Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 48: Ôn tập - Đinh Thị Hồng Phương

1.Mục tiêu

 a.Kiến thức :

 - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về sự tạo thành quả và hạt cùng với sự phát triển của giới thực vật trong tự nhiên.

 - So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa rêu, tảo và dương xỉ.

 - Nắm rõ hơn về các mối quan hệ giữa rêu với các thực vật bậc cao.

 - So sánh và nhận biết được giữa hạt và cây một lá mầm với hạt và cây hai lá mầm.

 b.Kỹ năng

 - Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thảo luận nhóm.

 - Rèn cho học sinh biết phương pháp học bài, biết cách trả lời, làm bài đạt hiệu quả cao.

 c.Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, có ý thức cao hơn nữa trong việc tự học bài và làm bài.

 2/ Chuẩn bị :

 a.Giáo viên :

 - Một số mẫu vật thật : các loại quả, một số loại hạt, rêu, cây đậu, cây ổi, cây dương xỉ, cây rau bợ,

 - Thí nghiệm đã làm trước 4 ngày về các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

 - Các câu hỏi ôn tập.

 - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập.

 b.Học sinh :

 - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu HKII đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học.

 - Vở bài tập.

 3/ Phương pháp dạy học : Trực quan, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải.

 4/ Tiến trình :

 

 a. Ổn định tổ chức : Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh (1)

 b.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với ôn tập )

 c. Giảng bài mới : (40)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 48: Ôn tập - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 48 ÔN TẬP Ngày dạy :. 1.Mục tiêu a.Kiến thức : - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về sự tạo thành quả và hạt cùng với sự phát triển của giới thực vật trong tự nhiên. - So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa rêu, tảo và dương xỉ. - Nắm rõ hơn về các mối quan hệ giữa rêu với các thực vật bậc cao. - So sánh và nhận biết được giữa hạt và cây một lá mầm với hạt và cây hai lá mầm. b.Kỹ năng - Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thảo luận nhóm. - Rèn cho học sinh biết phương pháp học bài, biết cách trả lời, làm bài đạt hiệu quả cao. c.Thái độ : - Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, có ý thức cao hơn nữa trong việc tự học bài và làm bài. 2/ Chuẩn bị : a.Giáo viên : - Một số mẫu vật thật : các loại quả, một số loại hạt, rêu, cây đậu, cây ổi, cây dương xỉ, cây rau bợ, - Thí nghiệm đã làm trước 4 ngày về các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. - Các câu hỏi ôn tập. - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập. b.Học sinh : - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu HKII đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học. - Vở bài tập. 3/ Phương pháp dạy học : Trực quan, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải. 4/ Tiến trình : a. Ổn định tổ chức : Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh (1’) b.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với ôn tập ) c. Giảng bài mới : (40’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài : Để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới và để hoàn chỉnh hơn nữa về kiến thức mà các em đã được học, ở tiết học này các em sẽ được khắc sâu, nhớ lâu hơn và biết cách học tập để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình học và làm bài kiểm tra. HĐ1 :Ôn tập các kiến thức đã học bằng các câu hỏi. (20’) Mục tiêu: HS tự nhớ lại kiến thức đã học thông qua các câu hỏi nhanh trong SGK. GV: treo bảng phụ ghi 6 câu hỏi và hướng dẫn các nhóm cách trả lời thảo luận trong (2’) (nhóm 1,3 câu 1,2 ; nhóm 2,5 câu 3,4; nhóm 4,6 câu 5,6 ) ?1 Những cây có hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ ? ?2 Thế nào là hiện tượng thụ tinh ? ?3 Trình bày sự kết hạt và tạo quả ? ?4 Có mấy nhóm quả chính ?Trình bày đặc điểm của chúng bằng sơ đồ? ?5 Vì sao nói cây xanh có hoa là một thể thống nhất? ?6 Tại sao không thể coi rong mơ là một cây xanh thật sự? HS:các nhóm tiến hành thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm. (2’) GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong các nhóm và chấm điểm cho học sinh đó. GV: tiếp tục treo bảng phụ ghi 6 câu hỏi tiếp theo và hướng dẫn các nhóm cách trả lời trong (1’). Câu hỏi lần lượt từ trên xuống dưới ứng với các nhóm. ?7 Tảo có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ? ?8 Rêu có cấu tạo đơn giản như thế nào ? ?9 Tại sao rêu ở cạn như chỉ có thể sống được ở chỗ ẩm ướt ? ?10 Làm cách nào để nhận biết một cây dương xỉ? ?11 Trình bày sự sinh sản phát triển của dương xỉ? ?12 Than đá được hình thành như thế nào? HS: các nhóm thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm.(1’) GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong các nhóm và chấm điểm cho các học sinh đó. HS: bổ sung sửa chữa những câu trả lời sai để hoàn thiện câu trả lời. GV: giúp HS sửa chữa những câu trả lời chưa đầy đủ, trọn vẹn câu trả lời. HĐ2: Đưa ra các câu hỏi bài tập hướng dẫn HS thực hiện nhanh. (20’) Mục tiêu: HS so sánh được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng giữa các cây trong câu hỏi. Nhớ lại được cách thực hiện bài thực hành về CM cây cần các đk gì để nảy mầm. GV : Yêu cầu HS nhớ lại các thông tin đã học, so sánh sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng giữa các cây được yêu cầu so sánh. HS: nghiên cứu để trả lời câu hỏi. GV : dùng dùng bảng phụ đã kẻ sẵn yêu cầu HS so sánh xác định sự giống và khác nhau giữa: BT1:So sánh sự giống và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm ? BT2:Nhận biết các cách phát tán của mỗi loại quả và hạt ? BT3:Trình bày lại cách tiến hành và kết quả của thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp ? BT4: So sánh rong mơ, rêu, cây xanh và dương xỉ? GV: giới thiệu các cây xanh, dương xỉ và tranh cây rêu, cây rong mơ. Hướng dẫn HS quan sát và so sánh sự khác nhau giữa chúng. GV: yêu cầu HS nghiên cứu kĩ nội dung tất cả các bài học từ HKII đến nay để chuẩn bị kiểm tra. I. CÂU HỎI. 1. Chương VI ?1. Những hoa nở về đêm thường cánh có màu trắng, có hương thơm toả bay xa. ?2. Thụ tinh là hiện tượng tbsd đực của hạt phấn kết hợp với tbsd cái có trong noãn tạo thành 1 tb mới gọi là hợp tử. ?3. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt. 2. Chương VII ?4. Quả khô ( Khi chín, vỏ khô, mỏng) Quả khô nẻ Quả khô không nẻ (Khi chín vỏ ( Khi chín vỏ quả quả tự nứt) không tự nứt cứng) bao bọc ) chứa đầy thịt) Quả thịt (Khi chín quả mọng, nhiều thịt) Quả hạch Quả mọng (Hạt có hạch bao bọc) (Quả mềm chứa đầy thịt) ?5. Vì:có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan; Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây. 3. Chương VIII ?6. Vì hình dạng rong mơ chỉ giống cành cây, chưa có rễ, thân, lá thật sự, có phao nổi.Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu. ?7. Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở dưới nước. Một số loại tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc, . . . Vd: rau diếp biển, rau câu, . . . ?8. Rêu là những thực vật đã có thân, lá thật sự nhưng còn cấu tạo đơn giản. - Thân chưa phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức. ?9. Vì chưa có rễ thật sự và chưa có mạch dẫn, cấu tạo cơ thể còn đơn giản nên rêu còn phải phụ thuộc nơi ẩm ướt. ?10. Có 2 loại lá: Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. Thân hình trụ nằm dưới đất. Rễ thật, đã có mạch dẫn. ?11. Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. Cơ quan sinh sản là túi bào tử. - Túi bào tử chứa các bào tử, khi chín các bào tử được các vòng cơ đẩy ra ngoài rơi xuống đất ẩm mọc thành nguyên tản. Các tinh trùng và trứng có trong nguyên tản kết hợp thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cây dương xỉ con. ?12. Do vỏ trái đất thay đổi làm quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới lòng đất, nhờ vi khuẩn và sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà nó dẩn thành than đá. II. BÀI TẬP BT1: Câu hỏi Trả lời Đỗ đen Hạt ngô Hạt có những bộ phận nào? Vỏ và phôi Vỏ, phôi và phôi nhũ Bộ phận nào bảo vệ hạt? Vỏ hạt Vỏ hạt Phôi gồm những bộ phận nào? C.mầm,L.mầm, T.mầm,R. mầm C.mầm,L.mầm, T.mầm,R. mầm Phôi có mấy lá mầm? Hai lá mầm Một lá mầm Chất DDDT của hạt chứa ở đâu? Ở 2 lá mầm Ở phôi nhũ BT2 : Tên quả và hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Động vật Tự phát tán Quả chò X Quả cải X B.công.anh X Kéđ. ngựa X Chi chi X Hạt thông X Đậu bắp X Xấu hổ X BT3 : STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả TN Cốc 1 10 hạt đỗ để khô K. nảy mầm Cốc 2 10 hạt đỗ để ngập nước K. nảy mầm Cốc 3 10 hạt đỗ để trên bông ẩm Nảy mầm Cốc 4 10 hạt đỗ để trên bông ẩm đặt trong thùng đá K. nảy mầm BT4 : Tên cây Đặc điểm Rễ Thân Lá CQSS Rêu X X Bào tử Tảo O O O O D.xỉ X X X Bào tử Ổi X X X Hoa,quả, hạt d/ Củng cố và luyện tập : (2’) Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh các phần quan trọng cần ghi nhớ trong chương trình mà các em đã học từ đầu năm đến nay. Câu hỏi: Rêu và dương xỉ dù có đều sinh sản bằng bào tử như chúng khác nhau điểm nào? ( Ở dương xỉ có xuất hiện thêm nguyên tản, cây con được hình thành từ nguyên tản còn rêu thì sinh sản trực tiếp từ bào tử ) e/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :(2’) - Xem lại kiến thức trọng tâm của tất cả các bài đã học từ HKII đến nay . - Nghiên cứu kĩ cấu tạo, chức năng của từng loại: quả, hạt, tảo, rêu, dương xỉ, . . . - Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập sgk trong tất cả các bài. - Xem lại nội dung bài ôn tập hôm nay. - Chuẩn bị đầy đủ bút, thước. Tuyệt đối không sử dụng viết xoá, viết đỏ trong khi làm bài. 5. Rút kinh nghiệm : SGK: GV: HS:

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 48.doc