Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11, Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.

- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.

- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu.

3. Thái độ

- GD ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất,chống ô nhiễm môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn.

III. PHƯƠNG PHÁP

Quan sát, học hợp tác.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1. Khởi động.(6’)

*Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ.

 - Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?

 - Những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng?

* Bài mới

 VB: GV cho HS nhắc lại phần kết luận cuối bài của tiết 1 rồi vào bài mới.

2.Các hoạt động dạy học.(34’)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11, Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/09/2012 Ngày dạy: 27/09/2012(6b) 29/09/2012(6a) Bài 11 – Tiết 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. - Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. - Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu. 3. Thái độ - GD ý thức bảo vệ một số động vật trong đất, bảo vệ đất,chống ô nhiễm môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn. III. PHƯƠNG PHÁP Quan sát, học hợp tác. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Khởi động.(6’) *Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. - Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? - Những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? * Bài mới VB: GV cho HS nhắc lại phần kết luận cuối bài của tiết 1 rồi vào bài mới. 2.Các hoạt động dạy học.(34’) Hoạt động 1(17’) Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng *Mục tiêu: HS thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút. *Đồ dùng : H11.2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nghiên cứu SGK làm bài tập mục s SGK trang 37. - GV viết nhanh 2 bài tập lên bảng, treo tranh phóng to hình 11.2 SGK. - Sau khi HS đã điền và nhận xét, GV hoàn thiện để HS nào chưa đúng thì sửa. - Gọi HS đọc bài tập đã chữa đúng lên bảng. - GV củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để HS theo dõi. - GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời " câu hỏi: - Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan? - Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau? - GV có thể gọi đối tượng HS trung bình trước nếu trả lời được GV khen, đánh giá điểm. - HS quan sát kĩ hình 11.2 chú ý đường đi của " màu vàng và đọc phần chú thích. - HS chọn từ điền vào chỗ trống sau đó đọc lại cả câu xem đã phù hợp chưa. - 1 HS lên chữa bài tập trên bảng " cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS đọc mục £ SGK. kết hợp với bài tập trước trả lời được 2 ý: + Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hút nước và muối khoáng hoà tan. + Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan. Kết luận: 1. Con đường rễ cây hút nước và muối khoáng - Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút. Hoạt động 2 (17’) Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. * Mục tiêu: HS biết được các điều kiện như: đất, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự hút muối khoáng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu... a- Các loại đất trồng khác nhau - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK " trả lời câu hỏi: Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào? VD cụ thể? - Em hãy cho biết địa phương em (Hà nội, Thanh hoá...) có đất trồng thuộc loại nào? b- Thời tiết khí hậu - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây? - GV gợi ý: khi nhiệt độ xuống dưới 0oC nước đóng băng, muối khoáng không hoà tan, rễ cây không hút được. - Để củng cố phần này GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi mục s. - GV dùng tranh câm hình 11.2 SGK, tr.37 để học sinh điền mũi tên và chú thích hình. - Nếu đúng GV đánh giá điểm. - HS đọc mục £ SGK tr.38 trả lời câu hỏi của GV có 3 loại đất: + Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít " sự hút của rễ khó khăn. + Đất phù sa: Nước và muối khoáng nhiều " sự hút của rễ thuận lợi. + Đất đỏ bazan. - HS đọc thông tin £ SGK tr.38 trao đổi nhanh trong nhóm về ảnh hưởng của băng giá, khi ngập úng lâu ngày sự hút nước và muối khoáng bị ngừng hay mất. - 1 đến 2 HS trả lời " HS khác nhận xét bổ xung. - HS đưa ra các điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng cũng là kết luận của mục này. Kết luận: 2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. - Đất trồng, thời tiêt, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. 3. Tổng kết- Hướng dẫn học ở nhà.(5’) * Tổng kết. - HS trả lời câu hỏi 1 SGK. - Trả lời một số câu hỏi thực tế HS đúng, GV đánh giá điểm. +Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc? + Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước cho cây? + Cày, cuốc, xới đất có lợi gì? * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 39. - Đọc mục “Em có biết”. - Giải ô chữ SGK trang 39. - Chuẩn bị mẫu theo nhóm: củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi (nếu có), dây tơ hồng, tranh các loại cây: bụt mọc, cây mắm, cây đước (có nhiều rễ trên mặt đất). .

File đính kèm:

  • doctiet 11-sinh 6.doc