I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
HS tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản suất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản suất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách báo viết về động vật ở địa phương
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:7A1: .; 7A2: .;
7A3: .
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiền thức:
- Nêu được cấu tạo tim của chim, ếch
- Nêu được nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học
- Nêu được cấu tạo não của thỏ
- Nêu được cấu tạo của chim thích nghi với lối sống bay lượn
2.1.2. Đối tượng: HS Trung bình – khá
2.1.3.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan
2.1.4. Đề kiểm tra:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 64, Bài 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương (Tiết 2) - Năm học 2013-2014 - R' Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn 05/04/2014
Tiết 64 Ngày dạy 11/04/2014
Bài 62: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
HS tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản suất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản suất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách báo viết về động vật ở địa phương
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:7A1:............................................; 7A2:........................................................;
7A3:...........................................
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiền thức:
- Nêu được cấu tạo tim của chim, ếch
- Nêu được nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học
- Nêu được cấu tạo não của thỏ
- Nêu được cấu tạo của chim thích nghi với lối sống bay lượn
2.1.2. Đối tượng: HS Trung bình – khá
2.1.3.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan
2.1.4. Đề kiểm tra:
1. Câu nào sau đây đúng :
a. Phân chim là hỗn hợp của phân và nước tiểu b. Tim chim có 3 ngăn 2 vòng tuần hòan
c. Máu nuôi cơ thể là máu ít pha d. Đa số trứng chim có vỏ dai
2. Não thỏ có đặc điểm gì tiến hóa hơn não cá:
a. Bán cầu não lớn b. Bán cầu não nhỏ c. Thùy khứu giác lớn d. Tiểu não nhỏ
3. Ếch có :
a. 1 vòng tuần hoàn b. 2vòng tuần hòan
c. 3 vòng tuần hòan d. Máu nuôi cơ thể là máu ít pha
4. Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên ở nước ta
a. Khai thác quá mức b. Phá rừng làm nương
c. Sự ô nhiễm d. Khai thác quá mức, phá rừng làm nương và sự ô nhiễm
5. Ếch nhái hô hấp bằng :
a. Mang b. Phổi c. Da d. Phổi và da
6. Chim thích nghi với lối sống bay lượn vì:
a.Toàn thân có lông vũ bao phủ b. Chi trước biến thành cánh
c.Hàm không răng có mỏ sừng bao bọc d. Cả a,b,c đúng
7. Động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính thấp nhất:
a. Trùng giày b. Ruột khoang c. Sán lá gan d. Cá
8. Động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính cao nhất :
a.Thân mềm b. Sâu bọc. c. Chim d. Thú
9. Hình thức di chuyển nào ở động vật nguuyên sinh có cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh hơn:
a. Chân giả b. Roi c. Lông bơi d. Cả ba câu trên sai
10 . Ếch di chuyển bằng hình thức :
a. Bò b. Bơi c. Trườn d. Chạy
2.1.5: Đáp án – biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm
Đáp án
a
a
b
d
d
d
a
d
d
b
1 câu*25đ
3. Hoạt động dạy – học:
*Mở bài: Địa phương chúng ta là vùng nông nghiệp và chăn nuôi cũng là một ngành phát triển và chúng ta cần thiết phải hiểu rõ về các động vật có tại địa phương chúng ta.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thu thập thông tin
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV yêu cầu:
+ Hoạt động theo nhóm 6 người.
+ Xếp lại nội dung các thông tin cho phù hợp với yêu cầu:
a. Cách chăm sóc.
+ Lượng thức ăn, loại thức ăn.
+ Cách chế biến: phơi khô, lên men, nấu chín
+ Thời gian ăn:.Thời kì vỗ béo..Thời kì sinh sản. Nuôi dưỡng con non.
+ Vệ sinh chuồng trại.
+ Giá trị tăng trọng.
+ Số kg trong một tháng.
VD: Lợn: 20kg/1 tháng Gà: 2kg/1 tháng.
b. Giá trị kinh tế.
- Gia đình: Thu nhập từng loài,
+ Tổng thu nhập xuất chuồng,
+ Giá trị VND/1 năm.
- Địa phương: Tăng nguồn thu nhập kinh tế địa phương nhờ chăn nuôi động vật.
+ Ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
+ Đối với quốc gia.
-Học sinh tiến hành theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Báo cáo của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho các nhóm lần lược báo cáo kết quả của mình trước cả lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung và cho ghi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung
IV. NHẬN XÉT -DẶN DÒ:
1. Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét chuẩn bị của các nhóm.
- Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm.
5. Dặn dò:
- Ôn tập toàn bộ chương trình sinh học 7.
- Kẻ bảng 1, 2 SGK trang 200, 201 vào vở bài tập.
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 7 - Tiet 64.doc