I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Mô tả được quyết là thực vật có rễ, thân, lá có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các loài dương xỉ
3. Thái độ: - Yêu và bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu: cây dương xỉ, tranh cây dương xỉ, hình 39.2 phóng to
2/ Chuẩn bị của học sinh: Mẫu cây dương xỉ, học bài cũ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục tiêu:
2.1.1: Kiến thức:
Nêu được chức năng các bộ phận của hoa
Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn
Vận dụng kiến thức về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ giải thích hiện tượng thực tế
Nhận biết được quả khô, quả thịt.
Mô tả được các bộ phận của hạt.
Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa.
Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm
Hiểu được đặc điểm của rêu
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3 Đề kiểm tra:
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (a,b,c,d) 1 câu trả lời đúng:
Câu 1: Nhóm quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật phải có đặc điểm gì?
a. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc;
b. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh;
c. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật;
d. Những quả có vỏ tự tách cho hạt rơi ra ngoài.
Câu 2: Trong những nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô?
a. Quả cà chua, quả ớt, quả thì là, quả chanh;
b. Củ (quả) lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta;
c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu đen, quả bông;
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47 đến 51 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãn. Sinh sản bằng bào tử
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các loài dương xỉ
3. Thái độ: - Yêu và bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu: cây dương xỉ, tranh cây dương xỉ, hình 39.2 phóng to
2/ Chuẩn bị của học sinh: Mẫu cây dương xỉ, học bài cũ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục tiêu:
2.1.1: Kiến thức:
Nêu được chức năng các bộ phận của hoa
Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn
Vận dụng kiến thức về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ giải thích hiện tượng thực tế
Nhận biết được quả khô, quả thịt.
Mô tả được các bộ phận của hạt.
Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa.
Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm
Hiểu được đặc điểm của rêu
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3 Đề kiểm tra:
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (a,b,c,d) 1 câu trả lời đúng:
Câu 1: Nhóm quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật phải có đặc điểm gì?
a. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc;
b. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh;
c. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật;
d. Những quả có vỏ tự tách cho hạt rơi ra ngoài.
Câu 2: Trong những nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô?
a. Quả cà chua, quả ớt, quả thì là, quả chanh;
b. Củ (quả) lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta;
c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu đen, quả bông;
d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho.
Câu 3: Trong những nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả thịt
a. Quả xoài, quả đu đủ, quả dưa hấu, quả chanh;
b. Củ (quả) lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta;
c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu đen, quả bông;
d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho.
Câu 4: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt thường nằm ở đâu?
a. Trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ;
b. Trong chồi mầm hoặc trong phôi nhũ;
c. Trong thân mầm hoặc trong phôi nhũ;
d. Trong rễ mầm hoặc trong phôi nhũ;
Câu 5: Hoa tự thụ phấn phải có đặc điểm gì?
a. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính;
b. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín không cùng một lúc;
c. Hoa đơn tính, màu sắc rực rỡ, có hương thơm, mật ngọt;
d. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín cùng một lúc.
Câu 6: Bộ phận bảo vệ của hoa là bộ phận nào?
a. Đế hoa, cánh hoa;
b. Đế hoa, nhị hoa;
c. Cánh hoa, nhị hoa;
d. Cánh hoa, nhụy hoa;
Câu 7: Nhóm gồm toàn những cây một lá mầm là nhóm nào?
a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cà phê;
b. Cây tre, cây lúa, cây xoài, cây điều;
c. Cây mía, cây cà chua, cây ổi, cây mít.
d. Cây tre, cây ngô, cây lúa, cây tỏi.
Câu 8: Cơ quan sinh dưỡng của Dương xỉ có đặc điểm gì?
a. Rễ giả, thân, lá nhỏ mảnh, chưa có mạch dẫn;
b. Chưa có rễ thật, thân, lá chưa có mạch dẫn.
c. Thân phân cành, có mạch dẫn;
d. Sinh sản bằng bào tử.
Câu 9: Những hoa nở về đêm có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
a. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, hạt phấn to và có gai;
b. Hoa thường có màu trắng và có hương thơm;
c. Hoa nhỏ và hạt phấn to, có gai;
d. Đầu nhụy có chất dính, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
Câu 10: Nhóm gồm toàn cây hai lá mầm là nhóm nào?
a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cà phê;
b. Cây tre, cây lúa, cây xoài, cây điều;
c. Cây xoài, cây cà chua, cây ổi, cây mít.
d. Cây tre, cây ngô, cây lúa, cây tỏi.
2. 4 Đáp án:
Câu1c
Câu2c
Câu3a
Câu4a
Câu5d
Câu6a
Câu7d
Câu8b
Câu9b
Câu10c
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới: Quyết là tên gọi chung của mộ nhóm thực vật (trong đó có các cây dương xỉ) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: QUAN SÁT CÂY DƯƠNG XỈ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv yêu cầu HS quan sát cây dương xỉ
+ Nêu các bộ phận của cây dương xỉ?
+ Các bộ phận có những đặc điểm gì?
- Gv bổ xung hoàn thiện đặc điểm của rễ thân lá.
+So sánh cây dương xỉ với rêu?
- Hs quan sát cây dương xỉ
+ Rễ, thân, lá
+ Rễ chùm, thân ngầm, lá già hình lông chim, lá non cuộn tròn
- Hs nêu các bộ phận và đặc điểm của từng bộ phận
+ Giống: đều có rễ, thân, lá. Khác: Rêu có rễ giả, thân không phân cành, lá nhỏ mảnh, chưa có mạch dẫn. Dương xỉ: rễ, thân, lá thật có mạch dẫn
Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng gồm: - Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn
- Thần ngầm hình trụ, có mạch dẫn
- Rễ thật có mạch dẫn
Hoạt động 2: QUAN SÁT TÚI BÀO TỬ, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DƯƠNG XỈ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv cho Hs quan sát mặt dưới của lá
- Quan sát hình 39 SGK đọc chú thích
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ Cơ quan sinh sản của dương xỉ là gì?
+ Sự phát triển của bào tử?
+ So sánh dương xỉ với rêu?
- Gv củng cố và chốt ý kiến
- Hs quan lá
- Hs quan sát hình trong SGK
+ Phát tán bào tử
+ Bào tử
+ Như tiểu kết
+Giống: sinh sản bằng bào tử. Khác:ở dương xỉ có nguyên tản do bào tử phát triển thành
Tiểu kết: - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử
- Sự phát triển của dương xỉ: Mặt dưới của lá có các túi bào tử -> bào tử -> nguyên tản -> cây dương xỉ
Hoạt động 3: QUAN SÁT 1 VÀI LOẠI DƯƠNG XỈ THƯỜNG GẶP
- Hs quan sát 1 số loại dương xỉ khác SGK.
+ Nhận xét đặc điểm chung?
+Nêu đặc điểm của cây thuộc dương xỉ
- Hs quan sát tranh
- Hs nhận biết về sự đa dạng và đặc điểm chung
Tiểu kết: Dương xỉ rất đa dạng nhưng chúng đều có đặc điểm chung là: lá non cuộn lại ở đầu
Ví dụ: rau bợ, cây lông culi, .
Hoạt động 4: QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ
- Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK
+ Than được hình thành như thế nào?
- Hs đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi
+ Nguồn gốc của than đá
Tiểu kết: Quyết cổ đại -> chôn vùi -> than đá
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: - HS Đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi SGK.
2/ Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. Đọc mục “em có biết”
- Chuẩn bị cây thông, nón thông
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 26 Ngày soạn: 08/03/2013
Tiết: 51 Ngày dạy: 11/03/2013
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cho Hs các kiến thức trọng tâm của các chương hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt, các nhóm thực vật: Tảo, rêu, quyết
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh. Kĩ năng hoạt động cá nhân
3. Thái độ: - Làm bài nghiêm túc, cẩn thận
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Nội dung câu hỏi ôn tập
2/ Chuẩn bị của học sinh: Oân lại nội dung các chương
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2 6A3
2/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới: GV khái quát lại toàn bộ hệ thống chương trình bằng sơ đồ tư duy.
b/ Phát triển bài:
Gv đưa ra hệ thống câu hỏi cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Câu 1: Thụ phấn là gì? Thụ tinh là gì? nêu sự khác của sự thụ phấn và thụ tinh?
Câu 2: Có những loại quả nào? Lấy ví dụ về mỗi loại quả? So sánh các loại quả?
Câu 3: Nêu các bộ phận của hạt?
Câu 4: Quả và hạt có những đặc điểm gì thích nghi với cách phát tán nhờ gió và nhờ sâu bọ?
Câu 5: Nêu các điều kiện để hạt nảy mầm?
Câu 6: Nêu cấu tạo và sự phát tán cua rêu? Sự khác nhau giữa cây rêu và cây có hoa?
Câu 7: Trình bày cấu tạo và sự phát triển của dương xỉ?
Câu 8: So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo của dương xỉ và rêu?
Câu 9: Nêu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa?
- Gv theo dõi các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Gv giải đáp các thắc mắc của Hs
- Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời
* TRẮC NGHIỆM
Đánh dấu câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Thế nào là thụ tinh?
Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
Là tế bào hạt phấn rơi vào đầu nhụy
Là sự kết hợp giữa nhị và nhụy trong quá trình giao phấn
Cả a, b và c
Câu 2: Thế nào là sinh sản hữu tính
Là hình thức sinh sản có sự kêt shợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái
Là hình thưc sinh sản có sự tham gia của cơ thể đực và cơ thể cái
Là hình thức sinh sản không có sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái
Cả b và c
Câu 3: Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy
Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy
Cả a , b và c
Câu 4: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là?
Hoa có má sắc sặc sỡ
Hoa có hương thơm mật ngọt
Hạt phấn to, có gai, đầu nhụy có chất dính
Cả a, b và c
Câu 5: Hoa mọc trên cây theo những cách nào?
Cách hoa dính nhau hhoặc không dính nhau
Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm
Hoa có nhị hoặc nhụy và hoa có cả nhụy và nhị
Cả a, b và c
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: - Gv nhận xét ý kiến của các nhóm
2/ Dặn dò: - Về học bài theo nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra
File đính kèm:
- SH 6 tiet 47 48 tuan 24 2013 2014.doc