1 - MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức : + HS nhận biết được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của 1 số đại diện ngành giun dẹp từ đó rút ra những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
+Giúp HS hiểu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống 1 số loài giun dẹp kí sinh.
1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng tiêu bản qua kính hiển vi, kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3 Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường, giữ vệ sinh ăn uống cho người, vật nuôi.
2. TRỌNG TÂM:
Đặc điểm chung ngành giun phân biệt với các ngành khác.
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh Sán lá máu, Sán bã trầu, Sán dây (Hình 12.13 / Trang 44 / SGK).
- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 45 / SGK.
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 44.
- Dự kiến trả lời câu hỏi ▼/ SGK
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh và viết sơ đồ vòng đời sán lá gan (8đ)
* Trả lời :
- Cấu tạo : Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm. Có đối xứng 2 bên. Mắt, lông bơi tiêu giảm. Các giác bám phát triển. Cơ quan tiêu hóa (ruột phân nhánh) và sinh dục phát triển. (4đ)
- Sơ đồ vòng đời sán lá gan : (4đ)
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 12, Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 - Tiết : 12
Tuần dạy: 6
MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁCVÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP
1 - MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức : + HS nhận biết được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của 1 số đại diện ngành giun dẹp từ đó rút ra những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
+Giúp HS hiểu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống 1 số loài giun dẹp kí sinh.
1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng tiêu bản qua kính hiển vi, kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường, giữ vệ sinh ăn uống cho người, vật nuôi.
2. TRỌNG TÂM:
Đặc điểm chung ngành giun phân biệt với các ngành khác.
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh Sán lá máu, Sán bã trầu, Sán dây (Hình 12.1à3 / Trang 44 / SGK).
Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 45 / SGK.
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 44.
Dự kiến trả lời câu hỏi ▼/ SGK
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh và viết sơ đồ vòng đời sán lá gan (8đ)
* Trả lời :
- Cấu tạo : Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm. Có đối xứng 2 bên. Mắt, lông bơi tiêu giảm. Các giác bám phát triển. Cơ quan tiêu hóa (ruột phân nhánh) và sinh dục phát triển. (4đ)
- Sơ đồ vòng đời sán lá gan : (4đ)
Đe û Theo phân
Sán lá gan trưởng thành Trứng (trâu, bò) Trứng (môi trường)
(ruột trâu, bò) gặp nước, nở
Kén Rụng đuôi Aáu trùng có đuôi Sinh Aáu trùng Chui vào Aáu trùng có lông (cây cỏ) (cỏ, bèo) sản (ốc) ốc ruộng
* Câu hỏi 2: Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật?(2đ)
* Trả lời : Giun dẹp thường kí sinh trong máu người,ruột non người và cơ bắp của trâu, bò , lợn(2đ)
4.3- Bài mới :
GV giới thiệu bài : Ngoài Sán lông thích nghi với đời sống bơi lội tự do, Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh, ta còn gặp khoảng 4 nghìn loài giun dẹp khác chủ yếu sống kí sinh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số loài giun dẹp khác. Qua 1 số loài đại diện đó, các em có thể tự rút ra được những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
(GV ghi tựa bài)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV : Các loài giun dẹp kí sinh gây hại có số lượng rất lớn. Con đường chúng xâm nhập vào cơ thể người và động vật rất đa dạng. Vì thế ta cần tìm hiểu chúng để có các biện pháp phòng tránh cho người và gia súc thông qua 1 số giun dẹp
HĐ1 : Tìm hiểu 1 số giun dẹp khác :
- GV treo tranh H-12.1à3 và giới thiệu : Đây là 1 số loài đại diện của ngành giun dẹp.
▼ GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin dưới hình. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi / ▼/ Trang 45
- Đại diện nhóm lên trả lời – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt lại ý đúng :
1. Giun dẹp thường kí sinh ở các bộ phận như : Máu, ruột, gan, cơ của người và động vật. Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng.
2. Để phòng tránh giun dẹp kí sinh, cần giữ vệ sinh ăn uống sạch sẽ cho người và động vật. Ngoài ra cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Từ kết quả trên GV hướng dẫn HS tìm hiểu cụ thể hơn về các loài giun dẹp bằng 1 số câu hỏi :
? Sán lá máu thích nghi với lối kí sinh ở đâu ?
? Cấu cơ thể sán lá máu (H12.1) có đặc điểm gì đặc trưng ?
? Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào ?
(Aáu trùng chui qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô nhiểm. Chúng vào sống kí sinh trong máu người)
? Sán lá máu gây hại gì cho người ? Làm thế nào để phòng tránh bị sán lá máu ?
( Sán lá máu sử dụng chất dinh dưỡng trong máu, làm cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể. Để phòng tránh bị sán lá máu, ta cần giữ vệ sinh cá nhân tránh để da tiếp xúc trực tiếp nơi nước ô nhiễm)
* GV : Kí sinh và sử dụng chất dinh dưỡng trong máu người nên chúng thường có màu đỏ máu và có tên là Sán lá máu.
? Sán bã trầu kí sinh ở đâu ?
? Vòng đời của sán bã trầu giống vớiû sán lá gan như thế nào ?
? Sán bã trầu có các cơ quan nào phát triển ?
? Vì sao lợn bị nhiễm sán bã trầu ?
(Vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút. Aáu trùng rời khỏi ốc kết kén ở rau, bèo. Khi lợn ăn phải kén sán lẫn trong rau, bèo chúng vào kí sinh trong ruột lợn.)
? Sán bã trầu gây hại gì cho lợn ? Làm thế nào để phòng tránh cho lợn không bị nhiễm sán bã trầu ?
(Sán bã trầu sử dụng chất dinh dưỡng trong ruột lợn, làm cho lợn bị chậm lớn. Để phòng tránh phải vệ sinh rau, bèo trước khi cho lợn ăn. Tiêu diệt vật chủ trung gian : ốc gạo, ốc mút)
? Sán dây sống kí sinh ở đâu ?
? Cơ thể sán dây có cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống kí sinh ?
? Sán dây xâm nhập vào cơ thể người và trâu bò qua con đường nào ?
(Các đốt sán mang đầy trứng theo phân người bệnh ra ngoài. Trâu, bò, lợn ăn phải, ấu trùng phát triển thành nang sán (gạo). Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo, sẽ mắc bệnh sán dây)
? Sán dây gây tác hại gì ? Để phòng tránh ta phải làm gì ?
(Sán dây sử dụng chất dinh dưỡng ở ruột non người và cơ bắp trâu, bò nên làm cơ thể bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Để phòng tránh, ta không nên ăn thịt lợn, trâu, bò bị gạo hay ăn thịt ở dạng sống (tái))
* GV : Mặc dù ngành giun dẹp có nhiều đại diện khác nhau : Sán lá, sán dây, cấu tạo biến đổi rất xa nhau để thích nghi với kí sinh, nhưng tất cả các giun dẹp đều có chung 1 số đặc điểm cơ bản
HĐ 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành giun dẹp
- GV treo bảng phụ
▼ GV yêu cầu HS sử dụng thông tin trong tiết 11 và 12. Thảo luận nhóm, điền vào bảng xanh( Nếu đúng dùng dấu +, nếu không đúng dùng dấu -)
- Đại diện nhóm lên điền bảng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận.
- Từ kết quả bảng xanh, gợi ý HS tự rút ra các đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
I- Một số giun dẹp khác :
- Sán lá máu kí sinh trong máu người. Cơ thể dẹp, phân tính, con đực và con cái luôn cặp đôi
- Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn. Phát triển qua vật chủ trung gian.
- Sán dây kí sinh ở ruột non của người và cơ bắp trâu bò, lợn. Cơ thể dẹp, dài (8-9m), đầu nhỏ có giác bám, thân gồm hàng trăm đốt, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng
II- Đặc điểm chung
- Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
- Ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
- Số lớn giun dẹp kí sinh
còn có thêm : giác bám và cơ quan sinh dục phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố :
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 46 / SGK
* Trả lời :
1. - Sán dây đầu nhỏ có giác bám phát triển giúp chúng bám chặt vào thành ruột người
- Thân sán gồm hàng trăm đốt, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính, như vậy cả cơ thể có hàng trăm cơ quan sinh dục lưỡng tính (chỉ gặp ở sán dây) giúp chúng sinh sản rất nhanh.
- Ruột tiêu giảm, chất dinh dưỡng được hấp thụ thẩm thấu qua bề mặt cơ thể (hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với ống tiêu hóa)
2. Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường ăn uống
Sán lá máu : ấu trùng xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua da.
Phân tích thêm : Thói quen ăn uống sống (tiết canh, ăn tái, nem chua, ) để tìm ra cách phòng chống bệnh giun sán kí sinh cho người và động vật.
3. Đặc điểm chung của nhành Giun dẹp :
- Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm : giác bám và cơ quan sinh dục phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
* Vì tất cả các đại diện thuộc ngành này đều có cơ thể rất dẹp và cũng giúp dễ phân biệt với giun tròn và giun đốt sau này.
4.5- Hướng dẫn HS tự học ø :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 46
- Chuẩn bị bài: “Giun đũa” / Trang 47 / SGK.
* Đọc trước các thông tin trong SGK.
* Dự kiến trả lời câu hỏi phần lệnh SGK
? Tìm hiểu giun đũa sống ở đâu và cách phòng chống?
5- RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:
- Phương pháp:
..
- Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:
..
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 12.doc