Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 46 đến 50

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được khái niệm virut, mô tả được hình thái và cấu tạo của 3 loại virut điển hình.

- HS giải thích được vì sao virut được coi là ranh giới của thế giới vô sinh và sinh vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.

3. Thái độ:

HS gần gũi với yêu thích bộ môn và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. Trọng tâm:

- Khái niệm virut, cấu tạo của các loại virut

III. Phương pháp:

- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu

- Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.

IV. Thiết bị dạy học:

Phóng to sơ đồ hình vẽ 43 trong SGK của bài học.

V. Tiến trình:

1. Ổn định lớp:

Kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ:

Nhận xét bài thu hoạch.

3. Bài mới:

GV cho HS xem thêm một số tranh ảnh về virut gây hại và đặt vấn đề: Virut là gì? Tại sao virut là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nhất?

I. Khái niệm:

 

doc23 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 46 đến 50, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua rào cản bảo vệ của cơ thể để tăng cường khả năng gây bệnh. - Số lượng nhiễm đủ lớn. - Con đường xâm nhập thích hợp. 4. Các phương thức lây truyền và phòng tránh. a.Tên bệnh: Tả, lị. VSV gây bệnh: Vi khuẩn Phương thức lây truyền: Qua ăn uống tiêu hóa Cách phòng tránh: Vệ sinh ăn uống. Vệ sinh môi trường Ngăn ngừa mầm bệnh b.Tên bệnh: HIV/ AIDS VSV gây bệnh: HIV Phương thức lây truyền: Qua máu. Quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục. Mẹ sang con - Cách phòng tránh: An toàn trong truyền máu và tình dục Ngăn ngừa mầm bệnh c.Tên bệnh: Cúm VSV gây bệnh: Virut cúm Phương thức lây truyền:qua Hô hấp. Tiếp xúc trực tiếp. - Cách phòng tránh: Cách ly nguồn bệnh. Vệ sinh môi trường Ngăn ngừa mầm bệnh d. Tên bệnh: Lao VSV gây bệnh: Vi khuẩn Cốc Phương thức lây truyền: qua Hô hấp.Tiếp xúc trực tiếp. - Cách phòng tránh: Cách ly nguồn bệnh. Vệ sinh môi trường Ngăn ngừa mầm bệnh 2. Các bệnh thường gặp do virut: * Ở người: Một số bệnh do virut, cúm, thương hàn, AIDS, SARS, sởi, bại liệt, đậu mùa. * Ở động vật: Cúm gà, lở mồm long móng. Cần vệ sinh môi trường Ngăn ngừa mầm bệnh II. Miễn dịch: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: - GV yêu cầu : + Quan sát sơ đồ hình 46 SGV phóng to. + VSV muốn gây bệnh cho cơ thể cần phải vượt qua những tuyến bảo vệ nào? " Miễn dịch là gì? + Phân biệt các loại miễn dịch ? * Điều kiện để có miễn dịch? * Cơ chế tác động? + Phân biệt các loại miễn dịch đặc hiệu về: * Phương thức miễn dịch? * Cơ chế tác động? HS nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được: HS: Ba tuyến bảo vệ chống bệnh đó là: Da và màng nhầy, các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu, các phản ứng miễn dịch đặc hiệu. HS nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được: Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. HS nghiên cứu trả lời. Các loại miễn dịch: Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu HS nghiên cứu trả lời. Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên. Xãy ra khi có kháng nguyên xâm nhập HS nghiên cứu trả lời. - Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao, đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu) - Tiêu diệt các VSV xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy) - Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được. - Tế bào T độc tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. HS nghiên cứu trả lời Tiểu kết: Khái niệm: Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các loại miễn dịch: *Miễn dịch không đặc hiệu Điều kiện để có miễn dịch - miễn dịch tự nhiên: mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập Cơ chế tác động - Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao, đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu) - Tiêu diệt các VSV xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy) - Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được. - Tế bào T độc tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. *Miễn dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Gồm 2 loại: Miễn dịch dịch thể và Miễn dịch tế bào + Miễn dịch dịch thể : Có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể do tế bào limphôB tiết ra, được đưa vào tất cả chất lỏng trong cơ thể để làm nhiệm vụ ngưng kết , bao bọc các virut, vsv ggây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng sinh ra. + Miễn dịch tế bào: Có sự tham gia của tế bào T độc Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bàobị nhiễm độc khiến virut không nhân lên được. III. Intefêron: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3: - GV nêu vấn đề: + Intefêron được phát hiện ra như thế nào? + Intefêron là gì? - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục 2 trang 157: + Cho biết những tính chất chủ yếu của Intefêron? + Intefêron có vai trò như thế nào? HS nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được: -Intefêron là loại prôtêin đặc hiệu do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. HS thảo luận nhóm chỉ ra được 4 tính chất của Intefêron? Yêu cầu nêu được: - Có bản chất là prôtêin - Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao. tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut) - Có tính đặc hiệu cho loài HS nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được - yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và tế bào ung thư. Tiểu kết: 1. Khái niệm: +Intefêron là loại prôtêin đặc hiệu + do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra +chống lại virut, + chống tế bào ung thư +tăng cường khả năng miễn dịch. 2. Vai trò và các tính chất cơ bản của intefêron + Có bản chất là prôtêin +Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao. +Đặc tính sinh học là tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut) +Có tính đặc hiệu cho loài + Là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và tế bào ung thư. 4 Củng cố: GV cho HS trả lời câu hỏi ở cuối bài Đọc mục “ Em có biết”. 5 Dặn dò: -Học kỹ bài này. -Chuẩn bị bài tiếp theo: “Thực hành tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương” ˜{™ Thực hành – TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG Giáo án sinh học lớp 10 tiết 50 Ngày soạn:27/4 /2009 Ngày dạy:29/4 /2009 GV: I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS tìm hiểu, phát hiện mô tả được các triệu chứng biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut và các sinh vật khác gây ra ở địa phương và cách phòng tránh. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng tìm hiểu, ghi chép và kỷ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chiếu với những kiến thức về bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn của địa phương 3. Thái độ: Rèn tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, từ bài thực hành, HS yêu thích bộ môn và có ý thức và biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm, có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe. II. Trọng tâm: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut và các sinh vật khác gây ra ở địa phương và cách phòng tránh. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, bùng phát dịch và tác hại của dịch bệnh.Từ đó đề ra cách phòng tránh,góp phần tuyên truyền phòng chống bệnh cho địa phương. III. Phương pháp: Trực quan, thực hành thí nghiệm. IV. Chuẩn bị:(Tiến hành trước giờ học này từ 3 đến 4 ngày) - GV: + Liên hệ với cơ sở y tế địa phương ( bệnh viên, trạm y tế, trung tâm khám chữa bệnh ) + GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi, ghi chép, quan sát và điền nội dung vào bảng thu hoạch. - HS: + Ôn lại kiến thức đã học về virut, bệnh truyền nhiễm, sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở người, vật nuôi và cây trồng. + Đĩa CD về các bệnh truyền nhiễm, truyên truyền phòng tránh bệnh truyền nhiễm. + Bảng báo cáo một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở địa phương. V. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra các bản báo cáo) 3. Bài mới: Thông qua bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ củng cố được kiến thức về virut liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV tổ chức các nhóm tìm hiểu:(Tiến hành trước giờ học này từ 3 đến 4 ngày) - GV chia lớp thành 2 hay 4 nhóm nhỏ. + Phân công các nhóm tới bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá để tìm hiểu GV hướng dẫn đặt kế hoạch tìm hiểu: *Chuẩn bị đề cương: -Dưới dạng các câu hỏi có liên quan đến bệnh truyền nhiễm như: + Hiện nay ở địa phương đang có bệnh truyền nhiễm gì? + Nguyên nhân gây bệnh (nguồn bệnh) do đâu? + Số người mắc bệnh, độ tuổi + Biện pháp khắc phục bệnh truyền nhiễm. + Vấn đề tuyên truyền bệnh truyền nhiễm ở địa phương. + Cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm. + Dự đoán bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới. -GV hướng dẫn phương pháp thực hiện: Giờ học này: Các nhóm báo cáo kết quả: + Giáo viên đánh giá kết quả của mỗi nhóm và cho điểm + GV giới thiệu đĩa CD về bệnh truyền nhiễm để bổ sung cho báo cáo của các nhóm. + Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký và các thành viên đã được phân công công việc cụ thể +Chuẩn bị đề cương theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên + Nhóm trưởng trực tiếp hỏi và trực tiếp trao đổi với nhân viên y tế về các vấn đề đã chuẩn bị. + Thư ký ghi chép các nội dung. + Các thành viên khác nghe, quan sát thu nhập tin tức. *.Báo cáo trước lớp: + Đại diện mỗi nhóm trình bày ngắn gọn báo cáo của nhóm. + Lớp nhận xét và bổ sung. Đáp án: ( GV chiếu) báo cáo: Sau khi các nhóm đi thực tế ở các cơ sở y tế, nắm bắt được các thông tin về bệnh truyền nhiễm, có thể thảo luận nhóm rồi hoàn thành bảng sau: Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh Bệnh Clamydia - Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương 2 vòi trứng, dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung - Lây truyền qua đường quan hệ tình dục - Giữ vệ sinh - Thực hiện an toàn tình dục Bệnh viêm gan B (virut HBV) - Vàng da, sưng gan có khi xơ gan dẫn tới ung thư gan. - Lây truyền qua đường máu, qua đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. - Thực hiện an toàn truyền máu. - Không tiêm chích ma túy. - Quan hệ tình dục an toàn. Bệnh dại (virut Rhabdo) - Người bị chó dại cắn tùy theo vết thương mà phát bệnh mau hay chậm. - Sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết. - Do chó dại cắn - Thực hiện tiêm phòng dại cho chó. - Nếu bị chó cắn cần tiêm phòng và theo dõi chó. - Nếu chó phát bệnh dại thì phải tiêm đủ liều. Bệnh tả (vi khuẩn tả) - Ỉa chảy, nôn, mất nước, thân nhiệt hạ, co rút cơ - Qua ăn uống - Tiếp xúc với nguồn bệnh - Vệ sinh ăn uống - Tiêm phòng 4. Củng cố: GV nhận xét buổi thực hành. Rút kinh nghiệm một số vấn đề khi đi tìm hiểu thực tế. 5. Dặn dò: - Ôn tập kiến thức phần III. - Các nhóm chuẩn bị nội dung bài ôn tập bằng cách hoàn thành các nội dung ở bảng kiến thức SGK trang 160 – 161. ˜{™

File đính kèm:

  • docCau truc cac loai virut.doc
Giáo án liên quan