Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 39. Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Ngọc Oanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.

- Trình bày được đặc điểm của sự tăng trưởng quần thể người.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng như: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.

- Vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết vấn đề

3. Thái độ

- HS nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh phóng to các hình 38.1 – 4 SGK.

- HS: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới ở nhà

III.Trọng tâm

- Khái niệm về kích thước quần thể, kích thước tối thiểu và tối đa.

- Ảnh hưởng của 4 yếu tố: Mức độ sinh sản, tử vong, xuất cư và nhập cư tới kích thước quần thể.

- Phân biệt 2 kiểu đường cong tăng trưởng của quần thể.

- Mức độ tăng dân số của quần thể người hiện nay.

IV. Phương pháp

- Vấn đáp – nêu vấn đề.

 V.Tổ chức bài học

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 39. Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Ngọc Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 39 Lớp: 12A2 Ngày soạn: 25/02/2014 Ngày dạy: 01/03/2014 Người dạy: Rmah H’ Dza Người soạn: Rmah H’ Dza Người hướng dẫn: Cô Phạm Thị Ngọc Oanh BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TT) Mục tiêu Kiến thức Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn. Trình bày được đặc điểm của sự tăng trưởng quần thể người. Kỹ năng Rèn một số kỹ năng như: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát Đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường. Vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết vấn đề Thái độ HS nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình Chuẩn bị GV: Tranh phóng to các hình 38.1 – 4 SGK. HS: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới ở nhà III.Trọng tâm Khái niệm về kích thước quần thể, kích thước tối thiểu và tối đa. Ảnh hưởng của 4 yếu tố: Mức độ sinh sản, tử vong, xuất cư và nhập cư tới kích thước quần thể. Phân biệt 2 kiểu đường cong tăng trưởng của quần thể. Mức độ tăng dân số của quần thể người hiện nay. IV. Phương pháp Vấn đáp – nêu vấn đề. V.Tổ chức bài học Ổn định lớp Ngày dạy Lớp dạy Sĩ số Số HS vắng Tên HS vắng Giới thiệu bài mới Ở bài 37 chúng ta đã tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần thể đó là tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể. Ngoài 4 đặc trưng cơ bản trên, quần thể có những đặc trưng cơ bản nào khác thì chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS V. Kích thước của quần thể sinh vật 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa. - Kích thước quần thể: Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật. HĐ 1: Tìm hiểu kích thước của quần thể sinh vật 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa - Nghiên cứa thông tin trong SGK và quan sát sơ đồ hình 38.1 cho cô biết thế nào là kích thước của quần thể sinh vật? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. + Quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới có kích thước khoảng 25 con/quần thể + Quần thể gà rừng khoảng 200/quần thể + Quần thể cây hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) khoảng 150 cây/ quần thể - Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu t ới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. - Nghiên cứu thông tin SGK và sơ đồ hình 38.1 SGK cho cô biết thế nào là kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật? - Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức - Vậy nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Ở nước ta, nhiều loài động, thực vật do bị khai thác quá mức làm cho các quần thể khó có khả năng tự phục hồi.Ví dụ: + Quần thể tê giác Cát Tiên + Quần thể bò xám Đông Dương + Quần thể cây thuỷ tùng ở Đăk Lăk. - Kích thước tối đa của quần thể là gì? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Điều gì xảy ra nếu quần thể có kích thước quá lớn? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Quan sát hình trên bảng, cho biết kích thước quần thể sinh vật bị thay đổi bởi nhân tố nào? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Đọc SGK trả lời câu hỏi - Đọc SGK kết hợp tư duy trả lời câu hỏi - Đọc SGK trả lời câu hỏi: + Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong +Nguyên nhân: Số lượng cá thể ítà sự hỗ trợ giữa các cá thể giảmàkhông có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường Khả năng sinh sản giảm Xảy ra sự giao phối gầnàđe doạ sự tồn tại của quần thể - Đọc SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi - Đọc SGK trả lời câu hỏi + Kích thước quá lớnàtăng cạnh tranhàtỉ lệ tử vong cao, các cá thể di cư khỏi quần thể. - Tư duy trả lời câu hỏi: + Sự sinh sản của quần thể + Mức tử vong của quần thể + Phát tán cá thể của quần thể Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ sinh sản Mức độ tử vong Xuất cư Nhập cư Khái niệm Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. Là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể khác Là hiện tượng một số cá thể ở ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể Các yếu tố phụ thuộc - Số lượng trứng (hay con non) -Số lứa đẻ -Tuổi trưởng thành sinh dục -Tỷ lệ đực cái - Trạng thái của quần thể - Điều kiện sống của MT. - Mức độ khai thác của con người. - Các điều kiện của môi trường sống - Các điều kiện sống của môi trường. VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật 1. Điều kiện môi trường không bị giới hạn: - Quần thể có tiềm năng sinh học cao, tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) 2. Điều kiện môi trường bị giới hạn - Tăng trưởng của quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) VII. Tăng trưởng của quần thể người. - Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút. HĐ 2: Tìm hiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật - Ta xét sự tăng trưởng của quần thể trong các điều kiện môi trường khác nhau. - Quan sát hình trên bảng, phân tích đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật trong điều kiện môi trường không bị giới hạn - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức - Vậy trong điều kiện môi trường bị giới hạn thì quần thể sinh vật tăng trưởng như thế nào? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Hãy trả lời câu hỏi trong SGK trang 168: Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. - Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức HĐ 3: Tìm hiểutăng trưởng của quần thể người - Quan sát hình trên bảng và trả lời câu hỏi trong SGK: + Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? + Tăng mạnh vào thời gian nào? + Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó? - Nhận xét, bổ sung, hoàn thành kiến thức. - Tư duy trả lời câu hỏi - Tư duy trả lời câu hỏi - HS: Tư duy, trả lời câu hỏi: + Số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi vì: Khi số lượng cá thể tăng nhanh à thiếu nguồn sống, thừa chất thải, dịch bệnh à cạnh tranh, tử vong, số lượng giảm dần dần tiến tới ổn định + Môi trường sống luôn thay đổi, không thể thuận lợi mãi, sự thay đổi sẽ ảnh hưởng tới sinh sản nên đa số các loài không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. - Tư duy, trả lời câu hỏi + Trước công nguyên dân số tăng dần (từ A đến E). + Sau công nguyên dân số tăng mạnh + Một giai đoạn ngừng tăng dân số do dịch bệnh (giữa E và G) + Dân số tăng mạnh trở lại sau đó (G), đạt 6 tỷ người. + Thành tựu về y học, cơ khí hoá, hiện đại hoá giúp cải thiện môi trường và tăng tuổi thọ. 4. Củng cố GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Kích thước tối thiểu của quần thể là: Khoảng không gian bé nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển Kích thước của cá thể bé nhất so với các cá thể khác trong quần thể. Ảnh hưởng tối thiểu của quần thể này đối với quần thể khác trong một loài. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được.(Đ) Câu 2: Kích thước tối đa của quần thể là Khả năng phân bố tối đa của quần thể về mặt địa lí. Khả năng phân bố tối đa của quần thể về mặt sinh thái. Giới hạn cực đại về số lượng cá thể của quần thể, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.(Đ) Ảnh hưởng lớn nhất của một quần thể đối với quẫn xã chứa nó. Câu 3: Trường hợp một số cá thể bắt đầu di cư khỏi quần thể thường do nguyên nhân nào? Quần thể có kích thước tối thiểu Nguồn sống trong quần thể đã cạn kiệt(Đ) Kích thước của quần thể vượt quá mức tối đa Kích thước của quần thể vượt quá mức tối thiểu. Câu 4: Tăng trưởng kích thước quần thể theo tiềm năng sinh học là trường hợp. Kích thước quần thể tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn của quần thể đó. Quần thể tích luỹ sinh khối trong một đơn vị thời gian nào đó Quần thể tăng trưởng trong điều kiện không giới hạn về diện tích cư trú và có môi trường sống tối thuận.(Đ) Quần thể tăng trưởng trong điều kiện các mối quan hệ hữu sinh thuận lợi nhất. Câu 5: Trong các nhân tố I. Tử vong II. Nhập cư III. Sinh sản IV. Xuất cư Các nhân tố chủ yếu gây ra sự biến động kích thước của quần thể là: a. I, II b. I, III(Đ) c. II, IV d. III, IV Câu 6: Việc điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm đảm bảo: a. mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc. b. tính chất hợp lí về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn(Đ) c. việc bảo vệ sức khoẻ, nâng cao dân trí. d. bảo đảm chất lượng dân số. 5. Bài tập về nhà - Trả lời 5 câu hỏi trong SGK. 6. Dặn dò - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. - Đọc mục “Em có biết?” Đắk Lắk, Ngày ..... tháng ..... năm .... DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH (Ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi ro họ tên)

File đính kèm:

  • docBAI 38 CAC DAC TRUNG CO BAN CUA QUAN THEDOC.doc