Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 36 đến 43

I/ Mục tiêu:

- Hiểu được thế nào là hóa thạch và vai trò của HT trong nghiên cứu tiến hóa.

- Giải thích được những biến đổi địa chất luôn gắn chặt với phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất.

- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái Đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài SV điển hình qua các kỉ và đại địa chất.

- Nêu được nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên Trái Đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.

II/ Chuẩn bị: Bảng 33: Các đại địa chất và SV tương ứng.; Hình ảnh các SV

III/ Phương pháp:

IV/ Tiến trình:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày quan niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống. Sự sống phát sinh và phát triển qua các giai đoạn nào?

3. Bài mới:

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 36 đến 43, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả lời câu hỏi SGK 5. Về nhà : - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu đặc trưng về khích thước, kiểu tăng trưởng của quần thể. Tiết 42 Ngày soạn : 01/02/2009 BÀI 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TT) I. Mục tiêu : - Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. Khái niệm tăng trưởng quần thể, ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể -Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị : - HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm thêm 1 vài biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ mt - - GV: Tranh phóng to các hình 38.1-4 SGK III. Phương pháp: Thảo luận, phát vấn IV. Tiến trình: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu các đặc trưng của quần thể đã học.Vì sao nói mật độ là đặc trưng cơ bản nhất? 3. Bài mới : Hoạt động 1: ▼Hs n/c thông tin SGK và hình vẽ 38.1 ? thế nào là kích thước của quần thể sinh vật? kích thước tối thiểu và kích thước tối đa? Nêu ví dụ . ? Nếu kích thước dưới mức tối thiểu thì ảnh hưởng ntn? + Sự hỗ trợ giảm, chống chọi giảm + Cơ hội gặp gỡ để SS giảm + Giao phối gần... => Suy giảm qt hoặc tử vong ? Nếu kthước trên mức tối đa? + cạnh tranh, ô nhiễm, dịch bệnhà di cư, tử vong Hoạt động 2 ▼Hs n/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.2 ? có mấy nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật, nhân tố nào làm tăng số lượng, nhân tố nào làm giảm số lượng cá thể? vì sao? (Có 4 nhân tố ảnh hưởng : mức độ sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư, trong đó 2 nhân tố làm tăng sl cá thể là : sinh sản và nhập cư, 2 nhân tố còn lại làm giảm sl cá thể ) Hoạt động 3 : ▼ Hs n/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.3 ? vì sao số lượng cá thể của QTSV luôn thay đổi và nhiều QTSV không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? (Do điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi ) Hoạt động 4 : ▼Hs n/c thông tin SGK và hình vẽ 38.4 trả lời câu hỏi dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt mức độ tăng trưởng đó ? 4. Kết luận :Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kích thước của QTSV? nhân tố nào làm thay đổi số lượng cá thể ? V. Kích thước của quần thể sinh vật 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa - Kích thước của QTSV là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT - Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con . - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật a. Mức độ sinh sản của QTSV - Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian (phụ thuộc số lượng trứng, con non /lứa; số lứa đẻ; tuổi thành thục; tỉ lệ đực cái ... và điều kiện t/ăn, khí hậu...) b. Mức độ tử vong của QTSV - Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian (phụ thuộc trạng thái qt và đk mt...) c. Phát tán cá thể của QTSV - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT mình à nơi sống mới - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT VI. Tăng trưởng của QTSV - Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) - Điều kiện môi trường bị giới hạn: Tăng trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) VII. Tăng trưởng của QT Người - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử - Dân số tăng nhanh, phân bố không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. 4. Củng cố: - Đọc phần tổng kết. Đọc mục "em có biết" 5. Hướng dẫn về nhà : - Hs học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài mới: Bài 39 sự biến động sl cá thể của qt Tiết 43 Ngày soạn : 8/02/2009 Bài 39: SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SNH VẬT I/. MỤC TIÊU: + Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa. + Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể + Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể + Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể. Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình, kĩ năng quan sát, tổng hợp thực tế ... Hình thành tư duy đúng trong nhập, thuần hoá các sinh vật mới, thấy được cân bằng sinh thái trong môi trường, nông nghiệp. II/. PHƯƠNG PHÁP- CHUẨN BỊ: Phương pháp: Vấn đáp- qui nạp- gợi mở Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu ... III/. TIẾN TRÌNH: ỔN ĐỊNH LỚP: KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu 1: Thế nào là kích thước tối đa, tối thiểu của QTSV? Ý nghĩa của kích thước tối đa, tối thiểu? Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể? Mối quan hệ giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng theo môi trường? Câu 3: Ý nghĩa của kích thước QT, sự tăng trưởng của QT trong QT người? BÀI MỚI: ? Thế nào là sự biến động số lượng cá thể của QT? Cho các ví dụ? - Gợi ý để hs xếp các ví dụ vào 2 nhóm. ? Có những kiểu biến động nào? - Biến động theo chu kì: ? Phân tích hình 1: + Các loài + Quan hệ giữa chúng + Sự biến động SL cá thể + Loài nào biến động trước(ckỳ thỏ trước 1-2năm) ? N.nhân gây b.động + Thời gian một chu kì. ? Nêu các ví dụ khác theo cách trên? - Bổ sung 1 số ví dụ khác- Cào cào di cư (Locusta migratoria) ở vùng phụ châu Á di cư định kì sang vùng cổ HiLạp - La Mã, chúng tràn sang vùng cây trồng ăn trụi hết những gì gặp trên đường di cư. Chu kì biến động của chúng là 40 năm có một cực đại. ? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nắm bắt ckỳ mùa? ? Nêu những câu tục ngữ nói về thời gian tăng SL của 1 số sinh vật? (Rươi: tháng chín đôi mươi, tháng 10 mồng 5 Chim: mùa thu chim ngói, mùa hè chim cu) ? Thế nào là biến động không theo chu kì? Cho ví dụ và nêu rõ nguyên nhân biến động của từng trường hợp? - Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở Việt nam; ... - Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con người. Ví dụ: Bò sát khổng lồ tuyệt diệt ở đầu đại tân sinh do lạnh; Lụt lội, cháy rừng làm giảm mạnh SL cá thể... Dịch cúm làm số lượng gà giảm hàng loạt. ? Hậu quả của sự biến động không theo chu kì tới môi trường, sản xuất... - Gợi ý để hs nêu hiện tượng ở Việt Nam: Chuột, ốc bươu vàng, Hải li, cây mai dương, cá chim trắng; hoặc: các loài có tên trong sách đỏ. ? Nguyên nhân gây biến động? ?N/n nào xảy ra trước? MT=>nội tại ? NTST tác động lên chỉ tiêu nào của qt? ? NTVS ảnh hưởng ntn? tác động mạnh vào giai đoạn nào? - Không thuận lợi: sức ss, khả năng TT, sức sống...giảm - Thuận lợi:... ? NTHS tác động ntn? Ví dụ -Sâu bọ (biến nhiệt)® VS (khí hậu có vai trò quyết định) - -Chim (đ/nhiệt) ® HS (thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè quyết đinh) - GĐ trứng (NTVS) , gđ sâu non (NTHS) ? Sự biến động có ý nghĩa gì? Như vậy, sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố môi trường, trong đó một số nhân tố sinh thái có vai trò chủ yếu mặt khác là phản ứng thích nghi của quần thể đối với sự tác động tổng thể các điều kiện của môi trường. ? QT điều chỉnh sl thông qua cơ chế nào? ? Trạng thái cân bằng của quần thể có ý nghĩa gì với quần thể, với con người? -Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư -Ý nghĩa: +Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. +Tạo trạng thái cân bằng sinh thái. I. Biến động số lượng cá thể Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể 1. Biến động theo chu kì - Là biến động số lượng cá thể của qt theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. - Ví dụ: * Theo chu kì nhiều năm: + Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm + Cáo-chuột lemmut đồng rêu phương Bắc: 4 năm + Cá cơm/biển Pêru: 7 năm * Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng SL theo mùa. + Biến động số lượng của bọ trĩ (Thrips imaginalis) ở Úc, chim sẻ (Parus major) ở vùng Oxford mùa hè có số lượng lớn, mùa đông số lượng thấp è Đánh bắt .... 2. Biến động không theo chu kì: - Là biến động mà số lượng cá thể của QT tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện bất thường của mt(thời tiết,hỏa hoạn, dịch bệnh...) hoặc khai thác quá mức của mt. II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của qt: 1. Nguyên nhân gây biến động : NTST SS,TV,PT a.Do thay đổi các nhân tố vô sinh: - Khí hậu ảnh, nhiệt độ ® tác động lên trạng thái sinh lí của cơ thể - Tác động mạnh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật® biến động mạnh. b.Do thay đổi các nhân tố hữu sinh - Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh ® gây biến động mạnh Nhân tố quyết định sự biến động: tùy từng quần thể và tùy gđoạn 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể (tăng hoặc giảm sl...) -Khi đk thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù => sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng -Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. 3. Trạng thái cân bằng ở quần thể. - Là trạng thái ở đó số lượng cá thể của qthể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của mt 4. Củng cố: - Đọc phần tổng kết cuối bài 5. HDVN: - Trả lời câu hỏi SGK Câu hỏi SGK - Quần xã là gì? quần xã có những đặc trưng nào?

File đính kèm:

  • docduy sinh 12.doc