1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG:
-1.1 Kiến thức: Nắm được đặc điểm cấu tạo và vai trò của lớp giáp xác, lớp hình nhện ,lớp sâu bọ. Nắm được đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
-1.2 Kĩ năng :Rèn kĩ năng quan sát tranh ,mẫu, phân tích, kỉ năng mổ ĐVKXS, sử dụng dụng cụ mổ, kĩ năng hoạt động nhóm.
-1.3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, bảo vệ các loài động vật có ích, nghiêm túc ,cẩn thận khi thực hành.
2 – MỤC TIÊU BÀI:
2.1 Kiến thức : Biết được vì sao tôm sông được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác. Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống ở nước. Trên cơ sở đó hiểu được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm.
2.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, kĩ năng quan sát tranh và mẫu, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
2.3 Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
3- TRỌNG TÂM:
Cấu tạo và hoạt động của tôm sông
4 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh sơ đồ cấu tạo ngoài tôm sông (Hình 22/ Trang 75 / SGK).
- Mẫu vật : Tôm sông.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh /Trang 75 và các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 23.
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 23.
- Bảng nhóm để trả lời câu hỏi
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 23.
5 - TIẾN TRÌNH :
5.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 23, Bài 22: Tôm sông - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22-Tiết :23
Tuần: 12
Ngày dạy : 09-11-2010
Chương V : NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
TÔM SÔNG
1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG:
-1.1 Kiến thức: Nắm được đặc điểm cấu tạo và vai trò của lớp giáp xác, lớp hình nhện ,lớp sâu bọ. Nắm được đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
-1.2 Kĩ năng :Rèn kĩ năng quan sát tranh ,mẫu, phân tích, kỉ năng mổ ĐVKXS, sử dụng dụng cụ mổ, kĩ năng hoạt động nhóm.
-1.3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, bảo vệ các loài động vật có ích, nghiêm túc ,cẩn thận khi thực hành.
2 – MỤC TIÊU BÀI:
2.1 Kiến thức : Biết được vì sao tôm sông được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác. Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống ở nước. Trên cơ sở đó hiểu được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm.
2.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, kĩ năng quan sát tranh và mẫu, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
3- TRỌNG TÂM:
Cấu tạo và hoạt động của tôm sông
4 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh sơ đồ cấu tạo ngoài tôm sông (Hình 22/ Trang 75 / SGK).
Mẫu vật : Tôm sông.
Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh /Trang 75 và các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 23.
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 23.
Bảng nhóm để trả lời câu hỏi
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 23.
5 - TIẾN TRÌNH :
5.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
5.2- Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi :
1. Thân mềm có đặc điểm chung gì ? Nêu vai trò của thân mềm (8đ)
2.Tôm sông sống ở đâu? Cơ thể chia làm mấy phần?(2đ)
* Trả lời :
1. * Đặc điểm chung: (4đ)
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
*. Vai trò: (4đ)
+ Ích lợi : (3đ)
- Làm thực phẩm cho người và động vật khác
- Làm đồ trang sức, trang trí
- Làm sạch môi trường nước
- Có giá trị xuất khẩu
- Có giá trị về mặt địa chất
+ Tác hại : (1đ)
- Có hại cho cây trồng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
2. Tôm sông sống ở ao hồ, sông...Cơ thể chia làm 2 phần (2đ)
5.3- Giảng bài mới :
GV giới thiệu bài : Chân khớp là 1 ngành có số loài lớn, chiếm tới 2/3 số loài ĐV đã biết. Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Vì thế, chúng được gọi là chân khớp. Ngành chân khớp có 3 lớp lớn : Giáp xác (đại diện là tôm sông). Hình nhện (đại diện là nhện và Sâu bọ (đại diện là châu chấu) (GV ghi tên chương).
Phần lớn Giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn, cơ quan hô hấp là mang. Các đại diện thường là : Tôm, cua, cáy, rận nước, mọt ẩm, (GV ghi tựa bài)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV giới thiệu mẫu vật
? Tôm sông sống ở đâu ?
HĐ1 : Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 75 và treo tranh (H 22), giới thiệu mẫu vật
▼ Yêu cầu HS quan sát tranh và mẫu vật, tham khảo ■ / I và các chú thích. Thảo luận nhóm (2’), điền chữ và đánh dấu (V) vào bảng xanh cho phù hợp
- Đại diện nhóm lên điền bảng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận
- Từ kết quảû và hình vẽ trên, GV củng cố lại kiến thức :
? Bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng của vỏ?
? Vỏ cơ thể tôm có cấu tạo như thế nào ?
? Nhận xét màu sắc vỏ tôm ?
? Giải thích hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau ?
(Màu sắc thay đổi theo môi trường giúp tôm tự vệ)
? Khi nào vỏ tôm có màu hồng ?
(Khi được đung nóng ở nhiệt độ cao)
? Vỏ tôm có nhiệm vụ và tác dụng gì ?
? Cơ thể tôm có mấy phần ?
? Mỗi phần gồm có những phần phụ nào ? Chức năng của các phần phụ là gì ?
(Kết quả bảng xanh)
? Tôm di chuyển như thế nào trong nước ? Bằng bộ phận nào?
(- Bò trên đáy bùn cát bằng các đôi chân ngực (chân bò), các chân bụng (chân bơi) hoạt động để giữ thăng bằng và bơi
- Bơi giật lùi nhờ tấm lái rộng gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.)
HĐ 2 : Tìm hiểu về dinh dưỡng và sinh sản của tôm
▼ GV yêu cầu HS đọc ■ / II, thảo luận toàn lớp, trả lời câu hỏi ▼/ II
- Gọi 1-2 HS trả lời - Lớp nhận xét - GV kết luận :
1. Tôm hoạt động vào lúc chập tối.
2. Tôm ăn tạp (cả TV, ĐV và mồi chết)
3.Dựa vào khứu giác nhạy bén ở tôm
? Qua kết quả trên ta thấy tôm dinh dưỡng như thế nào ?
▼ GV yêu cầu HS đọc ■ / III, thảo luận toàn lớp, trả lời câu hỏi ▼/ III
- Gọi 1-2 HS trả lời - Lớp nhận xét - GV kết luận :
1. Tôm đực có kích thước lớn và đôi kìm rất to và dài (Gặp ở cua). Tôm cái nhỏ hơn, ôm trứng dưới bụng
2. Vì lớp vỏ cứng rắn bao bọc không lớn theo cơ thể được
3. Bảo vệ cho trứng khỏi bị kẻ thù của chúng ăn mất
- Qua kết quả trên GV củng cố lại kiến thức :
? Cơ thể tôm phân tính hay lưỡng tính ?
? Tôm sinh sản và phát triển như thế nào như thế nào ?
- Tôm sông sống ở hồ, ao, sông ngòi,
I- Cấu tạo ngoài và di chuyển
1. Vỏ cơ thể :
- Có cấu tạo bằng kitin ngấm canxi, có chứa sắc tố, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ, có tác dụng như bộ xương (bộ xương ngoài)
2. Các phần phụ tôm và chức năng :
Cơ thể tôm phân đốt có 2 phần :
* Đầu ngực :
- 2 mắt kép, 2 đôi râu : định hướng phát hiện mồi.
- Các chân hàm : Giữ và xử lý mồi.
- Các chân ngực : Bắt mồi và bò
* Bụng :
- Các chân bụng : bơi giữ thăng bằng và ôm trứng.
- Tấm lái : Lái và giúp tôm nhảy
II- Di chuyển :
- Bò: bằng chân ngực.
- Bơi tiến ,lúi bằng chân bơi.
- Nhảy bằng tấm lái.
III- Dinh dưỡng :
- Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
- Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim, hấp thụ ở ruột.
- Hô hấp bằng mang.
- Bài tiết qua tuyến bài tiết.
IV- Sinh sản :
- Tôm phân tính
- Đẻ trứng
- Lớn lên qua nhiều lần lột xác
5.4-Câu hỏi, bài tập củng cố:
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 76 / SGK
* Trả lời :
1. Giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và tránh được kẻ thù.
2. Dựa vào mắt và râu rất nhạy cảm nên bắt tôm bằng mùi thính và ánh sáng vào ban đêm.
3. Tôn sú, tôm hùm, tôm càng xanh.
* Bài tập :Đánh dấâu x vào đầu câu trả lời đúng:
Tôm di chuyển như thế nào ?
a- Bơi, nhảy.
b- Bò, tiến.
c- Bơi ,bò, nhảy.
d- Bơi, đi.
( Đáp án : câu c)
* Câu hỏi nâng cao : Hiện tượng tái sinh của các phần phụ ở tôm xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình sống của tôm ?
* Trả lời : Khi lột xác lớn lên
5.5- Hướng dẫn HS tự học :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK / tiết 23. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 76 / SGK
- Chuẩn bị bài: “TH: mổ và quan sát tôm sông” / Trang 77 / SGK.
* Đọc trước các ■ / tiết 24 / SGK.
* Mỗi nhóm 1 con tôm sống
6- RÚT KINH NGHIỆM :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 23.doc