1. MỤC TIÊU
a/ Kiến thức:Giải thích được mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học
Biết được các biện pháp đấu tranh sinh học và nêu được các ví dụ minh hoạ cho từng
biện pháp, qua đó thấy được ưu điểm và hạn chế của từng biện pháp
b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích
c/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ động vật có ích
2. CHUẨN BỊ
+ GV:Bảng phụ bảng/193 SGK
+ HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7
Kiến thức cũ cần ôn:Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
3. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp
Thuyết trình, quan sát
Hợp tác nhóm.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Câu 1: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi
trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? (2điểm)
Câu 2: Lợi ích của đa dạng sinh học? Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (8điểm)
Đáp án
Câu 1: (2điểm)
-Môi trường nhiệt đới:khí hậu tương đối ổn định, thức ăn dồi dào, các loài động
vật cùng sinh sống đã tận dụng hết nguồn sống, giảm cạnh tranh nên số
lượng loài nhiều
Câu 2:
*Những lợi ích của đa dạng sinh học (3điểm)
-Cung cấp thực phẩm
-Dược phẩm
-Có ích cho nông nghiệp làm phân bón, lấy sức kéo, diệt sâu bọ gây hại, diệt
chuột
-Giá trị khác: làm cảnh, làm đồ mĩ nghệ, làm giống
-Xuất khẩu
*Bảo vệ đa dạng sinh học (5điểm)
-Giáo dục tuyên truyền bảo vệ động vật
-cấm đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi
-Cấm săn bắt động vật, nhzất là động vật quý hiếm vào mmùa sinh sản
-Chống ô nhiễm môi trường
-Thuần hoá lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học
4.3. Giảng bài mới
Mở bài: Nguồn tài nguyên động vật có vai trò to lớn trong đời sống và đang bị suy
giảm nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ những loài động vật có ích và
tiêu diệt những loài có hại.
Tiết 64
BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU
a/ Kiến thức:Giải thích được mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học
Biết được các biện pháp đấu tranh sinh học và nêu được các ví dụ minh hoạ cho từng
biện pháp, qua đó thấy được ưu điểm và hạn chế của từng biện pháp
b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích
c/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ động vật có ích
2. CHUẨN BỊ
+ GV:Bảng phụ bảng/193 SGK
+ HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7
Kiến thức cũ cần ôn:Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
3. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp
Thuyết trình, quan sát
Hợp tác nhóm.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Câu 1: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi
trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? (2điểm)
Câu 2: Lợi ích của đa dạng sinh học? Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (8điểm)
Đáp án
Câu 1: (2điểm)
-Môi trường nhiệt đới:khí hậu tương đối ổn định, thức ăn dồi dào, các loài động
vật cùng sinh sống đã tận dụng hết nguồn sống, giảm cạnh tranh nên số
lượng loài nhiều
Câu 2:
*Những lợi ích của đa dạng sinh học (3điểm)
-Cung cấp thực phẩm
-Dược phẩm
-Có ích cho nông nghiệp làm phân bón, lấy sức kéo, diệt sâu bọ gây hại, diệt
chuột
-Giá trị khác: làm cảnh, làm đồ mĩ nghệ, làm giống
-Xuất khẩu
*Bảo vệ đa dạng sinh học (5điểm)
-Giáo dục tuyên truyền bảo vệ động vật
-cấm đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi
-Cấm săn bắt động vật, nhzất là động vật quý hiếm vào mmùa sinh sản
-Chống ô nhiễm môi trường
-Thuần hoá lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học
4.3. Giảng bài mới
Mở bài: Nguồn tài nguyên động vật có vai trò to lớn trong đời sống và đang bị suy
giảm nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ những loài động vật có ích và
tiêu diệt những loài có hại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động1:Tìm hiểu biện pháp đấu tranh sinh học
* Mục tiêu:Biết được biện pháp đấu tranh sinh học là gì
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /192 SGK
? Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ?
- HS nghiên cứu thông tin mục I /192 SGK, trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
+ GV giải thích thiên địch là các sinh vật có ích tiêu
* Tiểu kết
* Hoạt động2:Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học
* Mục tiêu:Biết được các biện pháp đấu tranh sinh học
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II /192 SGK
chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/193 SGK(4 phút)
- HS nghiên cứu thông tin, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/193 SGK
+ GV treo bảng phụ bảng/193 gọi đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả vào bảng, nhóm khác nhận xét
*Yêu cầu thực hiện được
Biện pháp đấu tranh sinh học
Tên s.v hại
Tên thiên địch
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại
chuột,
sâu xanh
Mèo, bọ ngựa
Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại
Trứng sâu xám
Ong mắt đỏ
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
Thỏ
Vi khuẩn Myoma
? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ
- HS dựa vào thông tin mục II/192, 193 và kết quả
bảng /193 vừa thực hiện trả lời câu hỏi
+ GV chốt lại kiến thức đúng
* Tiểu kết
* Hoạt động 3:Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
* Mục tiêu:Biết được những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III /194
? Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
- HS nghiên cứu thông tin mục III /194 SGkK trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
+ GV chốt lại kiến thức đúng
*Tiểu kết
I.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.
II.Biện pháp đấu tranh sinh học
1.Sử dụng thiên địch
a/ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
b/ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại
2.Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
3.Gây vô sinh diệt động vật gây hại
4.4. Củng cố và luyện tập.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ? (Phần II)
- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? (phần II)
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- HoÏc bài, trả lời câu hỏi 2 SGK /195
-Tìm hiểu những thiên địch tiêu diệt các động vật gây hại ở địa phương em, biện
pháp bảo vệ các thiên địch đó
-Tìm hiểu những động vật quý hiếm, biện pháp bảo vệ các động vật quý hiếm
- Ôn lại kiến thức cũ:Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
5 . Rút kinh nghiệm