Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8: Thủy tức - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng

1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG:

- Kiến thức : HS trình bày được khái niệm về ngánh Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm chung của Ruột khoang. Mô tả hình dạng cấu tạo và các đặc điểm sinh lí, tính đa dạng và phong phú của Ruột khoang. Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con ngừơi và sinh giới.

- Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành Rột khoang, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm

- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.

2 – MỤC TIÊU BÀI:

 - Kiến thức:HS mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của đại diện trong ngàng Ruột khoang.

 - Kĩ năng: Rèn cho HS quan sát đại dịên của ngành Ruột khoang.

 - Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.

3- CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh cấu tạo cơ thể thuỷ tức (Hình 8.1 / Trang 29 / SGK).

- Tranh 2 cách di chuyển ở thuỷ tức (Hình 8.2 / Trang 29 / SGK)

- Tranh cấu tạo trong (các loại tế bào) (Hình trong bảng xanh / Trang 30 / SGK)

- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 30 / SGK

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 29.

- Dự kiến trả lời các câu hỏi / SGK.

4 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

- Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác

5 - TIẾN TRÌNH :

 5.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.

 5.2- Kiểm tra bài cũ :

* Câu hỏi :

 Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS (10đ)

* Trả lời :

1- Đặc điểm chung : (5đ)

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8: Thủy tức - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 8 Ngày dạy : 14/09/2010 Chương 2 : NGÀNH RUỘT KHOANG THUỶ TỨC 1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG: Kiến thức : HS trình bày được khái niệm về ngánh Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm chung của Ruột khoang. Mô tả hình dạng cấu tạo và các đặc điểm sinh lí, tính đa dạng và phong phú của Ruột khoang. Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con ngừơi và sinh giới. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành Rột khoang, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm Thái độ : Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn. 2 – MỤC TIÊU BÀI: - Kiến thức:HS mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của đại diện trong ngàng Ruột khoang. - Kĩ năng: Rèn cho HS quan sát đại dịên của ngành Ruột khoang. - Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn. 3- CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh cấu tạo cơ thể thuỷ tức (Hình 8.1 / Trang 29 / SGK). Tranh 2 cách di chuyển ở thuỷ tức (Hình 8.2 / Trang 29 / SGK) Tranh cấu tạo trong (các loại tế bào) (Hình trong bảng xanh / Trang 30 / SGK) Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 30 / SGK Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 29. Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK. 4 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác 5 - TIẾN TRÌNH : 5.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 5.2- Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS (10đ) * Trả lời : 1- Đặc điểm chung : (5đ) - Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. - Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng - Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và hữu tính 2- Vai trò thực tiễn : (5đ) * Ích lợi : - Làm thức ăn cho nhiều ĐV lớn hơn trong nước : Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi, - Ý nghĩa về địa chất : trùng lỗ, * Tác hại : - Gây bệnh ở ĐV : trùng tầm gai, cầu trùng, - Gây bệnh ở người : trùng kiết lị, trùng sốt rét, 4.3- Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV giới thiệu bài : Ruột khoang là 1 trong các ngành ĐV đa bào bậc thấp, có cơ thể đối xứng tỏa tròn. Đa số loài thuộc ngành Ruột khoang sống ở biển thường gặp như : sứa, hải quỳ, san hô, Thuỷ tức là 1 trong rất ít đại diện của Ruột khoang sống ở nước ngọt, chúng thường bám vào cây thuỷ sinh (rong đuôi chó, tóc tiên, bèo tấm, rau muống, ) trong các giếng, ao, hồ. Có cấu tạo đặc trưng cho Ruột khoang (GV ghi tựa bài) HĐ1 : Tìm hiểu về cấu tạo hình dạng ngoài và di chuyển MT : Nêu được đặc điểm cấu tạo hình dạng ngoài, cách di chuyển của thuỷ tức. - GV yêu cầu HS quan sát H 8.1, đọc thông tin dưới hình và ■ / I, trả lời câu hỏi : ? Cơ thể thuỷ tức có cấu tạo hình dạng như thế nào ? - GV : Nếu nuôi thuỷ trong lọ, chúng luôn di chuyển về phía ánh sáng theo 2 cách - GV treo tranh H 8.2, yêu cầu HS : ▼ Dựa vào H 8.2. Mô tả bằng lờiø 2 cách di chuyển của thuỷ tức - HS trình bày bằng lời 2 bước di chuyển. Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. ? Thuỷ tức di chuyển như thế nào ? HĐ 2 : Tìm hiểu về cấu tạo trong MT: Phân biệt được cấu tạo, chức năng 1 số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức - GV treo tranh hình cấu tạo trong của thủy tức và bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / T.30. Yêu cầu HS : ▼ Nghiên cứu thông tin trong bảng. Thảo luận nhóm, xác định và ghi tên của từng loại tế bào vào ô trống của bảng - Đại diện nhóm lên điền bảng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 1. Tế bào gai. 2. Tế bào thần kinh. 3. Tế bào sinh sản. 4. Tế bào mô cơ - tiêu hóa. 5. Tế bào mô bì - cơ - GV củng cố kiến thức bằng 1 số câu hỏi : ? Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo như thế nào ? ? Hãy nêu thành phần tế bào và chức năng của 2 lớp tế bào? (Dựa vào bảng xanh) HĐ 3 : Tìm hiểu về dinh dưỡng MT: Giải thích được cách dinh dưỡng của thuỷ tức - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ T.31, yêu cầu HS đọc ■ / III. ▼ Căn cứ vào cấu tạo của tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hóa mồi treo gợi ý của các câu hỏi /▼ - Gọi lần lượt từng HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 1. Khi tua miệng chạm mồi lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra chất độc làm tê liệt con mồi rồi nuốt chửng vào khoang tiêu hóa (hình trong bảng xanh) 2. Nhờ các tế bào mô cơ tiêu hóa chiếm chủ yếu ở lớp trong cơ thể, chúng có 2 roi và không bào tiêu hóa giúp tiêu hóa mồi 3. Sau khi tiêu hóa chất bả được thải ra ngoài qua lỗ miệng ? Thuỷ thức đã có cơ quan hô hấp chưa ? (Chưa có cơ quan hô hấp nên sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể ) HĐ 4 : Tìm hiểu về sinh sản MT: Giải thích được các hình thức sinh sản của thuỷ tức ? GV yêu cầu HS đọc ■ / IV, cho biết thủy tức gồm có các hình thức sinh sản nào ? (Vừa vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh) ? Hãy mô tả các kiểu sinh sản ở thuỷ tức ? 1. Mọc chồi : Khi đầy đủ thức ăn, chồi con mọc trên cơ thể thuỷ tức mẹ rồi tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập khi tự kiếm ăn được 2. Sinh sản hữu tính : Tế bào trứng sau khi được tinh trùng của thuỷ tức khác thụ tinh, phân cắt nhiều lần, tạo thành thủy tức con. Thường diễn ra vào mùa lạnh, ít thức ăn. 3. Tái sinh : từ 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới I- Hình dạng ngoài và di chuyển : - Hình dạng ngoài : Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới có đế bám. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng. Có đối xứng tỏa tròn. - Di chuyển : Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu. II- Cấu tạo trong : Thành cơ thể có 2 lớp tế bào : - Lớp ngoài : gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô bì cơ. - Lớp trong : tế bào mô cơ tiêu hóa. - Giữa 2 lớp tế bào là tầng keo mỏng III- Dinh dưỡng : - Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện trong khoang tiêu hóa (ruột túi) - Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể. IV- Sinh sản : - Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi - Sinh sản hữu tính bằng sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. - Tái sinh : từ 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới 4.4- Củng cố và luyện tập : * GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 32 / SGK * Trả lời : 1. Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thuỷ tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các đại diện khác ở Ruột khoang 2. Vì chỉ có 1 lổ thông với môi trường ngoài nên thuỷ tức lấy thức ăn và thải bã đều qua lỗ miệng. Đây cũng là đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi ở ruột khoang 3. - Lớp ngoài : gồm tế bào mô bì cơ, tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, có các chức năng : che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ, và sinh sản để duy trì nòi giống. - Lớp trong : tế bào mô cơ tiêu hóa có chức năng tiêu hóa. * Câu hỏi nâng cao : Phản ứng bắt mồi nhanh nhẹn của thuỷ tức nhờ sự tham gia của các tế bào nào ? * Trả lời : Tế bào gai có gai cảm giác, tế bào thần kinh, thành phần cơ của tế bào mô bì cơ 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập. - Đọc mục “Em có biết” / Trang 32 - Chuẩn bị bài: “Đa dạng của ngành Ruột khoang” / Trang 33 / SGK. * Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK. * Kẻ bảng xanh / Trang 33-35 vào bảng nhóm. 5- RÚT KINH NGHIỆM : - Ưu điểm: . - Khuyết điểm: ..

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 8.doc