1/ Kiến thức:
- Biết cách làm 1 số TN đơn giản.
- HS có thể quan sát được 1 số thành phần chính của tb.
- HS làm TN để quan sát hiện tượng co & phản co nguyên sinh.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện thao tác thực hành, tính tỉ mỉ trong công việc.
3/ Thái độ:
- Qua việc thực hành, HS có thể yêu thích môn học.
- Thấy được tính liên thông kiến thức vật lí – hoá học – sinh học.
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành TN.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Các dụng cụ – hoá chất TN & nguyên liệu theo y/c SGK.
2/ HS: - Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị các mẫu vật như đã dặn ở tiết trước (1 củ hành tây, cà chua, hoa dâm bụt).
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ: Không KT vì nội dung bài thực hành dài.
3/ Tiến trình bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 19, Bài 19: Thực hành Quan sát tế bào dưới kính hiển vi. TN Co và phản co nguyên sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19:
THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO DƯỚI KÍNH HIỂN VI. TN CO & PHẢN CO NGUYÊN SINH
TUẦN:10
TIẾT:19
NS:23/10/2007
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết cách làm 1 số TN đơn giản.
HS có thể quan sát được 1 số thành phần chính của tb.
HS làm TN để quan sát hiện tượng co & phản co nguyên sinh.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề.
Rèn luyện thao tác thực hành, tính tỉ mỉ trong công việc.
3/ Thái độ:
Qua việc thực hành, HS có thể yêu thích môn học.
Thấy được tính liên thông kiến thức vật lí – hoá học – sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành TN.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Các dụng cụ – hoá chất TN & nguyên liệu theo y/c SGK.
2/ HS : - Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị các mẫu vật như đã dặn ở tiết trước (1 củ hành tây, cà chua, hoa dâm bụt).
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ : Không KT vì nội dung bài thực hành dài.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ 1: Quan sát & vẽ tb dưới kính hiển vi.
Dùng lưỡi dao lam cắt 1 lát mỏng thịt quả cà chua. Đặt lát cắt lên phiến kính, dùng kim mũi mác ép lát cắt vỡ ra. Đậy lá kính & đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở bội giác nhỏ & sau đó chuyển sang ở bội giác lớn. Vẽ sơ đồ tb quan sát được.
HĐ 2: TN co & phản co nguyên sinh
- Lấy một vảy hành tây (hoặc hoa dâm bụt), dùng kim mũi mác lấy 1 lớp biểu bì bên ngoài. Dùng dao lam cắt 1 chỗ mỏng nhất đặt lên phiến kính với 1 giọt nước cất. Đậy lá kính & đưa lên KHV quan sát (ở bội giác nhỏ & bội giác lớn).
- Quan sát hiện tượng co nguyên sinh: Nhỏ 1 giọt I2 vào 1 phía của lá kính, phía đối diện dùng giấy thấm rút nước dần dần (không di động lá kính). Vài phút sau quan sát hiện tượng & vẽ hình quan sát được.
- Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh: Sau khi quan sát xong hiện tượng co nguyên sinh, nhỏ vài giọt nước cất vào 1 phía của lá kính, phía còn lại dùng giấy thấm rút nước dần dần. Vài phút sau thấy tb trở lại trạng thái ban đầu. Quan sát & vẽ hình tb.
GV chia nhóm ra để thực hành (6 -8 HS/ nhóm).
GV y/c HS nghiên cứu kĩ mục 1/ SGK trang 67 – 68:
Trình bày thao tác tiến hành TN.
Cách làm tiêu bản.
GV bao quát lớp, hướng dẫn HS làm thật tốt.
Chú ý: Dùng dao cắt lát thịt quả phải thật mỏng (Đảm bảo an toàn khi sử dụng dao lam).
Hướng dẫn HS các thao tác sử dụng KHV (cách lấy ánh sáng, điều chỉnh các độ bội giác).
GV xem tiêu bản mỗi nhóm, nhận xét, đánh giá, cho HS vẽ hình tb quan sát được.
GV y/c HS nhắc lại cách tiến hành TN.
GV thao tác mẫu cho HS quan sát: Cách lấy biểu bì của vảy hành (hoặc hoa dâm bụt).
Chú ý: Nhắc nhở HS lấy 1 lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, không quá lớn. Khi đặt lá kính, nên đặt 1 góc 450, dùng kim mũi mác hạ xuống từ từ để tránh bọt khí.
GV y/c HS quan sát tb trước khi nhỏ I2 vào. Vẽ hình tb quan sát được.
GV nhắc nhở khi nhỏ I2 chỉ cần 1 – 2 giọt (không nhiều khó quan sát).
Vẽ hình tb quan sát được, so sánh với tb trước khi nhỏ I2 vào.
Tương tự, GV y/c HS làm TN phản co nguyên sinh (Rút I2, cho H2O vào).
GV y/c quan sát tb, vẽ hình tb, nêu điểm khác biệt giữa co NS & phản co NS.
HS ngồi theo nhóm đã được phân công.
HS đọc tài liệu & nêu các bước tiến hành TN, cách làm tiêu bản.
HS chú ý theo dõi hướng dẫn thao tác TN của GV.
Chú ý sử dụng dao lam an toàn, không đùa nghịch.
Sử dụng KHV cẩn thận khi điều chỉnh các đinh ốc thứ cấp, đinh ốc vi cấp.
Vẽ hình tb quan sát được.
HS chú ý thao tác lấy biểu bì vảy hành.
Cách làm tiêu bản tạm thời tránh bọt khí, khó quan sát.
Vẽ hình tb quan sát được.
HS thao tác TN theo hướng dẫn của GV.
Vẽ hình tb quan sát được.Nhận thấy điểm khác biệt giữa tb trước khi cho I2 & sau khi cho I2 vào.
HS thao tác TN phản co NS. Vẽ hình tb quan sát được. nêu điểm khác biệt giữa co NS & phản co NS.
4/ Thu hoạch: Làm bảng tường trình về KQ TN theo các y/c sau:
Vẽ đủ các hình đã quan sát.
Giải thích & nêu KL 2 hiện tượng co NS & phản co NS.
5/ Dặn dò:(1’) Về nhà làm tường trình để nộp.
Xem bài mới. Chuẩn bị các mẫu vật để làm TN (2 – 3 củ khoai, 1 số hạt đậu trắng). Làm trước 1 số thao tác ở nhà TN sự thẩm thấu. Đậu ủ trước 1 ngày.
File đính kèm:
- GAB19SH10NC.doc