Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 48, Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ - Năm học 2013-2014 - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng của bộ xương, hệ cơ và hệ tiêu hóa của thỏ

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của thỏ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh bộ xương thỏ và tranh cấu tạo trong của thỏ;

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và xem trước bài mới

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:7A1: .; 7A2: .;

 7A3: .

2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói: Cấu tạo ngoài của thỏ - đại diện cho lớp Thú phù hợp với đời sống lẩn trốn kẻ thù?

3. Hoạt động dạy học:

* Mở bài: Cấu tạo bên ngoài của thỏ hoàn toàn thích nghi với đời sống lẩn trốn kẻ thù. Vậy cấu tạo trong của thỏ phù hợp với đời sống như thế nào? Chúng có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với lớp bò sát? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 48, Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ - Năm học 2013-2014 - R' Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn 16/02/2014 Tiết 48 Ngày dạy 21/02/2014 Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng của bộ xương, hệ cơ và hệ tiêu hóa của thỏ 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của thỏ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh bộ xương thỏ và tranh cấu tạo trong của thỏ; 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và xem trước bài mới III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:7A1:............................................; 7A2:........................................................; 7A3:........................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói: Cấu tạo ngoài của thỏ - đại diện cho lớp Thú phù hợp với đời sống lẩn trốn kẻ thù? 3. Hoạt động dạy học: * Mở bài: Cấu tạo bên ngoài của thỏ hoàn toàn thích nghi với đời sống lẩn trốn kẻ thù. Vậy cấu tạo trong của thỏ phù hợp với đời sống như thế nào? Chúng có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với lớp bò sát? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài hôm nay. Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo bộ xương và hệ cơ của thỏ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 47.1, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm. + Bộ xương thỏ gồm mấy phần? mỗi phần gồm những bộ phận nào? - GV yêu cầu HS xác định các bộ phận đó trên mô hình bộ xương của thỏ. - GV yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau trong cấu tạo của bộ xương thằn lằn và bộ xương thỏ? + Từ những đặc điểm trên hãy rút ra đặc điểm về cấu tạo và chức năng chung của bộ xương thỏ thích nghi với đời sống? - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 47.2 và trả lời các câu hỏi sau: + Hệ cơ của thỏ có những đặc điểm nào liên quan đến sự vận động? + Hệ cơ của thỏ tiến hóa hơn ở các lớp động vật trước ở điểm nào? thể cho biết chức năng của bộ xương và hệ cơ. - Nhận xét và chốt - HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm. - HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương thỏ. - HS trả lời: Giống nhau các bộ phận xương của thỏ và thằn làn điều tương đồng nhau.X. đầu, thân, x. chi Bộ xương thỏ Bộ xương thằn lằn - Có 7 đốt sống cổ - Có xương mỏ ác - Chi nằm dưới cơ thể - Có 8 đốt sống cổ - Chưa có xương mỏ ác - Chi nằm ngang cơ thể + Bộ xương thỏ có các đặc điểm sau: bộ xương thỏ có nhiều xương khớp với nhau tạo thành 1 bộ khung và các khoang làm nhiệm vụ định hình, nâng đở, bảo vệ và vận động cơ thể - HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 47.2 nêu được + Có cơ hoành ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng. - HS dựa vào thông tin SGK và cho biết chức năng của bộ xương và hệ cơ. - Toàn lớp thống nhất. *Tiểu kết: a. Bộ xương: Gồm - Xương đầu - Xương thân: gồm xương sườn, xương cột sống và xương mỏ ác(xương sườn cùng với đốt sống ngực và xương ức tạo thành lồng ngực à Tham gia hô hấp) - Xương chi: + Đai vai, xuong chi trước + Đai hông, xương chi sau - Bộ xương có chức năng định hình, nâng đở, bảo vệ và vận động cơ thể b. Hệ cơ: - Cơ vận động phát triển - Xuất hiện cơ hoành ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng tham gia vào hoạt động hô hấp. Hoạt động 2: Các nội quan của thỏ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 47.2 yêu cầu HS quan sát và kết hợp nghiên cứu thông tin SGK hỏi: + Em hãy nêu các hệ cơ quan mà em đã học? + Đối chiếu với hệ tiêu hóa của những ĐVCXS ở cạn đã học, em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo hệ tiêu hóa của thỏ? + Nêu đặc điểm cấu tạo răng của thỏ thích nghi với đời sống gặm nhấm? - GV nhận xét bố sung. - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ phù hợp với đời sống. - GV nhận xét và chốt. - HS quan sát hình 47.2 và kết hợp nghiên cứu thông tin SGK nêu được: Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sinh dục + Hệ tiêu hóa của thỏ gồm các bộ phận như những ĐVCXS đã học chú thích các bộ phận cấu tạo trong của thỏ. + Răng cửa cong, sắc,thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền. - HS quan sát và sửa chữa. - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - HS nêu được: Đặc điểm về răng, ruột. - Toàn lớp thống nhất. *Tiểu kết: Đặc điểm hệ tiêu hóa gồm: - Ống tiêu hóa: + Bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. + Răng cửa cong, sắc,thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền. + Ruột dài, manh tràng lớn (ruột tịt) => tiêu hóa xenlulô - Tuyến tiêu hóa gồm: tuyến gan, tuyến tụy và tuyến mật. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng Cố: - Học sinh đọc kết luận sgk - GV yêu cầu HS xác định cấu tạo trong của thỏ trên tranh câm. 2. Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Cấu tạo trong của thỏ (tt)” *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 7 - Tiet 48.doc