I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
* Kiến thức
- Nắm được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống
- Giải thích được vì sao tế bào là đơn vị cơ bản và đơn vị tổ chức
thấp nhất trong thế giới sống
- Nêu được khái niệm và ví dụ của mỗi cấp tổ chức
- Trình bày được mối quạn hệ giữa các cấp tổ chức
* Kĩ năng
Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tư duy hệ thống, khái quát kiến thức
II. PHƯƠNG TỊÊN DẠY HỌC
Tranh hình sách giáo khoa phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. ổn định
2. bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
Giới thiệu chung về thế giới sống
Tiết 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
I. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức
- Nắm được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống
- Giải thích được vì sao tế bào là đơn vị cơ bản và đơn vị tổ chức
thấp nhất trong thế giới sống
Nêu được khái niệm và ví dụ của mỗi cấp tổ chức
Trình bày được mối quạn hệ giữa các cấp tổ chức
* Kĩ năng
Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tư duy hệ thống, khái quát kiến thức
II. Phương tịên dạy học
Tranh hình sách giáo khoa phóng to
III. Hoạt động dạy – học
ổn định
bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
(?). Sinh vật khác với vật vô cơ ở những đặc điểm nào?
(?). Hệ sống được phân chia thành những cấp tổ chức cơ bản nào?
(?). Vì sao tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
(?). Thế nào là phân tử? Nêu ví dụ các phân tử có trong tế bào?
(?). Thế nào là đại phân tử? Vì sao axit nuclêic và prôtêin được xem là các đại phân tử quan trọng nhất?
(?). Nêu ví dụ một số bào quan có trong tế bào?
(?). Các phân tử, đại phân tử và các bào quan có thực hiện được chức năng của chúng khi tách chúng khỏi tế bào?
(?). Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, cơ thể sinh vật được chia thành những nhóm nào?
(?). Thế nào là cơ thể đơn bào? ở dạng đơn bào đã biểu hiện đầy đủ các hoạt động sống chưa? Em có nhận xét gì?
(?). Các tế bào cấu tạo nên cơ thể đa bào có giống nhau không?
(?). Thế nào là mô? nêu ví dụ?
(?). Cơ quan là gì?
(?). Thế nào là HCQ?
(?). Khi tách các tế bào, mô, cơ quan cũng như HCQ ra khỏi cơ thể chúng có hoạt động sống được nữa không? Tại sao?
(?). Thế nào là quần thể?
(?). Vì sao quần thể được xem là đơn vị sinh sản và đơn vị tiến hoá của loài?
(?). Thế nào là quần xã sinh vật?
(?). HST là gì?
(?). Trình bày mối quan hệ giữa các cấp tổ chức?
(?). Phân biệt vật sống với các vật vô cơ?
Thế giới sống được chia thành các cấp tổ chức cơ bản sau: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
I. Cấp tế bào
Tế bào là đợn vị tổ chức cơ bản của sự sống
Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo bằng tế bào
Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào
ở cấp tế bào đã thể hiện đầy đủ mọi chức năng của cơ thể sống
Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, các đại phân tử, các bào quan,..
1. Các phân tử
Đó là các chất vô cơ và các chất hữu cơ
2. Các đại phân tử
Chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic là các chất đa phân
Có vai trò quyết định sự sống của tế bào, nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng trong tổ chức tế bào
3. Các bào quan
Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào
II. Cấp cơ thể
Là cấp tổ chức có cấu tạo từ một đến hàng trăm ngàn tỷ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường
1. Cơ thể đơn bào
Cơ thể gồm 1 tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống
2. Cơ thể đa bào
Cơ thể gồm nhiều tế bào. Các tế bào không giống nhau mà chúng phân hoá tạo nên rất nhiều loại mô khác nhau
* Mô: Nhóm tế bào cùng loại cùng thực hiện chức năng như nhau
* Cơ quan: Tập hợp nhiều mô khác nhau
* HCQ: tập hợp nhiều cơ quan có chức năng giống nhau
Cơ thể là một thể thống nhất
III. Cấp quần thể – loài
Quần thể: các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong khoảng không gian nhất định
Quần thể là đơn vị sinh sản và tiến hoá của loài
IV. Cấp quần xã
Quần xã: gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong khoảng không gian thời gian nhất định
V. Cấp HST – Sinh quyển
1. Hệ sinh thái
Sinh vật và môi trường tạo thành một thể thống nhất
2. Sinh quyển
Tập hợp tất cả các HST trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển, tạo nên sinh quyển
4. Củng cố:
(?). Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản?
(?). Chứng minh tế bào là cấp tổ chức cơ bản?
(?). Làm bài tập số 3,4,5 SGK
Tiết 2. giới thiệu các giới sinh vật
I. Mục tiêu dạy - học
* Kiến thức
- Nêu được 5 giới sinh vật cùng các đặc điểm cơ bản của mỗi giới
- Nhận biết tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
- Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao
* Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thu nhận kiến thức, kĩ năng khái quát hoá.
II. Phương tiện dạy – học
Tranh 2 sgk phóng to
III. Tiến trình dạy – học
ổn định lớp
Bài cũ
(?). Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản?
(?). Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
3. Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
(?). Giới sinh vật là gì?
(?). Thế giới sống được phân chia thành những đơn vị phân loại nào?
Hs.
(?). theo giõi bảng 2.1 sgk
Chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối quan hệ 5 giới?
I. Các giới sinh vật
1. Khái niệm về giới sinh vật
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
2. Hệ thống phân loại 5 giới
Whittaker và Magulis chia thế giơi sinh vật thành 5 giới.
Giới khởi sinh
Giới nguyên sinh
Giới nấm
Giới thực vật
Giới động vật
Đặc điểm cơ ban của mỗi giới
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
Đặc điểm
- Loại tế bào
- Mức độ tổ chức cơ thể
- kiểu dinh dưỡng
- Sinh vật nhân sơ
- đơn bào
- sống hoại sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
- Sinh vật nhân thật
- cơ thể đơn bào hay đa bào
- sống dị dưỡng hoại sinh, một số tự dưỡng
- sinh vật nhân thật
- cơ thể đơn bào hay đa bào
- dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Sinh vật nhân thật
- cơ thể đa bào
- sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm
- có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng
- Sinh vật nhân thật
- cơ thể đa bào
- có khả năng di chuyển, có khả năng phản ứng nhanh
- sống dị dưỡng
Đại diện
- Vi khẩn
- Vi sinh vật cổ
- Tảo đơn bào, đa bào
- Nấm nhầy
- Động vật nguyên sinh
- Nấm men
- Địa y
- Rêu
- Quyết, hạt trần, hạt kín
- Ruột khoang, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống
(?). Nghiên cứu bảng 2.2 sgk
chỉ ra các bậc phân loại từ thấp đến cao?
(?). Tên loài được dặt như thế nào?
(?). Hãy viết tên khoa học của hổ biết: hổ thuộc loài tigris, thuộc chi Felis?
(?). Tính đa dạng sinh học được thể hiện như thế nào?
(?). Con người có những ảnh hưởng như thế nào đến tính đa dạng sinh vật?
(?). Em phải làm gì để bảo tồn đa dạng sinh vật?
II. Các bậc phân loại trong mỗi giới
1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao:
Loài, Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành, Giới
2. Đặt tên loài
Loài được đặt tên theo nguyên tắc:
Tên thứ nhất là tên chi viết bằng chữ in hoa, tên thứ hai là tên loài viết bằng chữ thường
ví dụ: Loài người – Homo sapiens
III. Đa dạng sinh học
Thể hiện qua loài: 1,8 loài, nấm 100 nghìn loài, thực vật 290 loài, 1 triệu loài động vật.
Đa dạng còn thể hiện ở cấp quần thể, quần xã và hệ sinh thái
4. Củng cố:
(?). Nêu rõ 5 giới sinh vật và đặc điểm khác nhau giữa các giới?
(?). Làm bài tập 3 sách giáo khoa
Chỳng tụi cú toàn bộ giỏo ỏn của khối tiểu học, THCS và THPT. Đến địa chỉ sau để tham khảo giỏo ỏn mẫu :
Nhưng chỳng tụi chỉ cú thể cung cấp miễn phớ một vài tiết, nếu bạn muốn cú đầy đủ cả năm thỡ bạn phải trả phớ. Bạn cú thể lien lac qua so 0918512932 để biết rừ hơn.
Thank
File đính kèm:
- Giao an sinh 10 nang cao tron bo.doc