Giáo án Sinh học 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Phạm Hoàng Điểu

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm thụ phấn

- Nêu được các đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt đựpc hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

- Nêu được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy. Hoạt động hợp tác

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

GV: Sưu tầm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, tranh ảnh. Tranh vẽ hình SGK

HS: Mang 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Quan sát, nghiên cứu thông tin, thảo luận, trình bày

 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới: ĐVĐ:

 

doc133 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Phạm Hoàng Điểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh sản: mũ nấm – nằm trên cuống nấm Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử 3. Củng cố: HS trả lời các câu hỏi cuối bài vào VBT Đọc phần ghi nhớ 4. Dặn dò: Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang TIẾT 64: NẤM ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết( ngăn chặn sự phát triển của một số nấm có hại và gây trồng một số nấm có ích) Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người Liên hệ thực tế: Biết cách giữ gìn thức ăn, đồ đạc, quần áo khỏi bị nấm làm hỏng, giữ gìn vệ sinh thân thể để phòng ngùa một số bệnh ngoài da do nấm( hắc lào, nước ăn chân) 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Tranh vẽ:- H51.5.6.7 SGK tr 168-169 HS: Xem lại kiến thức các bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo ntn? Sinh sản ntn? 2. Vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu vài đặc điểm sinh học của nấm Tiến hành: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần I SGK tr 168 để trao đổi thảo luận: Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước? Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để ở nơi ẩm thường bị nấm mốc? Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? ánh sáng có diệt được nấm không? Người ta phải làm gì để tránh nấm mốc phát triển? B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm: I. Đặc điểm sinh học: 1. Điều kiện phát triển của nấm: Sử dụng chất hữu cơ có sẵn( TV) Nhiệt độ thích hợp ( 25- 300C) Độ ẩm thích hợp GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 2 SGK tr 168 để trao đổi thảo luận tiếp: Ở nấm có những hình thức dinh dưỡng nào? Lấy ví dụ? HS: Nghiên cứu thông tin để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp GV: Gọi 1-2 nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. 2. Cách dinh dưỡng: Nấm hoại sinh: Hút chất hữu cơ trong đất Nấm kí sinh: Sống bám trên cơ thể sống Nấm cộng sinh: với tảo ® địa y Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nấm Tiến hành: GV: Yêu cầu HS quan sát hình 51.5 SGK và nghiên cứu thông tin phần II.1 SGK tr167 để hoàn thành bài tập vào VBT HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện lên chữa bà tập trên bảng GV: Treo bảng phụ, Gọi 1-2 nhóm lên bảng chữa bài tập trên bảng: Dán các ví dụ lên bảng Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. GV: Cho HS quan sát tranh vẽ các loại nấm có hại và Yêu cầu HS quan sát hình51.6,51.7 SGK và nghiên cứu thông tin phầnII.2 SGK tr 169 để trao đổi thảo luận: Nêu các mặt tác hại của nấm? Lấy ví dụ? HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. GV: Gọi 1-2 nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. II. Tầm quan trọng của nấm: Nấm có ích: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ Làm thức ăn Làm thuốc Sản xuất rượu bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì Nấm có hại: Gây bệnh cho vật nuôi cây trồng Gây bệnh cho người: Hắc lào.. Gây hỏng thức ăn đồ uống. đồ dùng: bào tử phát triển Một số nấm gây độc: nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen 3. Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài Đọc phần ghi nhớ và hoàn thành bài tập trong vở bài tập 4. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị mẫu vật: địa y TIẾT 65: ĐỊA Y I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y Hiểu được thế nào là hình thức cộng sinh 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Tranh vẽ:- H52.1.2 SGK tr171 HS: Xem lại kiến thức các bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: 2. Vào bài: ĐVĐ: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Quan sát hình dạng của địa y Tiến hành: GV: Cho hS quan sát để nhận dạng địa y trong tự nhiên Phân biệt các dạng địa y qua hình táhi ngoài? Nêu cấu tạo của địa y? Phương thức dinh dưỡng của địa y được là gì? HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung 1. Quan sát hình dạng, cấu tạo: Nơi sống: Địa y hình vảy: Mảng vảy màu xanh xám với những đĩa màu vàng thường bám chặt vào thân cây, tảng đá, bia mộ. Hình cành:phân nhánh, như một búi sợi mắc vào cành cây Cấu tạo: gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xem lẫn những sợi nấm chằng chịt không màu Địa y sống cộng sinh: Tảo và nấm Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của địa y Tiến hành: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thảo luận: Địa y có vai trò gì trong đời sống? 2. Vai trò: Phân huỷ đá thành đất Giá trị kinh tế: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc. 3. Củng cố: HS Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 4. Dặn dò: Hoàn thành bài tập về nhà. TIẾT 66: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về sự tiến hoá của các nhóm thực vật Vai trò của thực vật Đặc điểm của vi khuẩn , vai trò của vk và nấm 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Tranh vẽ có liên quan HS: Làm đề cương ôn tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Nội dung ôn tập: 1. Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn (nhờ gió, nhờ sâu bọ) 2. Thế nào là Thụ tinh ,kết hạt ,tạo quả? 3. Có mấy loại quả? Nêu đặc điểm để phân biệt các loại quả? 4. Có mấy cách phát tán quả và hạt? Nêu đặc diểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt? 5. Hãy mô tả thí nghiệm về những điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt? 6. Nêu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan và sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa? 7. Nêu đặc điểm thích nghi của cây xanh với các môi trường sống khác nhau? 8. Hãy kể tên các ngành thực vật đã học? Nêu đặc điểm chính của các ngành đó 9. Nêu quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật? 10. Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu,bảo vệ đất và nguồn nước? 11. Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người? 12. Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo và kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn? 13. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên? Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Nêu cách giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu? 14. Nêu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh học của nấm? Nấm có vai trò ntn trong tự nhiên? 15. Nêu thành phần cấu tạo và vai trò của địa y? 16. Các câu hỏi (*)và câu hỏi ứng dụng trong các bài. 2. Hướng dẫn HS ôn tập: TIẾT 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về sự tiến hoá của các nhóm thực vật Vai trò của thực vật Đặc điểm của vi khuẩn , vai trò của vk và nấm 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Chuẩn bị đề kiểm tra III.NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra chẵn lẻ theo đề chung của trường Sổ lưu đề ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2013-2014 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I . TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. Hạt gồm những bộ phận nào? A.Vỏ, phôi B. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ C. Vỏ, nhân D. Vỏ, chồi và ruột Câu 2. Nhóm quả nào sau đây không thích nghi với cách phát tán nhờ động vật: A. Những quả và hạt nhẹ thường có cánh hoặc có túm lông. B. Những quả và hạt có nhiều gai móc. C. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài. D. Gồm A và C. Câu 3.Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng: a.Hoa ; b. Quả; c.Hạt ; d.Sự tiếp hợp Câu 4.Cơ quan sinh sản của rêu là: a.Hoa; b.Quả; c.Túi bào tử; d.Hạt. Câu 5.Những cây thuộc dương xỉ là: Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó; Cây cải, cây lúa, cây bưởi; Cây rau bợ,cây lông cu li; Câu 6.Trong trồng trọt, biện pháp để hạt nẩy mầm tốt là: a.Chọn hạt giống; b.Chuẩn bị tốt đất gieo trồng; c.Gieo hạt đúng thời vụ; d.Tất cả các biện pháp trên II . TỰ LUẬN Câu 1: (3đ) Có những cách phát tán tự nhiên nào của quả và hạt ? Nêu đặc điểm thích nghi của mỗi cách phát tán đó. Câu 2:(2đ) Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người. Câu 3.(2đ) Vi khuẩn có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người? Câu 6: vì sao thức ăn để lâu thường bị ôi thiu ? Muốn giữ thức ăn lâu không bị hỏng ta làm gì ? (1 điểm ) . ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC:2013-2014 MÔN SINH HỌC 6 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 b d d c c d II. Tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (3điểm) Có 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt: - Phát tán nhờ gió: quả hoặc hạt có cánh,hoặc có túm lông nhẹ - Phát tán nhờ động vật:quả-hạt có hương thơm,vị ngọt,hạt có vỏ cúng,có nhiều gai,móc bám - Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài 1đ 1đ 1đ Câu 2 (2 điểm) Lợi ích của tảo trong tự nhiên và đời sống con người: -Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho ĐV ở nước -Làm thức ăn cho người và gia súc -Lầm phân bón -Làm thuốc (trong y học), các nguyên liệu khác như làm giấy,hồ dán,thuốc nhuộm.... 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 (2 điểm) Vai trò của vi khuẩn đối với tự nhiên và đời sống con người : - đối với tự nhiên: phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng. Góp phần hình thành than đá, dầu lửa - đối với đời sống: ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm 1đ 1đ

File đính kèm:

  • docSINH 6 HKII.doc