục?
3- Cảm tưởng sau khi học bài thực hành.
4- Đọc và chuẩn bị trước bài: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
File đính kèm:
- CHUONG III- PHAN II.doc