I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới.
- Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã, và hệ sinh thái.
- Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
Nội dung trọng tâm:
- Hệ thống phân loại 5 giới gồm (do nhà sinh thái học người Mĩ Whitaker đề xuất): giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật cùng các đặc điểm của mỗi giới.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp tái hiện, giải thích và chứng minh.
o Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học:
o Bảng 2.1/trang 10 phóng to và bảng 2.2/trang 11 - SGK.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sông?
Hãy nêu các cấp tổ chức chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
a. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề: Sinh vật rất đa dạng nhưng không phải do thượng đế sáng tạo một lần và bất biến. Sự đa dạng đó là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Vậy thế giới sinh vật phong phú được xếp thành mấy giới?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật - Năm học 2009-2010 - Ngô Duy Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
-------- o0o --------
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
Kiến thức
Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới.
Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã, và hệ sinh thái.
Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
Thái độ
Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
Nội dung trọng tâm:
Hệ thống phân loại 5 giới gồm (do nhà sinh thái học người Mĩ Whitaker đề xuất): giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật cùng các đặc điểm của mỗi giới.
Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp:
Phương pháp chính: hỏi đáp tái hiện, giải thích và chứng minh.
Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học:
Bảng 2.1/trang 10 phóng to và bảng 2.2/trang 11 - SGK.
Nội dung và tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sông?
Hãy nêu các cấp tổ chức chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.
Vào bài mới:
Mở bài
GV đặt vấn đề: Sinh vật rất đa dạng nhưng không phải do thượng đế sáng tạo một lần và bất biến. Sự đa dạng đó là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Vậy thế giới sinh vật phong phú được xếp thành mấy giới?
Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài mới
GV: Hãy kể tên các bậc phân loại từ thấp đến cao mà em biết?
HS: Loài – chi - họ - bộ - lớp – ngành
GV: Tập hợp các ngành có chung những đặc điểm nhất định tạo thành giới.
_ Khái niệm về giới sinh vật?
HS nêu khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
GV yêu cầu ít nhất 2 HS tiếp theo nêu lại khái niệm.
GV: giới thiệu việc phân chia giới phụ thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các giai đoạn lịch sử.
HS: thảo luận nhóm phân biệt 5 giới SV qua bảng 2.1/trang 10 - SGK
=> Chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối quan hệ 5 giới sinh vật?
+ Giới khởi sinh à Tế bào nhân sơ
+ Từ giới nguyên sinh trở lên à Tế bào nhân thực.
- Sự khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực?
- Trùng amip, trùng lông... và tảo đơn bào hay đa bào được xếp chung vào giới nguyên sinh vì có những đặc điểm chính khác hẳn giới thực vật, giới động vật.
+ Sự sai khác giữa các giới theo các đặc điểm về cấu tạo từ đơn giản à phức tạp à hoàn thiện, chuyên hóa hơn về phương thức dinh dưỡng.
GV: Những năm gần đây, dưới ánh sáng của sinh học phân tử, người ta đề nghị một hệ thống phân loại 3 lãnh giới với 6 giới. Giới khởi sinh tách ra thành 2 giới riêng là giới vi khuẩn và giới SV cổ vì có sự khác nhau về cấu tạo thành tế bào, hệ gen.
+ Vi khuẩn: Thành tế bào là chất peptiđôglican, hệ gen không chứa intron
+ VSV cổ: Thành tế bào không phải peptiđôglican, hệ gen có chứa intron.
_ Về mặt tiến hóa, giới VSV cổ đứng gần giới SV nhân thực hơn so với giới VK.
GV: Sự đa dạng SV thể hiện như thế nào?
HS: Tham khảo SGK và trả lời.
GV yêu cầu:
Hãy thảo luận các hoạt động của con người làm mất cân bằng sinh thái và giảm độ đa dạng SV?
HS: bằng tất cả những gì hiểu biết được à tham gia thảo luận trên lớp về vấn đề trên.
GV hỏi: Để bảo tồn đa dạng SV, là HS các em có trách nhiệm gì?
HS: từ nội dung kiến thức vừa tiếp thu và sự suy nghĩ của bản thân à tự rút ra câu trả lời.
I. Các giới sinh vật:
1.Khái niệm về giới sinh vật:
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại sinh vật:
a. Hệ thống 5 giới sinh vật:
- Giới khởi sinh (Monera): Đại diện là vi khuẩn, vi sinh vật cổ, là cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ, sống dị dưỡng, tự dưỡng.
- Giới nguyên sinh (Protista): Đại diện là động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy. Cơ thể đơn hay đa bào, tế bào nhân thực, sống dị dưỡng hay tự dưỡng.
- Giới nấm (Fungi): Đại diện là nấm, cơ thể đơn hay đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định.
- Giới thực vật (Plantae): Đại diện là thực vật, cơ thể đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, tự dưỡng quang hợp, sống cố định.
- Giới động vật (Animalia): Đại diện các động vật tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng, sống chuyển động.
b. Hệ thống 3 lãnh giới:
- Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria): Giới vi khuẩn.
- Lãnh giới vi sinh vật cổ (Archaea):
- Lãnh giới sinh vật nhân thực (Eukarya): Gồm 4 giới (Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật)
II. Các bậc phân loại trong mỗi giới:
1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài - Chi (giống) - họ - bộ - lớp - ngành - giới.
2. Đặt tên loài:
* Tên kép (theo tiếng la tinh), viết nghiêng.
* Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa chữ đầu tiên) - Tên thứ hai là tên loài (viết thường)
VD: Loài người là Homo sapiens.
Loài chó sói là Canis lupus.
Loài hổ là Felis tigris.
Loài sư tử là Felis leo.
Lưu ý: Có những loài chưa xác định được tên thì người ta quy ước viết chữ “sp” vào phía sau tên chi.
VD: Loài chó Canis sp.
III. Đa dạng sinh vật:
Thể hiện rõ nhất là đa dạng loài, quần xã, hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một hệ sinh thái có đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn biến đổi, nhưng luôn giữ là hệ cân bằng, tạo nên sự cân bằng trong sinh quyển.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố:
GV: Hãy sơ đồ hóa 5 giới SV và đặc điểm chính của mỗi giới?
HS: Ít nhất 3 HS lên bảng vẽ sơ đồ theo suy nghĩ của bản thân.
GV: Tại sao con người phải bảo tồn đa dạng sinh vật?
HS: vì lợi ích lâu dài, bền vững của cuộc sống nhân loại
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tự nghiên cứu bài mới: Đặc điểm các nhóm SV trong giới nguyên sinh?
Rút kinh nghiệm
Tuần ngày tháng năm 2009 Ngày soạn: 23/08/2009
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH
File đính kèm:
- bai2gioi thieu cac gioi sinh vatdoc.doc