Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm chung của thực vật.

- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.

III.PHƯƠNG PHÁP

 Trực quan, học hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Khởi động.(6’)

*Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ.

 - Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?

 - Nêu nhiệm vụ của sinh học?

*Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/08/2012 Ngày dạy:22/08/2012(6B) 25/08/2012(6A) ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT Tiết 2 -Bài 3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm chung của thực vật. - Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước... - HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học. III.PHƯƠNG PHÁP Trực quan, học hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Khởi động.(6’) *Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. - Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? - Nêu nhiệm vụ của sinh học? *Bài mới 2. Các hoạt động dạy – học (34’) Hoạt động 1(17’) Sự phong phú đa dạng của thực vật *Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và: Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức. - Hoạt động nhóm 4 người + Thảo luận câu hỏi SGK trang 11. - GV quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu sau khi thảo luận HS rút ra kết luận về thực vật. - GV tìm hiểu có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung. - HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo. Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. - Phân công trong nhóm: + 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe) + 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm. VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn. + Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp. - HS lắng nghe phần trình bày của bạn, bổ sung nếu cần. Kết luận: 1.Sự phong phú đa dạng của thực vật - Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống. Hoạt động 2(17’) Đặc điểm chung của thực vật *Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 11. - GV kẻ bảng này lên bảng. - GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản. - GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Con gà, mèo, chạy, đi. + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. - Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. - HS kẻ bảng SGK trang 11 vào vở, hoàn thành các nội dung. - HS lên bảng trình bày. - Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. Kết luận: 2. Đặc điểm chung của thực vật - Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển. 3. Tổng kết- Hướng dẫn học ở nhà.(5’) * Tổng kết. - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK * Hướng dẫn học bài ở nhà - Tranh cây hoa hồng, hoa cải. - Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ. .

File đính kèm:

  • doctiet 2-s6.doc
Giáo án liên quan