Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 7, Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?

- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

3. Thái độ

- Giáo dục thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.

- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.

III. PHƯƠNG PHÁP

Quan sát, đàm thoại.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Khởi động (6’)

*Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ.

 - Kích thước của tế bào thực vật?

 - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 7, Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/09/2012 Ngày dạy: 13/09/2012(6b) 15/09/2012(6a) Tiết 7 - Bài 8 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào? - HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27. - HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh. III. PHƯƠNG PHÁP Quan sát, đàm thoại. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Khởi động (6’) *Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. - Kích thước của tế bào thực vật? - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật? *Bài mới 2.Các hoạt động dạy học.(34’) Hoạt động 1(17’) Sự lớn lên của tế bào * Mục tiêu: HS nắm được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất. *Đồ dùng:H8.1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS: + Hoạt động theo nhóm. + Nghiên cứu SGK. + Trả lời 2 câu hỏi mục thông tin SGK trang 27. - GV gợi ý: - Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản. - Trên hình 8.1 khi tế bào phát triển bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên? - GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận. - HS đọc thông tin mục £ kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27. - Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy. - Có thể HS chỉ thấy rõ: tăng kích thước. - Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: 1. Sự lớn lên của tế bào - Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất. Hoạt động 2(17’) Sự phân chia của tế bào *Mục tiêu: HS nắm được quá trình phân chia của tế bào, tế bào mô phân sinh mới phân chia. *Đồ dùng:H8.2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK theo nhóm. - GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Tế bào non lớn dần thành tế bào trưởng thành phân chia thành tế bào non mới. - GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở mục s. - GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình: + Phân chia tế bào. + Sự lớn lên của tế bào. - Đây là quá trình sinh lí phức tạp ở thực vật. GV có thể tổng kết toàn bộ nội dung theo 3 câu hỏi thảo luận của HS để cả lớp cùng hiểu rõ. - GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? - HS đọc thông tin mục £ SGK trang 28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào. - HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV. - HS thảo luận và ghi vào giấy. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phải nêu được: sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên ( sinh trưởng và phát triển). Kết luận 2. Sự phân chia của tế bào + Quá trình phân chia: SGK trang 28 + Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. + Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia. 3. Tổng kết- Hướng dẫn học ở nhà.(5’) * Tổng kết. - Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài. - HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất: Bài tập 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau: a. Mô che trở b. Mô nâng đỡ c. Mô phân sinh Đáp án c. Bài tập 2: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia: a. Tế bào non b. Tế bào trưởng thành c. Tế bào già Đáp án b Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ sống: “ Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành ......... sau đó chất tế bào ........, vách tế bào hình thành ............... tế bào cũ thành .................... tế bào non”. * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị một số cây rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây cỏ. .

File đính kèm:

  • doctiet7 s6.doc