Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 3: Thân

Mục tiêu chương:

1. Kiến thức:

- Nêu được vị trí , hình dạng ; phân biệt được cành chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa).

- Phân biệt được các loại thân : Thân đứng, thân bò, thân leo.

- Trình bày được thân dài ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn, to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ.

- Biết được chức năng của mạch : mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

- Nhận biết một vài loại thân biến dạng trong thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh sơ đồ và mẫu vật thật.

- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự dẫn nước - muối khoáng và thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân.

- Vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức, hành vi bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng

 - GDHN:Nghin cứu các đặc điểm cấu tạo về thân, cĩ nhiều ứng dụng trong trồng trọt: Nhn giống bằng chiết cnh, cc loại thn biến dạng (củ xu ho, khoai ty, xương rồng.), nghề làm vườn, trồng cây dược liệu, hoa v cy cảnh. Lin hệ với nghin cứu về sinh thi rừng, nghề kiểm lm.

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 3: Thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: THÂN Mục tiêu chương: 1. Kiến thức: - Nêu được vị trí , hình dạng ; phân biệt được cành chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa). - Phân biệt được các loại thân : Thân đứng, thân bò, thân leo. - Trình bày được thân dài ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn, to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ. - Biết được chức năng của mạch : mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ. - Nhận biết một vài loại thân biến dạng trong thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh sơ đồ và mẫu vật thật. - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự dẫn nước - muối khoáng và thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân. - Vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức, hành vi bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng - GDHN:Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo về thân, cĩ nhiều ứng dụng trong trồng trọt: Nhân giống bằng chiết cành, các loại thân biến dạng (củ xu hào, khoai tây, xương rồng...), nghề làm vườn, trồng cây dược liệu, hoa và cây cảnh. Liên hệ với nghiên cứu về sinh thái rừng, nghề kiểm lâm. lll CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN Bài 13-Tiết 13 Tuần dạy: 7 ND: 30/9/2013 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Nêu được vị trí, hình dạng ; phân biệt được cành chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa). - Phân biệt được các loại thân : Thân đứng, thân bò, thân leo. 1.2.Kĩ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngồi của thân và các loại thân - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng trong chia sẽ thơng tin - Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo. 1.3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên thiên, bảo vệ sự đa dạng của thiên nhiên - GDHN:Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo về thân, cĩ nhiều ứng dụng trong trồng trọt: Nhân giống bằng chiết cành, nghề làm vườn, trồng cây dược liệu, hoa và cây cảnh 2.TRỌNG TÂM: Cấu tạo ngồi của thân Các loại thân 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên: - Tranh các loại thân, cấu tạo thân - Vật mẫu: rau má, bầu, cây lúa, cành cây mít, cành hoa hồng, dâm bụt 3.2.Học sinh: - Vật mẫu : 1 cành dâm bụt, hoa hồng, rau má, cỏ, dây bầu theo nhĩm - Tìm hiểu trước bộ phận của thân, các loại thân. 4.TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh 4.2. Kiểm tra miệng Câu 1: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng từng loại ? Các loại rễ biến dạng : Rễ củ: chứa chất dự trữ Rễ móc: giúp cây leo lên Rễ thở: giúp cây tăng sự hô hấp Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng a.Trầu không, hồ tiêu có rễ móc b. Cây cải củ, su hào, khoai tây là rễ củ c. Dây tơ hồng, tầm gửi có rễ giác mút Câu a, c đúng Câu 3: Thân cây gồm những bộ phận nào? ( Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách ) 4.3. Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Giới thiệu bài: GV:Rễ hút nước – muối khoáng hòa tan trong đất, muốn vận chuyển lên lá được nhờ vào thân. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân. HS: Lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của cây MT: Nêu được vị trí, hình dạng ; phân biệt được cành chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa). KN:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngồi của thân - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng trong chia sẽ thơng tin - Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo GV: Yêu cầu HS quan sát các vật mẫu mang theo, trả lời câu hỏi Thân mang những bộ phận nào? HS: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách,lá GV: Thân chính có hình trụ, trên thân có cành còn gọi là thân phụ. Trên đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân, cành có lá. Ơû kẻ lá có chồi nách. GV: Hướng dẫn HS phân biệt cành, chồi hoa, chồi lá dựa vào vị trí,đặc điểm, chức năng. Tìm điểm khác nhau giữa thân và cành ? HS: Cành do chồi nách phát triển thành, thân do chồi ngọn phát triển thành, thân thường mọc thẳng, cành mọc xiên. GV: Vị trí của chồi ngọn trên thân, cành? (Ở đỉnh) GV: Vị trí của chồi nách? (ngay nách lá) HS: Rút ra kết luận các bộ phận bên ngoài của thân. GV: Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo chồi hoa, chồi lá trên tranh vẽ đối chiếu với mẫu vật GV: Giới thiệu: có 2 loại chồi nách: chồi lá, chồi hoa GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát chồi lá cây bầu, chồi hoa hồng, dâm bụt GV: Hướng dẫn HS tách vảy nhỏ quan sát. Những vảy nhỏ là bộ phận nào của chồi hoa, lá? HS: Mầm lá bao bọc GV: Tìm điểmï giống nhau, khác nhau về cấu tạo chồi hoa, chồi lá? HS: Giống: có mầm lá bao bọc. Khác: mô phân sinh trong chồi lá phát triển thành cành mang lá, mầm hoa trong chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. *Giáo dục:Cần cĩ ý thức bảo vệ thực vật, khơng được bẻ cành,lá hay các bộ phận của cây Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại thân MT: Phân biệt được các loại thân dựa vào cách mọc : Thân đứng, thân bò, thân leo. KN:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin khi tìm hiểu về các loại thân - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng trong chia sẽ thơng tin - Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, đặt các cây lại cùng nhau rồi phân chia cây thành các nhóm theo: Trả lời các câu hỏi sau: - Cách mọc của thân cây trên mặt đất như thế nào? ( mọc đứng hay mọc leo, mọc bò) - Độ cứng mềm của thân cây khác nhau như thế nào ? - Có phân cành hay không phân cành? - Thân đứng độc lập hay bám vào vật khác leo lên cao. Nếu leo thì bằng cách nào? Thân quấn hay tua quấn? GV: Treo bảng phụ: bảng sgk/45 HS: Bổ sung thêm tên cây của nhóm, phân loại chúng theo mẫu GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, sửa sai hoàn chỉnh GV: Có mấy lọai thân chính? Hãy nêu ví dụ cho mỗi loại thân? HS: Nêu nêu được 3 loại thân chính. GDHN:Trong sản xuất nơng nghiệp biết được đặc điểm cấu tạo ngồi của thân, cĩ nhiều ứng dụng trong trồng trọt: Nhân giống bằng chiết cành ,nghề làm vườn, trồng cây dược liệu, hoa và cây cảnh I.Cấu tạo ngoài của thân - Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách + Vị trí thân:Thường trên mặt đất + Hình dạng:Thường cĩ hình trụ - Cành, chồi ngọn và chồi nách: + Cành:Mọc trên thân, mọc xiên, do chồi nách phát triển thành + Chồi ngọn:Mọc ở đỉnh thân hay cành + Chồi nách:Mọc ngay nách lá, thường phát triển thành cành - Có 2 loại chồi nách: chồi lá, chồi hoa + Chồi lá:Phát triển thành cành mang lá + Chồi hoa:Phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa II.Các loại thân Căn cứ vào cách mọc của thân trên mặt đất chia thân làm 3 loại chính : -Thân đứng: + Thân gỗ: cứng, cao , có cành VD: Cây xoài, cây phượng. + Thân cột: cứng , cao , không cành VD: Cây dừa , cây cau + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. VD: Cỏ đồng tiền, cỏ chỉ. -Thân leo: leo bằng tua cuốn, thân quấn VD: Mồng tơi, mướp. -Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. VD: Rau lang, rau má. 4.4. Câu hỏi,bài tập củng cố : Câu 1: Hãy quan sát thân cây (mẫu vật) nêu các thành phần của cây? (Gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách ) Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa chồi hoa, chồi lá? Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. Chồi lá phát triển thành cành mang lá Câu 3: Có mấy loại thân? Cho ví dụ? Thân đứng: Thân gỗ: mít, xoài. Thân cột: cau, dừa. Thân cỏ: cỏ mần trầu Thân leo: Mướp, bầu. Thân bò: Rau lang, rau má 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này - Học thuộc nội dung bài - Hoàn thành bài tập điền từ SGK/45 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:“Thân dài ra do đâu” - Đọc trước nội dung bài. - Làm thí nghiệm: tìm hiểu thân dài ra do đâu ? (như sgk/46 –đ chuẩn bị ở các tiết trước) + Gieo đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất. ( 5 ngày ) + Chọn 6 cây có kích thước bằng nhau: ngắt ngọn 3 cây, 3 cây còn lại giữ nguyên. (ngắt từ đoạn lá thật ). + Sau 3 ngày đo chiều cao quân bình của mỗi nhóm, ghi bào bảng . -Tìm hiểu những loại cây mà khi trồng người ta thường ngắt ngọn, tỉa cành. 5.RÚT KINH NGHIỆM: ..

File đính kèm:

  • docsinh6.doc
Giáo án liên quan