Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.

2. Kĩ năng:

* Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa.

* Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích và bảo vệ thực vật.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

 - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp tư duy độc lập, tổng hợp, trình bày logic. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, thu thập kiến thức từ thực tế.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 36.1 SGK tr.116.

- Bảng phụ sách giáo khoa trang 116.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

 - Vẽ hình 36.1 SGK vào vở bài tập.Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Nguyễn Văn Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23. Tiết 44 Ngày soạn: 01/02/2014 Ngày dạy: 07/02/2014 Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn. 2. Kĩ năng: * Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa. * Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích và bảo vệ thực vật. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp tư duy độc lập, tổng hợp, trình bày logic. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, thu thập kiến thức từ thực tế. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 36.1 SGK tr.116. - Bảng phụ sách giáo khoa trang 116. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Vẽ hình 36.1 SGK vào vở bài tập.Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? - Vận dụng những điều kiện cần cho hạt nãy mầm như thế nào trong sản xuất? 3. Bài mới : * Khám phá: Chúng ta đã tìm hiểu gần như cơ bản về cây có hoa, vậy hôm nay chúng ta sẽ đi bao quát toàn bộ về cây có hoa, để ta có cái nhìn tổng thể về chúng. Hoạt động 1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116 -> làm bài tập mục 6SGK tr.116. - GV treo tranh câm hình 36.1 SGK tr.116 -> gọi HS lần lượt điền: 1/ Tên các cơ quan của cây có hoa? 2/ Đặc điểm cấu tạo chính? Các chức năng chính của mỗi cơ quan? (GV gợi ý: dựa vào bảng SGK trang 116) - GV yêu cầu học sinh khác nhận xét – bổ xung. 3. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? - GV gợi ý: Cây có hoa có nhiều cơ quan, mổi cơ quan của cây đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng, vậy giữa các chức năng có quan hệ với nhau không và quan hệ như thế nào? - HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116 -> làm bài tập mục 6SGK tr.116 - HS lên điền tranh câm. 1/ Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. 2/ Học sinh phải điền phù hợp: Rễ: a, 6 Thân: b, 4 Lá: e, 2 Hoa: d, 3 Quả: c, 1 Hạt: g, 5 - HS nhận xét bổ xung. 3/ Thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng: à Cây có hoa có nhiều cơ quan mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. - HS lắng nghe Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp với chức năng đó. Hoạt động 2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 6SGK tr.117, trả lời câu hỏi. - GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi: + Thông tin thứ 1: 1. Thông tin cho ta biết những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng? GV gợi ý: - Vậy không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá có chế tạo được chất hữu cơ không? - Không có thân thì chất hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác không? - Có thân, có rễ nhưng không có lá thì cây có chế tạo được chất hữu cơ không? Ở những cây không có lá thì thân, cành có biến đổi như thế nào để thực hiện chức năng thay lá? + Thông tin 2 và 3: Khi hoạt động của một số cơ quan giảm đi hay tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan khác? - GV: kết luận. - HS đọc thông tin mục 6SGK tr.117, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV. à Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hay giảm hđ đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và toàn bộ cây. - HS lắng nghe Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau à tạo cho cây thành một thể thống nhất. Nếu tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn cây! 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK Trả lời câu hỏi 3: Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. * Vận dụng. - HS quan sát thực tế cây xanh và vận dụng kiến thức đã học để có thể chỉ ra được những cơ quan của cây xanh và chức năng phù hợp với cơ quan đó. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách. - Giải trò chơi ô chữ Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, nơi lạnh. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây bèo tây, cây rong đuôi chó Bổ xung kiến thức sau tiết dậy ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 23 Tiet44 Bai36 TONG KET VE CAY CO HOA.doc