I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
-Xác định rõ thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác.
- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ( chú ý đến cấu tạo màng lưới) và chức năng của chúng.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 49.2,3
- Mô hình cấu tạo mắt
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;
8A3: .; 8A4: . ;
8A5: .; 8A6: . .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Trong đời sống hằng ngày chúng ta đều thu nhận tín hiệu từ môi trường ngoài thông qua cơ quan phân tích trong đó 90% tín hiệu được tiếp nhận qua đường thị giác. Vậy cơ quan phân tích thị giác có cấu tạo như thế nào để đảm nhiệm được nhiệm vụ đó
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51, Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn 24/02/2014
Tiết 50 Ngày dạy 27/02/2014
Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
-Xác định rõ thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác.
- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ( chú ý đến cấu tạo màng lưới) và chức năng của chúng.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 49.2,3
- Mô hình cấu tạo mắt
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................;
8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................;
8A5:..............................................................; 8A6:......................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Trong đời sống hằng ngày chúng ta đều thu nhận tín hiệu từ môi trường ngoài thông qua cơ quan phân tích trong đó 90% tín hiệu được tiếp nhận qua đường thị giác. Vậy cơ quan phân tích thị giác có cấu tạo như thế nào để đảm nhiệm được nhiệm vụ đó
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Một cơ quan phân tích gồn những thành phần nào?
+ Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
+ Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?
- GV nhận xét và ghi bảng
- HS tự thu nhận thông tin và tìm câu trả lời
+ Cơ quan phân tích thị giác gồm: Cơ quan thụ cảm và dây thần kinh, bộ phận phân tích, trung ương
+ Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường
- Một vài HS trả lời lớp nhận xét bổ sung
*Tiểu kết: - Cơ quan phân tích gồm: Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận phân tích ở trung ương (Vùng thần kinh ở đại não)
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu cầu hỏi:
+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
a. Cầu tạo cầu mắt:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt hình 49.2 và hỏi:
+ Cầu mắt có câu tạo gồm những thành phần nào? Câu tạo của mỗi thành phần?
b. Cấu tạo của màng lưới:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 49.3 nghiên cứu thông tin SGK hỏi:
+ Màng lưới có cấu tạo thế nào?
+ Nêu chức năng từng phần của màng lưới?
+ Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ?
+ Các tế bào nón tập chung chủ yếu ở đâu?
+ Tại điểm vàng các tế bào nón và tế bào que liên hệ với các tế bào thần kinh thị giác như thế nào?
+ Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- HS dựa vào kìên thức mục 1 trả lời
+ Cơ quan phân tích thị giác gồm: Cơ quan thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ cấu tạo cầu mắt gồm: Màng bọc và môi trường trong suốt
- Đại diện nhóm trình bày đáp án các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS quan sát hình 49.3 nghiên cứu thông tin SGK nêu được:
+ Cấu tạo màng lưới gồm: màng lưới: (Tế bào nón, tế bào que), điểm vàng và điểm mù
+ Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
- Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón
- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác
+ Vì điểm vàng là nơi tập trung tế bào nón
+ Ở điểm vàng
+ Mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm vàng: Mỗi chi tiết ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua một tế bào
+ Vùng ngoại vi: Nhiều tế bào nón và que liên hệ với một vài tế bào thần kinh
- HS theo dõi kết qủ thí nghiệm đọc kĩ thông tin rút ra kết luận về vai trò của thể thủy tinh và sự tạo ảnh
- Một vài HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức
*Tiểu kết: Cơ quan phân tích thị giác: Cơ quan thụ cảm thị giá, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
a. Cầu tạo cầu mắt gồm: - Màng bọc: - Môi trường trong suốt
+ Màng cứng: Phía trứơc là màng giác + Thủy dịch
+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen + Thể thủy tinh
+ Màng lưới: Tế bào nón và tế bào que + Dịch thủy tinh
b. Cấu tạo của màng lưới
- Màng lưới: (Tế bào thụ cảm ) gồm:
+ Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
- Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón
- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới: - Thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật
- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ lộn ngược kích thích tế bào thụ cảm truyền theo dây thần kinh thị giác đến vùng thị giác
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu các bệnh về mắt
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 51.doc