1 - MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức : Giúp HS :
- HS biết mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất. Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.
- HS hiểu về hình thức sinh sản của giun đất. Nêu được những đặc điểm tiến hóa hơn ở giun tròn
2.2 Kĩ năng :
Rèn kĩ năng quan sát các đặc điểm bê ngoài, so sánh, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3.3 Thái độ :
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
2 – TRỌNG TÂM:
Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh hình dạng, cấu tạo ngoài giun đất (Hình15.1,2 / Trang 53 / SGK).
- Tranh giun đất bò trên mặt đất (Hình 15.3 / Trang 53 / SGK).
- Tranh sơ đồ hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh giun đất
(Hình 15.4,5 / Trang 54 / SGK).
- Tranh giun đất ghép đôi và kén sán (Hình15.6 / Trang 55 / SGK)
- Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 15.
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 15.
- Bảng nhóm để trả lời câu hỏi
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 15.
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức :
KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng:
- Câu hỏi 1 : Hãy kể tên 1 số loài giun tròn thích nghi với đời sống ở đâu và trình bày đặc điểm chung của chúng (8đ)
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15, Bài 15: Giun đất - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tuần hoàn và thần kinh giun đất
(Hình 15.4,5 / Trang 54 / SGK).
Tranh giun đất ghép đôi và kén sán (Hình15.6 / Trang 55 / SGK)
Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 15.
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 15.
Bảng nhóm để trả lời câu hỏi
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 15.
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức :
KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng:
- Câu hỏi 1 : Hãy kể tên 1 số loài giun tròn thích nghi với đời sống ở đâu và trình bày đặc điểm chung của chúng (8đ)
- Trả lời :
* Một số loài giun tròn : (4đ)
- Giun kim kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em
- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người.
- Giun rễ lúa kí sinh ở rễ lúa
* Đặc điểm chung (4đ)
- Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu
- Có lớp vỏ cuticun bao bọc
- Kí sinh chỉ ở 1 vật chủ.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
- Câu hỏi 2: Giun đất sống ở đâu ?Có lợi hay có hại? (2đ)
( Giun đất sống trong đất ẩm ở ruộng, vườn, nương rẫyCó lợi )
4.3 Bài mới:
GV giới thiệu bài : Khác với Giun tròn, Giun đốt có các đặc điểm để phân biệt : Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có 1 vòng tơ (là đôi chân bên), có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện : giun đất, rươi, đĩa, Giun đất được chọn là đại diện cho ngành Giun đốt, thông qua cấu tạo và hoạt động sống của giun đất, các em có thể hiểu được các đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của cả ngành Giun đốt
(GV ghi tựa bài)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
? Giun đất sống ở đâu ?
? Giun đất thường có những hiện tượng gì đặc biệt ?
(Thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài)
HĐ1 : Tìm hiểu về hình dạng ngoài và cách di chuyển, của giun đất :
- GV treo tranh (H15.1,2), giới thiệu về hình dạng giun đất. Yêu cầu HS tham khảo thông tin dưới hình và gọi HS lên xác định, ghi chú thích các bộ phận trên cơ thể giun đất.
* GV nhận xét và kết luận, xác định lại vị trí các bộ phận :
- H15.1 : Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt (đốt 14,15,16), hậu môn ở phía đuôi.
- H15.2 : Mỗi đốt có 1 vòng tơ. Mặt bụng có : lỗ sinh dục cái (đai sinh dục) và lỗ sinh dục đực (cách đai sinh dục 1 đốt)
- Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vừa trả lời :
? Cơ thể giun đất giống và khác với giun đũa ở các đặc điểm nào để chúng thích nghi với đời sống chui rúc ?
* Vòng tơ là phần sót lại của chi bên khi tiêu giảm
- GV treo tranh (H15.3)
▼ Quan sát tranh, đọc ■ / II. Thảo luận nhóm (1’), đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun.
- Đại diện nhóm lên đánh số - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 2–1– 4 –3
- Từ kết quảû và hình vẽ trên, GV củng cố lại kiến thức :
? Khi di chuyển cơ thể giun đất thay đổi như thế nào ?
(Các phần cơ thể phình duỗi xen kẽ)
? Vì sao giun đất phình duỗi được cơ thể ?
(Do sự điều chỉnh sức ép của dịch thể xoang (giữa thành cơ thể và thành ruột) trong các phần khác nhau của cơ thể)
? Trong sự di chuyển vòng tơ có vai trò gì ?
(Làm chổ tựa để giun kéo cơ thể về 1 phía)
? Vậy giun đất di chuyển bằng cách nào ?
? Yếu tố nào giúp giun có thể chui luồn trong đất dễ dàng hơn ? (Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy làm da trơn)
HĐ 2 : Tìm hiểu về cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đất
- GV treo tranh (H15.4,5) và hướng dẫn HS quan sát hình.
▼ Hãy dựa vào H15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất.
Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét - GV kết luận : Hệ tuần hoàn
? Khoang cơ thể của giun đất so với giun đũa có gì khác ?
(Tiến hóa hơn)
? Dịch chứa khoang cơ thể chính thức có tác dụng gì ?
(Làm cơ thể căng tròn).
? Dựa vào H15.4, cho biết cấu tạo hệ tiêu hóa gồm các bộ phận nào nào ?
? Dựa vào H15.5, cho biết hệ tuần hoàn mới xuất hiện ở giun đất có đặc điểm gì ?
? Mạch vòng ở vùng hầu có vai trò gì ? ( Vai trò như tim)
? Dựa vào H15.5, quan sát thấy hệ thần kinh có dạng gì ?
▼ Dựa vào H15.4-5 và đọc ■ / IV. Thảo luận nhóm (3’), trả lời 2 câu hỏi ▼ / IV / Trang 54 ghi vào bảng hhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : GV treo bảng phụ ghi câu trả lời hoàn chỉnh :
1. Vì mưa nhiều làm đất ước sũng làm giảm lượng khí oxi trong đất, nên giun phải chui lên mặt đất để thở.
2. Cuốc phải giun thấy máu đỏ chảy ra, vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín, có màu đỏ vì máu có mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.
* Qua kết quả trên GV củng cố lại kiến thức bằng 1 số câu hỏi :
? Thức ăn của giun đất là gì ?
? Hãy mô tả quá trình tiêu hóa của giun đất ?
(Thứa ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột, phân thải ra ngoài qua hậu môn)
? Khi giun đào bới tìm thức ăn thì có lợi gì cho đời sống con người ?
(Làm đất tơi, xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất, đẩy mạnh hoạt động của các vi sinh vật có ích trong đất giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn)
? Quan sát thực tế ta thấy phân giun đất có dạng gì ? tác dụng như thế nào ?
(Phân dạng viên nhỏ cùng với chất bài tiết làm tăng độ màu mở cho đất : tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi, kali làm cho đất bớt chua.)
? Ngoài ra cơ thể giun còn là thức ăn cho ĐV nào ?
(Gà, vịt, các loài cá..)
* GV liên hệ : Hiện nay ở 1 số nơi người ta còn gây nuôi giun đất với số lượng nhiều để làm nguồn thức ăn cho các loài gia cầm,
? Qua kết quả và thông tin trên, cho biết giun đất hô hấp như thế nào ?
HĐ 3 : Tìm hiểu về sinh sản của giun đất
.
? Cơ thể giun đất đơn tính hay lưỡng tính ? Vì sao ?
- GV treo tranh H15.6 và giới thiệu, yêu cầu HS đọc ■ / V.
? Qua tranh H15.6, khi sinh sản giun có hiện tượng gì ?
(Khi sinh sản , 2 con giun chập phần đầu vào nhau)
? Vì sao 2 con giun phải chập dầu vào nhau ?
( Để trao đổi tinh dịch)
? Vậy giun sinh sản bằng cách nào ?
- GV : Sau khi 2 cơ thể ghép đôi tách nhau ra được 2,3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt 2 đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.
? Trứng giun được thụ tinh và phát triển ở đâu ?
Giun đất sống trong đất ẩm ở : ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng, ..
I- Hình dạng ngoài :
- Cơ thể tròn, dài, có đối xứng 2 bên, da trơn, cơ thể phân đốt, mỗi đốt có 1 vòng tơ, gồm : miệng, đai sinh dục, mặt bụng có lỗ sinh dục đực và cái, hậu môn.
II- Di chuyển :
- Di chuyển bằng cách : cơ thể phình duỗi xen kẽ, có vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về 1 phía.
III- Cấu tạo trong
- Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
- Hệ tiêu hóa phân hóa gồm : Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột, ruột tịt, hậu môn.
- Hệ tuần hoàn : Kín, gồm : mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng
- Hệ thần kinh : dạng chuỗi hạch thần kinh.
III- Dinh dưỡng :
- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.
- Hô hấp qua da
IV- Sinh sản :
- Giun đất lưỡng tính.
- Sinh sản bằng cách ghép đôi
- Trứng được thụ tinh và phát triển trong kén để thành giun non
4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố:
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 55 / SGK
* Trả lời :
1. Cơ thể giun gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có 1 vòng tơ kết hợp với các phần cơ thể phình duỗi xen kẽ và trong lớp mô bì có tế bào tiết chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun di chuyển được dễ dàng. Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất khi chui luồn trong đất.
2. Do lớp cuticun trong suốt, nên các mao mạch dày đặc trên da giun hiện ra làm giun có màu phớt hồng, có tác dụng như lá phổi (Vì giun hô hấp qua da)
3. - Giun ăn vụn thực vật và mùn đất. Xáo trộn đất làm đất tơi, xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất, đẩy mạnh hoạt động của các vi sinh vật có ích trong đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Phân chúng có dạng hạt làm tăng độ màu mở cho đất : tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi, kali làm cho đất bớt chua.
- Ngoài ra, trong chăn nuôi giun còn là thức ăn cho ĐV như : gà, vịt, cá,
* Câu hỏi nâng cao : Giun đất không có giác quan riêng nhưng chúng có thể phân biệt được sáng tối, nhận biết được các kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn nhờ bộ phận nào của cơ thể ?
* Trả lời : Nhờ có các tế bào cảm giác giúp chúng thực hiện được các chức năng như trên
4.5- Hướng dẫn HS tự học ø :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK / tiết 15. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 55
- Chuẩn bị bài: “Thực hành : Mổ và quan sát giun đất” / Trang 56 / SGK.
* Đọc trước các ■ và ▼/ tiết 16 / SGK.
* Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất có kích thước to
5- RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị học tập:
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 15.doc