Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 11: Axit Nucleic (Tiếp theo) - Ngô Duy Thanh

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Phân biệt được các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng

- Phân biệt được ADN với ARN

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp để nắm vững các bậc cấu trúc của axit nuclêic.

3. Thái độ

- HS hiểu được cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

Nội dung trọng tâm:

- Kiến thức chi tiết về từng loại đơn phân và nguyên tắc liên kết giữa các đơn phân đó.

- Cấu trúc và chức năng của ARN.

- Phân biệt ADN và ARN.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

- Phương pháp:

o Phương pháp chính: Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và quan sát.

o Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm.

- Phương tiện dạy học:

o Tranh vẽ hình 11.1 và 11.3 – SGK phóng to.

III. Nội dung và tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>

Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh

GV: Mô tả thành phần cấu tạo của một nucleotit trong và liên kết giữa các nu trong phân tử ADN. Điểm khác nhau giữa các loại nucleotit là gì?

 HS1: Trả lời.

GV: Trình bày cấu trúc của phân tử ADN theo mô hình Watsơn – Crick.

HS2: Trả lời

HS3: Nhận xét HS1 và HS2.

GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1 và HS2.

2. Vào bài mới:

a. Mở bài <2 phút>

GV đặt vấn đề: ARN là một loại axit nuclêic. Vậy ARN có cấu trúc như thế nào?

b. Tiến trình bài học <36 phút>:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 11: Axit Nucleic (Tiếp theo) - Ngô Duy Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Bài 11. AXIT NUCLEIC (tiếp theo) -------- o0o -------- Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: Kiến thức - Phân biệt được các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng - Phân biệt được ADN với ARN Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp để nắm vững các bậc cấu trúc của axit nuclêic. Thái độ HS hiểu được cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Nội dung trọng tâm: Kiến thức chi tiết về từng loại đơn phân và nguyên tắc liên kết giữa các đơn phân đó. Cấu trúc và chức năng của ARN. Phân biệt ADN và ARN. Phương pháp và phương tiện dạy học: Phương pháp: Phương pháp chính: Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và quan sát. Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm. Phương tiện dạy học: Tranh vẽ hình 11.1 và 11.3 – SGK phóng to. Nội dung và tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV: Mô tả thành phần cấu tạo của một nucleotit trong và liên kết giữa các nu trong phân tử ADN. Điểm khác nhau giữa các loại nucleotit là gì? HS1: Trả lời. GV: Trình bày cấu trúc của phân tử ADN theo mô hình Watsơn – Crick. HS2: Trả lời HS3: Nhận xét HS1 và HS2. GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1 và HS2. Vào bài mới: Mở bài GV đặt vấn đề: ARN là một loại axit nuclêic. Vậy ARN có cấu trúc như thế nào? Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới Hoạt động 1: - GV treo sơ đồ chi tiết về 1 ribonucleotit. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, so sánh hình 11. 1 với hình 10.1 trong SGK để thấy sự khác nhau giữa ribonucleotitclêôtit cấu trúc nên ARN và nucleotit cấu trúc nên ADN? - HS: Khác nhau ở bazơ nitơ (T ở ADN, còn U ở ARN). Uraxin là dẫn xuất của timin. - GV treo sơ đồ minh họa cấu tạo của T và U. - GV giới thiệu thêm sự khác nhau ở phân tử đường (đường C5H10O4 ở ADN, còn đường C5H10O5 ở ARN thông qua hình vẽ) HS: Kết luận chung về sự khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN theo bảng sau: Điểm so sánh ADN ARN - Số mạch -số đơn phân - 2 mạch dài. - hàng chục nghìn hàng triệu đơn phân. - 1 mạch dài. - hàng chục đến hàng nghìn đơn phân. Thành phần của 1 đơn phân - Axit photphoric. - Đường deoxiribozo. - Bazo nito: A, T, G, X. - Axit photphoric. - Đường ribozo. - Bazo nito: A, U, G, X. - GV vẽ sơ đồ minh họa liên kết giữa các ribonucleotit. II. Cấu trúc và chức năng của ARN: 1.Cấu trúc hóa học: - ARN là đại phân tử, có cấu trúc đa phân - Đơn phân là các ribonucleotit - Cấu tạo 1 nuclêôtit: + 1 bazơ nitơ (A hoặc G hoặc X hoặc U) + Đường ribozo (C5H10O5). + Axit phôtphoric. - Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng lỉên kết phôtphođieste giữa đường của ribonucleotit này với axit phôtphoric của ribonucleotit kế tiếp. - ARN đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các ribonucleotit. Hoạt động 2: - GV treo tranh về cấu tạo của các ARN - HS đọc SGK mục 2, xem hình 11.2; 11.3 kết hợp với thảo luận nhóm. - Đại diện mỗi nhóm lên bảng để điền vào khung kẻ sẳn → cấu trúc các loại ARN. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện → GVgiảng giải thêm qua hình vẽ trên bảng. - GV: Các phân tử ARN, thực chất là những phiên bản được đúc trên một mạch khuôn của gen, trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. - Các ARN có cấu tạo khác nhau → đảm nhận chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang Prôtêin như thế nào? - HS lên bảng hoàn thành nội dung→ GV giảng giải thêm: Có nhiều loại tARN, mỗi loại có bộ ba đối mã đặc hiệu, để vận chuyển aa tương ứng (VD: Bộ ba đối mã là UAX→ Met; XUU→ Glu; XGU Ala). Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại aa. - Trong tế bào, mARN là loại ARN đa dạng nhất vì có bao nhiêu gen thì có thể có bấy nhiêu mARN; rARN chiếm tỷ lệ % cao nhất → 75%. - Trong 3 loại ARN, loại nào không có các liên kết hidrô? - HS: mARN ] GV: Loại ARN nào càng có nhiều liên kết hidrô thì càng bền vững (khó bị enzim phân hủy).Phân tử mARN có số đơn phân ít và không có liên kết hidrô nên sau khi thực hiện xong chức năng, mARN thường bị phân hủy thành các nucleotit. Phân tử rARN có tới 70 – 80% số liên kết hidrô và có số đơn phân nhiều nhất→ thời gian tồn tại lâu nhất. - Ở một số virut thông tin di truyền không lưu trữ trên ADN mà là trên ARN 2.Cấu trúc không gian và chức năng của ARN: Loại ARN Cấu trúc Chức năng mARN Là 1 mạch polinucleotit (gồm hàng trăm, hàng nghìn đơn phân sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ: ADN à ARN à Protein. tARN Là 1 mạch polinucleotit gồm từ 80 – 100 đơn phân, có những đoạn các cặp bazo liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X), 1 đầu mang axit amin, 1 đầu mang bộ ba đối mã. Vận chuyển các axit amin đến riboxom để tổng hợp protein. rARN Trong mạch polinucleotit có tới 70% số ribonucleotit có liên kết bổ sung Là thành phần chủ yếu của riboxom. Củng cố và dặn dò: Củng cố: GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK ở cuối bài để củng cố. Dặn dò: Về nhà giải các bài tập phần ADN-Axit nucleotit trong Sách bài tập sinh học 11và ghi nhớ sự khác nhau giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng: *Về cấu trúc ( Số mạch, cấu tạo của đơn phân) + ADN là 2 mạch dài dến hàng chục nghìn, hàng triệu nuclêôtit. Thành phần cấu tạo mỗi đơn phân gồm axit phôtphorit, đường đêôxiribôzơ và 1 bazơ nitơ (A,T,G,X) + ARN có một mạch ngắn, dài hàng chục đến hàng nghìn ribônuclêôtit. Thành phần cấu tạo mỗi đơn phân gồm axit phôtphorit, đường ribôzơ và 1 bazơnitơ (A,U,G,X) * Về chức năng: + ADN: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. + ARN: Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, tham gia tổng hợp prôtêin. Vận chuyển aa tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin và tham gia cấu tạo nên ribôxôm. Rút kinh nghiệm Tuần ngày tháng năm 2009 Ngày soạn: 27/09/2009 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH

File đính kèm:

  • docbai11.axit nucleic-tt.doc
Giáo án liên quan