Giáo án Sinh học 8 - Tiết 38: Thân nhiệt

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Biết được khái nhiệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp chống nóng, đề phòng cảm lạnh

 2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng: phân tích, tư duy, tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

 3.Thái độ: Lồng ghép GDMT: Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên:Dụng cụ: Nhiệt kế, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.

 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8

 Kiến thức cũ cần ôn: trao đổi chất

III.Phương pháp: hoạt động nhóm nhỏ, hỏi đáp - tìm tòi

IV.Tiến trình

1.Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số học sinh và vệ sinh lớp học (1)

2.Kiểm tra bài cũ: không có

3.Giảng bài mới (40)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 38: Thân nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: THÂN NHIỆT Tiết : 38 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết được khái nhiệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp chống nóng, đề phòng cảm lạnh 2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng: phân tích, tư duy, tổng hợp kiến thức từ hình vẽ. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 3.Thái độ: Lồng ghép GDMT: Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Dụng cụ: Nhiệt kế, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8 Kiến thức cũ cần ôn: trao đổi chất III.Phương pháp: hoạt động nhóm nhỏ, hỏi đáp - tìm tòi IV.Tiến trình 1.Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số học sinh và vệ sinh lớp học (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: không có 3.Giảng bài mới (40’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Mở bài: Nhiệt do dị hóa giải phóng được bù vào phần đã mất, tức là thực hiện điều hòa thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hòa thân nhiệt? Đó là nội dung cần nghiên cứu ở bài này. HĐ1: Tìm hiểu thân nhiệt (10’) MT: HS có thể biết được khái niệm về thân nhiệt, HS hiểu được thân nhiệt của con người luôn ổn định. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /105, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi (5’) ?Thân nhiệt là gì?( là nhiệt độ của cơ thể) ?Người ta đo thân nhiệt như thế nào? ( Dùng nhiệt kế đặt vào miệng, nách, hậu môn) GV: giới thiệu HS nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể ?Người ta đo thân nhiệt để làm gì? ( Đo thân nhiệt để biết được tình trạng sức khỏe) ?Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng, lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào? (luôn ổn định to = 37o và dao động không quá 0,5o ) GV mở rộng thêm: Những người khỏe mạnh thì thân nhiệt thường không phụ thuộc vào môi trường do cơ chế điều hòa thân nhiệt trong cơ thể. HĐ2: Tìm hiểu các cơ chế điều hòa thân nhiệt (12’) MT: Biết được da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa thân nhiệt. GV: yêu cầu HS chia nhóm thảo luận trả lời 5 câu hỏi mục II / 105 SGK (5’) HS: chia nhóm thảo luận trả lời 5 câu hỏi SGK,đại diện 2-3 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung * Yêu cầu trả lời được: - Nhiệt do nhiệt độ cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường giúp thân nhiệt ổn định - Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da sự bốc hơi của mồ hôi. Do đó người lao động nặng thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi nhiều. - Mùa hè da hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lượng máu qua da nhiều nên cơ thể tăng tỏa nhiệt nhiều. - Trời lạnh mao mạch co lại, lượng máu qua da ít, nên da tái tím trời nóng độ ẩm không khí cao, mồi hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, sự tỏa nhiệt khó nên thấy khó chịu. GV liên hệ thêm thực tế + Trời rét: vận động người để cơ thể nóng lên. + Khi qúa rét: bị run. Đây là phản xạ co dãn cơ liên tục để sinh nhiệt. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II. 2 để thấy được vai trò của hệ thần kinh trong đều hòa thân nhiệt. HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh (18’) MT: Giải thích đựoc cơ sở khoa học của biện pháp phòng chống nóng lạnh GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III /105 SGK và độc lập trả lời các câu hỏi : ?Chế độ ăn uống mùa hè, mùa đông khác nhau như thế nào?( ăn uống phù hợp từng mùa; mùa đông ăn nóng nhiều dầu) ?Chúng ta cần phải làm gì để chúng nóng chống, rét? ( quần áo, phương tiện phù hợp) ?Vì sao nòi rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh? (Tăng khà năng chịu đựng của cơ thể) ?Xây nhà ở, công sở cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng lạnh? ( nhà thoáng mát mùa hhè, ấm mùa đông) ?Trồng cây xanh phải là biện pháp chống nóng không? ( nhiều cây xanh tăng bóng mát, lưộng khí ôxi) ?Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể? GV giải thích câu: trời nắng chóng khát, trời mát chóng rét. - Khi trời nóng cơ thể thoát nhiều hơi nước, điều hao thân nhiệt, nên cơ thể mất nhiều nước do vậy cơ thể sẽ chóng khát. - Khi trời mát cơ chân lông co lại không tiết mồ hôi, hoạt động hô hấp giảm nhẹ, cơ bắp tăng hoạt động nên cơ thể có cảm giác mau đói. I.THÂN NHIỆT - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể - Thân nhiệt luôn ổn định 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt II.SỰ ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT 1.Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt - Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt. - Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn, giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. - Khi trời rét mao mạch co lại, cơ chân lông co, giảm toả nhiệt. - Khi trời lạnh quá cón có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt 2.Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt - Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. III.PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG, LẠNH 1.Trời nóng - Đi nắng cần đội mũ nón. - Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao. - Trời nóng sau khi lao động hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều, không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió. 2.Trời rét - Trời rét cần giữ ấm cho cơ thể nhất là cổ, chân, ngực, không ngồi noi hút gió. - Rèn luyện thể thao hợp lý tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng. 4.Củng cố và luyện tập (3’) Câu1: Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? ( phần I ) Câu2: Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, trời lạnh? (phần II ) 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) * Bài cũ: - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK /106 - Đọc mục : Em có biết /106 SGK * Bài mới: - Tìm hiểu các loại thức ăn có vitamin, muối khoáng. Vai trò của từng loại vitamin, muối khoáng đối với cơ thể. - Ôn tập lại kiến thức: thức ăn và sự tiêu hoá (tiết 25) - Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 107, 108, 110. V. Rút kinh nghiệm : SGK GV HS

File đính kèm:

  • docsinh 8Tiet 38.doc
Giáo án liên quan