Giáo án Sinh học 8 - Tiết 46: Vệ sinh da

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức

 - Giải thích được cơ sở khoa học về việc bảo vệ và rèn luyện da.

- Biết được một số bệnh về da,

- Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện da

2.Kĩ năng:

 - Rèn được kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ.

 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa và phiếu học tập

 3.Thái độ

- Lồng ghép GDMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ da và tự xác định được các biện pháp rèn luyện cho da như: Biết vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. . .

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Bảng phụ bảng 42.1 SGK, bài tập trắc nghiệm

 2.Học sinh: Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài :Vệ sinh da.

 Tìm hiểu các bệnh về da và các cách phòng chống.(Dựa vào bảng 42-2 SGK/135)

 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận SGK/134,135

 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

III.Phương pháp: Giảng giải, phân tích, hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động thảo luận nhóm nhỏ

IV.Tiến trình:

 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh và vệ sinh lớp học (1)

 2.Kiểm tra bài cũ: (4)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 46: Vệ sinh da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết : 46 VỆ SINH DA I.Mục tiêu: 1.Kiến thức - Giải thích được cơ sở khoa học về việc bảo vệ và rèn luyện da. - Biết được một số bệnh về da, - Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện da 2.Kĩ năng: - Rèn được kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ. - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa và phiếu học tập 3.Thái độ - Lồng ghép GDMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ da và tự xác định được các biện pháp rèn luyện cho da như: Biết vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. . . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng phụ bảng 42.1 SGK, bài tập trắc nghiệm 2.Học sinh: Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài :Vệ sinh da. Tìm hiểu các bệnh về da và các cách phòng chống.(Dựa vào bảng 42-2 SGK/135) Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận SGK/134,135 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu III.Phương pháp: Giảng giải, phân tích, hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động thảo luận nhóm nhỏ IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh và vệ sinh lớp học (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm Câu1: Đặc điểm cấu tạo của da? Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào của da phù hợp với chức năng ? Câu1: Lớp biểu bì: - Tầng sừng: Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp xít nhau dễ bong ra Tầng tế bào sống: Có khả năng phân chia tạo tế bào mới, trong tế bào có chứa hạt sắc tố tạo nên màu da (3 điểm ) Lớp bì - Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kiết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu Lớp mỡ dưới da - Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt . (1 điểm ) Câu 2: Cấu tạo da phù hợp với chức năng - Bảo vệ cơ thể: Nhờ sợi mô liên kết, tuyến nhờn, lớp mỡ. - Nhận biết kích thích của môi trường: Nhờ các cơ quan thụ cảm. - Bài tiết: Nhờ tuyến mồ hôi. - Điều hoà thân nhiệt: Nhờ co dãn mạch máu dưới da, hoạt động của tuyến mồi hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ. 3 2 1 4 3.Giảng bài mới (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Mở bài: Da có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Vậy mỗi chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ da, giúp da thực hiện tốt các chức năng đó? HĐ1: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ da (10’) MT: Biết được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /134, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’) ?Da bẩn có hại như thế nào? (Da bẩn là môi trường thuận lợi cho VK phát triển) ?Da bị xây sát có ảnh hưởng gì đến da? (Da sẽ dễ bị nhiễm trùng) ?Bảo vệ da bằng cách nào? (Thường xuyên giữ da sạch sẽ, bảo vệ da không bị xây sát) HS: nghiên cứu thông tin mục I /134 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung. GV: chốt lại kiến thức đúng HĐ2: Tìm hiểu việc rèn luyện da (15’) MT : Hiểu được các nguyên tắc và các phương pháp rèn luyện cho da. GV: Cơ thể là một khối thống nhất, do vậy rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da GV: yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thống nhất ý kiến thực hiện bảng 42.1 và bài tập trắc nghiệm sgk/135 . GV: treo bảng phụ bảng 42.1 lên bảng HS: tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1. Đại diện 2 nhóm HS hoàn thành sớm nhất lên đánh dấu ý kiến đúng vào bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Yêu cầu thực hiện được: Hình thức Hình thức -Tắm nắng lúc 8-9 giờ -Tắm nắng 12-14 giờ -Tắm nắng càng lâu càng tốt -Tập chạy thể dục buổi sáng -Tham gia thể thao buổi chiều X O O X X -Tắm nước lạnh -Đi lại dưới trời nắng không cần đội mũ nón -Xoa bóp -Lao động chân tay vừa sức. O O X X Hình thức rèn luyện da: 1, 4, 5, 8, 9 Nguyên tắc rèn luyện da: 2, 3, 5 GV: chốt lại kiến thức đúng. HĐ3: Tìm hiểu việc phòng chống bệnh ngoài da (10’) MT Biết được một số bệnh ngoài da và cách phòng chống bệnh ngoài da GV: yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin mục III /135 thực hiện bảng 42.2/ 135 SGK. HS: tự nghiên cứu thông tin bảng 42.2, lên bảng hoàn thành bảng kẻ 42.2, các HS khác nhận xét và sửa chữa, bổ sung hoàn thiện kiến thức đúng. GV: kẻ nhanh bảng 42.2 lên bảng gọi 2-3 HS lên ghi kết quả vào bảng GV: dựa vào các thông tin SGK giảng giải thêm cho HS về tác hại cũng như cách phòng chống và sơ cứu khi bị bỏng. Và chốt lại kiến thức nhắc nhở HS có ý thức vệ sinh da sạch sẽ, bảo vệ da. I.BẢO VỆ DA: - Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Da bị xây sát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván. - Cần giữ gìn da sạch sẽ và bảo vệ da không bị xây sát. II.RÈN LUYỆN DA 1.Các hình thức rèn luyện da - Tắm nắng lúc 8 - 9 giờ sáng. - Tập chạy buổi sáng. - Tham gia thể thao buổi chiều. - Xoa bóp. - Lao động chân tay vừa sức. 2.Các nguyên tắc rèn luyện da - Rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ. - Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sáng. III.PHÒNG CHỐNG BỆNH NGOÀI DA 1.Các bệnh ngoài da - Do vi khuẩn - Do nấm - Bỏng nhiệt, bỏng hoá chất 2.Phòng bệnh - Vệ sinh cơ thể thường xuyên - Giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở và nơi công cộng. - Tránh làm da dị xây sát, bỏng 4.Củng cố và luyện tập (3’) - Các biện pháp rèn luyện da? ( phần II ) - GV treo bảng phụ yêu cầu HS thực hiện bài tập trắc nghiệm: * Điền các từ, cụm từ: “tuyến mồ hôi, loại nấm, gây viêm, tắm rửa” vào chỗ trống thích hợp trong câu sau: Nếu để da bẩn và ẩm ướt sẽ là môi trường tốt cho các(1) bám vào, nếu để da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng(2) cơ thể nhất là chân tay, khe cổ, hốc nách, cơ quan sinh dục cần phải (3) thường xuyên mỗi ngày từ 1-2 lần Da bẩn sẽ bít lỗ thoát của các (4) ảnh hưởng tới sự điều hoà nhiệt, làm tắc các lỗ thoát của tuyến nhờn (5) chân lông. Đáp án: 1-loại nấm, 2, 5 - gây viêm, 3 - tắm rửa, 4 - tuyến mồ hôi 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) *Bài cũ: Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK /136 Đọc thêm: Mục em có biết /136 SGK *Bài mới: Đọc và ngiên cứu trước nội dung bài “Giới thiệu chung hệ thần kinh” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận SGK/ 137 và câu hỏi bài tập SGK/ 138 Ôn lại kiến thức: Khái niệm phản xạ, cấu tạo, chức năng của nơ ron ( tiết 6) V.Rút kinh nghiệm: SGK GV HS

File đính kèm:

  • docSinh 8Tiet 46.doc