1 - MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Giúp HS hiểu được tính đa dạng và phong phú của Ruột khoang( số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống)
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh cấu tạo cơ thể sứa (Hình 9.1 / Trang 33 / SGK).
- Tranh cấu tạo cơ thể hải quỳ (Hình 9.2 / Trang 34 / SGK).
- Tranh cấu tạo cơ thể san hô (Hình 9.3 / Trang 34 / SGK).
- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1-2 / Trang 33-35 / SGK
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 33.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi : Trình bày cấu tạo ngoài , sự di chuyển và cấu tạo trong của thuỷ tức (10đ)
* Trả lời :
+ Cấu tạo ngoài , sự di chuyển : (5đ)
- Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới có đế bám. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng. Có đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển : Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu.
+ Cấu tạo trong : (5đ)
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào :
- Lớp ngoài : gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô bì cơ.
- Lớp trong : tế bào mô cơ tiêu hóa.
- Giữa 2 lớp tế bào là tầng keo mỏng
4.3- Giảng bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 9
Ngày dạy : 21/09/2010
ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
1 - MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS hiểu được tính đa dạng và phong phú của Ruột khoang( số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống)
Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh cấu tạo cơ thể sứa (Hình 9.1 / Trang 33 / SGK).
Tranh cấu tạo cơ thể hải quỳ (Hình 9.2 / Trang 34 / SGK).
Tranh cấu tạo cơ thể san hô (Hình 9.3 / Trang 34 / SGK).
Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1-2 / Trang 33-35 / SGK
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 33.
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi : Trình bày cấu tạo ngoài , sự di chuyển và cấu tạo trong của thuỷ tức (10đ)
* Trả lời :
+ Cấu tạo ngoài , sự di chuyển : (5đ)
- Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới có đế bám. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng. Có đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển : Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu.
+ Cấu tạo trong : (5đ)
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào :
- Lớp ngoài : gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô bì cơ.
- Lớp trong : tế bào mô cơ tiêu hóa.
- Giữa 2 lớp tế bào là tầng keo mỏng
4.3- Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV giới thiệu bài : Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thuỷ tức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang đều sống ở biển. Các đại diện thường gặp như : sứa, hải quỳ, san hô (GV ghi tựa bài)
HĐ1 : Tìm hiểu đặc điểm của sứa qua so sánh với thuỷ tức :
MT : Nắm được đặc điểm của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
- GV treo tranh H 9.1 và bảng phụ 1
▼ GV yêu cầu HS quan sát H-9.1, đọc ■ / I, đánh dấu (V) vào bảng 1 cho phù hợp :
- GV gọi HS lên điền bảng - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
- Từ kết quả bảng 1, HS tự nêu lên đặc điểm của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển
- GV chốt lại kiến thức và giải thích thêm :
* Khi di chuyển sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại
* Tầng keo của sứa dày lên làm cơ thể sứa dễ nổi và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
* Tua dù có nhiều ở mép dù
* Cũng như thuỷ tức, sứa là ĐV ăn thịt, bắt mồi bằng tua miệng. Tua miệng 1 số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da.
HĐ 2 : Tìm hiểu cấu tạo của hải quỳ và san hô
MT : Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển
- GV treo tranh H-9.2
- GV yêu cầu HS đọc ■ /II, quan sát H-9.2, trả lời :
? Hải quỳ thích nghi với đời sống như thế nào ?
? Cơ thể hải quỳ có cấu tạo như thế nào ?
* GV : Có thể nuôi hải quỳ lâu dài trong bể nuôi bằng nước biển để tìm hiểu về tập tính của ruột khoang
- GV treo tranh H-9.3 và bảng phụ 2
▼ Căn cứ vào H-9.3 và thông tin trên. Thảo luận nhóm đánh dấu (V) vào bảng 2 cho phù hợp
- Đại diện nhóm lên đánh dấu – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng
- Từ kết quả bảng 2, HS tự nêu lên đặc điểm của san hô thích nghi với lối sống bám
- GV chốt lại kiến thức và giải thích thêm : Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau
I- Sứa :
- Sống tự do, di chuyển bằng cách co bóp dù
- Cơ thể hình dù, miệng nằm ở dưới có tua miệng, có tế bào tự vệ. Có đối xứng tỏa tròn.
II- Hải quỳ :
- Sống bám vào bờ đá ăn ĐV nhỏ.
- Cơ thể hình trụ(2-5cm) miệng nằm ở trên có tua miệng xếp đối xứng tỏa tròn và có màu rực rỡ
III- San hô :
- Cơ thể hình trụ, sống bám, các cá thể liên thông vơi nhau tạo thành thành tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc nhờ hình thành khung xương đá vôi, có màu rực rỡ
4.4- Củng cố và luyện tập :
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 35 / SGK
* Trả lời :
1. Sứa di chuyển bằng dù. Khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại. Nước biển bị ép mạnh thoát ra qua lỗ miệng ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
2. Sự mọc chồi ở thuỷ tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ : Ở thuỷ tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn
3. Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi, nhằm huỷ hoại phần thịt của san hô, để làm trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi.
* Câu hỏi nâng cao : Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào ?
* Trả lời : Ở hải quỳ chỉ có các gai xương nằm rải rác trong tầng keo, còn bộ xương của san hô kết thành khối đá vôi chung cho cả tập đoàn. Hải quỳ có thể thay đổi chỗ bám, san hô có bộ xương bất động
4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 35
- Chuẩn bị bài: “Đặc điểm chung vàvai trò của ngành Ruột khoangï” / T.37 / SGK.
* Kẻ bảng xanh Trang 37 / SGK vào bảng nhóm
* Dự kiến trả lời các câu hỏi▼ / SGK
5- RÚT KINH NGHIỆM :
.
.
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 9.doc