Câu 1. Trình bày vai trò của lớp lưỡng cư, lấy ví dụ minh họa?
Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu giúp chim thích nghi với đời sống bay?
Câu 3. Thế nào là đa dạng sinh học? Vai trò của đa dạng sinh học?
Câu 4. Giải thích vì sao cá đẻ nhiều trứng trong mỗi lứa?
Câu 5. Trình bày sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của giới động vật?
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Kiểm tra lại những kiến thức đã học ở ngành ĐVCXS gồm các lớp động vật: Lớp cá, Lớp lưỡng cư, Lớp bò sát, Lớp chim, Lớp thú.
2. Kĩ năng
- So sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên và ham thích bộ môn
- Biết bảo vệ những động vật có ích.
- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong thi cử.
II. CHUẨN BỊ
GV: Đề kiểm tra, đáp án.
Ma trËn ®Ò kiÓm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Chủ đề 1:
Lưỡng cư - Bò sát
Vai trò của lớp lưỡng cư
Lấy ví dụ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
½
1
10
½
1
10
1
2
20
Chủ đề 2 Lớp chim
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đs bay
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20
1
2
20
Chủ đề 3 Lớp cá
Giải thích vì sao cá đẻ nhiều trứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20
1
2
20
Chủ đề 4: Động vật và đời sống con người
Thế nào là đa dạng Sh, vai trò
Tiến hóa về hệ tuần hoàn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20
1
2
20
2
4
40
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1.5
3
30
1.5
3
30
1
2
20
1
2
20
5
10
100
Đề bài
Câu 1. Trình bày vai trò của lớp lưỡng cư, lấy ví dụ minh họa?
Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu giúp chim thích nghi với đời sống bay?
Câu 3. Thế nào là đa dạng sinh học? Vai trò của đa dạng sinh học?
Câu 4. Giải thích vì sao cá đẻ nhiều trứng trong mỗi lứa?
Câu 5. Trình bày sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của giới động vật?
Hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Vai trò
- Làm thức ăn cho con người.
- Một số lưỡng cư làm thuốc.
- Làm vật thí nghiệm.
- Diệt sâu bọ và là động vật trung gian gây bệnh.
* Lấy được các ví dụ minh họa
1.0
1.0
2
Đặc điểm cấu tạo
Thích nghi
Thân: hình thoi
Chi trước: Cánh chim
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Lông bông: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Cổ: Dài khớp đầu với thân.
Giảm sức cản của không khí khi bay
Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.
Giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
Làm đầu chim nhẹ
Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
0.5
0.5
0.5
0.5
3
* Sự đa dạng SH
- Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài.
- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.
* Vai trò
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.
+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo, tiêu diệt các sinh vật có hại.
+ Các giá trị văn hóa: làm cảnh, đồ mĩ nghệ,
+ Cung cấp giống vật nuôi.
+ Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới.
VD: Cá basa, tôm hùm, tôm càng xanh
0.5
1.5
4
Vì cá thụ tinh ngoài tỉ lệ trứng gặp tinh trùng thụ tinh ít, sự thu tinh trong môi trường nước không an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện mt nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng.
2
5
- Hệ tuần hoàn từ chỗ chưa phân hóa -> được hình thành nhưng tim chưa phân hóa (giun đốt, chân khớp)
- Từ tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn (Cá) -> tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn. Từ tim chua có vách ngăn tâm thất đến vách ngăn hụt và cuối cùng là vách ngăn hoàn chỉnh(Chim, thú)
1
1
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức: 7A
2. Kiểm tra
- GV phát đề cho HS.
- HS làm bài
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
3. Thu bài
- Hết giờ GV thu bài, nhận xét ý thức của HS trong giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước bài 64, 65, 66. Chuẩn bị:
+ Vợt thủy sinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, lúp cầm tay.
+ Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, vợt bắt bướm.
+ Bảng trang 205.
Ngày soạn: 01/05/2014
Ngày giảng: 09/05/2014
Tiết 68 - Bài 64 , 65 , 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật.
- Giúp HS được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
- Cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
II. CHUẨN BỊ
- HS: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sãn bảng như SGK trang 205, vợt bướm.
- GV: Vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu. Cung cấp một số dụng cụ khác cho HS.
* Địa điểm thực hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Tổ chức: 7A
2. Bài mới
Hoạt động 1. Giáo viên giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan
- Đặc điểm: có những môi trường nào?
- Độ sâu của môi trường nước
- Một số loại loại thực vật và động vật có thể gặp.
Hoạt động 2. Giới thiệu trang bị dụng cụ của cá nhân và nhóm
- Trang bị trên người: mũ, giày, dép quai hậu gọn gàng.
- Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa:
+ Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay.
+ Bút, sổ ghi chép, áo mưa, ống nhòm.
- Dụng cụ chung cả nhóm:
+ Vợt bướm, vợt thuỷ tinh, kẹp mẫu, chổi lông.
+ Kim nhọn, khay đựng mẫu.
+ Lọ bắt thuỷ tức (hoặc động vật khác có thể bắt được), hộp chứa mẫu sống.
Hoạt động 3. Giáo viên giới thiệu cách sử dụng dụng cụ
- Với động vật dưới nước: dùng vợt thuỷ tinh vớt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước).
- Với động vật ở cạn hay trên cây; trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt rồi cho vào túi nilông.
- Với động vật ở đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ).
- Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch nhái, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi đem cho vào hộp chứa mẫu.
Hoạt động 4. Giáo viên giới thiệu cách ghi chép
- Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK.
- Mỗi nhóm cử một HS ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất.
- Cuối giờ giáo viên cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng các dụng cụ cần thiết.
3. Củng cố- Kiểm tra đánh giá
- GV giải đáp một số vấn đề khi tham quan.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm những vấn đề khi tham quan gặp phải.
4. Hướng dẫn vê nhà
- GV yêu cầu HS về nhà kẻ trước bảng trang 205
Ngày soạn: 05/05/2014
Tiết 69 - Bài 64, 65,66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật.
- Giúp HS được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
- Cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
II. CHUẨN BỊ
- HS: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sãn bảng như SGK trang 205, vợt bướm.
- GV: Vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu. Cung cấp một số dụng cụ khác cho HS.
* Địa điểm thực hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Tổ chức: 7A
2. Bài mới
Hoạt động 1. Quan sát ngoài thiên nhiên
- GV tập trung HS, phổ biến nội dung, phân chia HS hoạt động theo 4 nhóm môi trường: Ở tán cây, ở đất, ở ven bờ, ở nước.
- Nội dung:
+ Quan sát sự phân bố của động vật theo môi trường.
+ Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
+ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật.
+ Quan sát quan hệ giữa động vật với thực vật.
+ Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật.
+ Quan sát số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên, nhóm động vật nào nhiều nhất, nhóm động vật nào ít nhất, thiếu hẳn nhóm động vật nào? Vì sao?
+ Ghi chép các nội dung quan sát được
Hoạt động 2. Thu thập, xử lí mẫu vật
HS hoạt động theo nhóm, thu thập, xử lí mẫu vật.
- Với động vật dưới nước: dùng vợt thuỷ tinh vớt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước).
- Với động vật ở cạn hay trên cây; trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt rồi cho vào túi nilông.
- Với động vật ở đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ).
- Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch nhái, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi đem cho vào hộp chứa mẫu.
3. Củng cố- Kiểm tra đánh giá
- GV tập trung HS
- Nhận xét ý thức của các nhóm
4. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện báo cáo theo nhóm, chuẩn bị giờ sau báo cáo trước lớp.
Tổ duyệt
Ngày soạn: 05/05/2014
Ngày giảng:
Tiết 70 - Bài 64 , 65 , 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật.
- Giúp HS được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
- Cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Báo cáo thu hoạch; Mẫu vật đã thu thập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Tổ chức.
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
HS vắng
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận toàn lớp.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được HS khác
trong lớp bổ sung. Nội dung báo cáo:
+ Danh sách tên động vật: Thống kê theo mẫu bảng
+ Nội dung quan sát theo từng nhóm
+ Đánh giá về số lượng, thành phần các động vật trong thiên nhiên.
Bảng: Tên động vật, môi trường và vị trí phân loại
STT
Tên động vật quan sát thấy
Môi trường
Vị trí phân loại động vật
Ở nước
Ở ven bờ
Ở đất
Ở tán cây
ĐVKXS (tên lớp hay ngành)
ĐVCXS
(tên lớp)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- Nhận xét các nhóm, tuyên dương các nhóm tích cực.
- Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK.
3. Củng cố- Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét, cho điểm các nhóm.
- GV yêu cầu HS trả lại mẫu vật về môi trường sống của chúng, rác tập hợp lại để vào đúng chỗ quy định.
4. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện báo cáo theo mẫu.
Tổ duyệt
File đính kèm:
- tiet 67.doc