Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 64: Đa dạng sinh học (Tiếp theo)

1.Mục tiêu

 a.Kiến thức

 - Học sinh biết được sự đa dạng sinh họcở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và

hoang mạc đới nóng.

 - Chỉ ra được những lợi ích cụ thể của đa dạng sinh học, nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

 b. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tư duy và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.

 - Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm nhỏ.

 c.Thái độ :

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

2.Chuẩn bị

 a. Giáo viên : Bảng phụ bảng “Nhu cầu về nguồn sống của 7 loài rắn cùng chung sống trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam” /189 SGK

 Tranh về các loài rắn ở Việt Nam.

 b. Học sinh:

 - Ôn lại kiến thức : tìm hiểu cấu tạo ngoài, hoạt động sống của bò sát (rắn)

 -Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các động vật sống ở vùng nhiệt đới gió mùa và tìm hiểu về các lợi ích mà chúng đem lại cho thiên nhiên và cho con người.

3.Phương pháp:

 - Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động thảo luận nhóm nhỏ, giảng giải, phân tích và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và thông tin thảo luận.

4.Tiến trình

a.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học (1)

b.Kiểm tra bài cũ (4)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 64: Đa dạng sinh học (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 64 Ngày dạy : 15/04/09. ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo) 1.Mục tiêu a.Kiến thức - Học sinh biết được sự đa dạng sinh họcở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. - Chỉ ra được những lợi ích cụ thể của đa dạng sinh học, nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. b. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tư duy và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ. - Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm nhỏ. c.Thái độ : - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 2.Chuẩn bị a. Giáo viên : Bảng phụ bảng “Nhu cầu về nguồn sống của 7 loài rắn cùng chung sống trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam” /189 SGK Tranh về các loài rắn ở Việt Nam. b. Học sinh: - Ôn lại kiến thức : tìm hiểu cấu tạo ngoài, hoạt động sống của bò sát (rắn) -Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các động vật sống ở vùng nhiệt đới gió mùa và tìm hiểu về các lợi ích mà chúng đem lại cho thiên nhiên và cho con người. 3.Phương pháp: - Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động thảo luận nhóm nhỏ, giảng giải, phân tích và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và thông tin thảo luận. 4.Tiến trình a.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học (1’) b.Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm Câu1:Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Câu 2: Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Câu 1: + Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới lạnh - Bộ lông dày - Lớp mỡ dưới da dày - Lông màu trắng - Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét - Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ + Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới nóng - Chân dài - Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày - Màu lông nhạt, giống màu cá - Mỗi bước nhảy cao và xa - Di chuyển bằng cách quăng - Hoạt động vào ban đêm - Khả năng đi xa - Khả năng nhịn khát - Chui rúc vào sâu trong cát Câu 2: - Số lượng loài động vật ở khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất ít - Vì môi trường khí hậu khắc nghiệt, đa số động vật không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo thích nghi mới tồn tại được. 3 5 2 c. Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1:Tìm hiểu đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa (10’) MT: Biết được ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài cao hơn hẳn ở môi trường hoang mạc và đới lạnh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /189 SGK GV treo bảng phụ bảng/189 hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin (nhận xét về môi trường sống của 7 loài rắn, thức ăn của từng loài có giống nhau không?), yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thống nhất ý kiến trả lời 2 câu hỏi (4’) ?Giải thích vì sao trên đồng ruộng có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống mà không cạnh tranh nhau? ?Tại sao số loài rắn phân bố ở một nơi có thể tăng cao được như vậy? HS nghiên cứu thông tin mục I /189 SGK, phân tích kiến thức trong thông tin, chia nhóm thảo luận thống nhất ý kiến trả lời 2 câu hỏi HS Đại diện 2 nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. * Yêu cầu nêu được: ©Do điều kiện sống và nguồn sống đa dạng, phong phú ở môi trường tạo điều kiện cho 7 loài rắn sống trên đó, thích nghi và chuyên hoá đối với nguồn sống riêng của rắn ©Do khả năng thích nghi chuyên hoá cao của từng loài rắn nên số loài rắn phân bố tăng cao GV nhận xét và chốt lại kiến thức đúng HĐ2:Tìm hiểu những lợi ích của đa dạng sinh học (10’) MT:Biết được cụ thể những lợi ích của sự đa dạng sinh học. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II /190 SGK, độc lập trả lời các câu hỏi : ?Lợi ích của đa dạng sinh học?(SGK/190) ?Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học có vai trò gì đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước? ( có giá trị xuất khẩu ) HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV bổ sung thêm: đa dạng sinh học là điều kiện để đảm bảo sự phát triển ổn định có tính bền vững của môi trường, hình thành khu du lịch sinh thái, đảm bảo sự lưu chuyển ôxi, chống xói mòn, . . . GV nhận xét và chốt lại kiến thức đúng, hướng dẫn HS rút ra kết luận bài. HĐ3: Tìm hiểu nguy cơ suy giảm và việc can phải bảo vệ đa dạng sinh học (15’) MT:Biết được nguyên nhân dẫn đến suy giảm của đa dạng sinh học và các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III /190, độc lập trả lời các câu hỏi : ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học? (SGK/190) HS nghiên cứu thông tin mục III /190 trả lời câu hỏi ? Vậy bản thân các em phải làm gì để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học? ( không chặt cây bẻ cành, không bắt phá các động vật, bảo vệ môi trường sống của động vật) HS nghiên cứu thông tin mục III /190 trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức đúng. GV hướng dẫn HS chốt lại kiến thức đúng. I.ĐA DẠNG SINH HỌC Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA - Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. - Trên cùng một nơi có nhiều loài sống bên nhau, tận dụng được nguồn thức ăn của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm số lượng các loài động vật ở đó tăng lên rõ rệt. II. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC - Cung cấp thực phẩm. - Dược phẩm. - Có ích cho nông nghiệp làm phân bón, lấy sức kéo, diệt sâu bọ gây hại, diệt chuột - Giá trị khác: làm cảnh, làm đồ mĩ nghệ, làm giống. - Xuất khẩu. III.NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học - Nạn phá rừng khai thác gỗ - Du canh, di dân khai hoang nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị - Săn bắt, buôn bán động vật hoang dại - Ô nhiễm môi trường, sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, chất thải từ các nhà máy. 2. Bảo vệ đa dạng sinh học - Giáo dục tuyên truyền bảo vệ động vật. - Cấm đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. - Cấm săn bắt động vật, nhất là động vật quý hiếm vào mùa sinh sản. - Chống ô nhiễm môi trường. - Thuần hoá lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học. Củng cố và luyện tập (3’) Câu 1: Giải tích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? (Môi trường nhiệt đới:khí hậu tương đối ổn định, thức ăn dồi dào, các loài động vật cùng sinh sống đã tận dụng hết nguồn sống, giảm cạnh tranh nên số lượng loài nhiều) Câu 2:Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ? Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (phần III) e.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) * Bài cũ : HoÏc bài, trả lời câu hỏi 2 SGK /191 * Bài mới:- Tìm hiểu đặc điểm hoạt động sống của các động vật ăn thịt sâu như: bọ ngựa, ong mắt đỏ, cú mèo, cóc, . . . Và các động vật sống ở môi trường đới lạnh 5.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docsinh7 tiet 61.doc