Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 57: Vệ sinh hệ thần kinh

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức

-Phân tích được ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ

- Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện để giữ gìn sức khoẻ

- Xây dựng cho bản thân 1 kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích

c. Thái độ:

- Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý và chất gây nghiện để giữ gìn sức khoẻ

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ví dụ thực tế về tác hại của những gia đình có người nghiện ma tuý

- Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: Phản xạ có điều kiện, đại não

3. Phương pháp: Hoạt động nhóm nhỏ, hỏi đáp

4. Tiến trình:

a. Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh0

b. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi:

Vai trò của tiếng nói, chữ viết? Vì sao nói tiếng nói, chữ viết là cơ sở để tư duy trừu tượng? ( 10 điểm )

Đáp án:

- Vai trò của tiếng nói, chữ viết ( phần I - 6 điểm )

- Khi sử dụng tiếng nói, chữ viết để mô tả một sự vật hiện tượng ( mà khộng cần thấy có một sự vật hiện tượng đó ) làm cho người nghe hay người đọc có thể cảm nhận và tưởng tượng ra được. Do vậy con người có thể hiểu được nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong từ ngữ (4 điểm)

c. Giảng bài mới

Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy làm thế nào để hệ thần kinh hoạt động tốt

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 57: Vệ sinh hệ thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :57 Ngày dạy:3/4/2008 VỆ SINH HỆ THẦN KINH 1. Mục tiêu: Kiến thức -Phân tích được ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện để giữ gìn sức khoẻ Xây dựng cho bản thân 1 kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, phân tích Thái độ: Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý và chất gây nghiện để giữ gìn sức khoẻ 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Ví dụ thực tế về tác hại của những gia đình có người nghiện ma tuý Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: Phản xạ có điều kiện, đại não 3. Phương pháp: Hoạt động nhóm nhỏ, hỏi đáp 4. Tiến trình: Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh0 Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Vai trò của tiếng nói, chữ viết? Vì sao nói tiếng nói, chữ viết là cơ sở để tư duy trừu tượng? ( 10 điểm ) Đáp án: Vai trò của tiếng nói, chữ viết ( phần I - 6 điểm ) Khi sử dụng tiếng nói, chữ viết để mô tả một sự vật hiện tượng ( mà khộng cần thấy có một sự vật hiện tượng đó ) làm cho người nghe hay người đọc có thể cảm nhận và tưởng tượng ra được. Do vậy con người có thể hiểu được nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong từ ngữ (4 điểm) Giảng bài mới Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy làm thế nào để hệ thần kinh hoạt động tốt Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ Mục tiêu: Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ và biết được biện pháp để có giấc ngủ tốt GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK / 172, chia nhóm thảo luận trả lời 2 câu hỏi( 3 phút ) Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? Muốn có giấc ngủ tốt cần những yều gì? HS nghiên cứu thông tin mục I SGK / 172, chia nhóm thảo luận trả lời 2 câu hỏi Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV chốt lại kiến thức đúng Tiểu kết Hoạt động 2: Biết cách lao động và nghỉ ngơi hợp lý Mục tiêu: TB được biện pháp bảo vệ hệ thần kinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK / 172 trả lời câu hỏi Tại sao không nên làm việc quá sức, thức quá khuya? HS: Không nên làm việc quá sức làm căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh, thức khuya thường xuyên, cơ thể và hệ thần kinh không phục hồi nên sức khoẻ giảm sút, cơ thể suy yếu, hoạt động ghi nhớ ( tạo đường liên hệ tạm thời) giảm nên thường lờ đờ, yếu dễ suy sụp cơ thể và bệnh Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh? HS: Dựa vào thông tin mục II trả lời câu hỏi GV chốt lại kiến thức đúng Tiểu kết Hoạt động 3: Tìm hiểu chất kích thích, chất gây nghiện Mục tiêu: Phân tích được tác hại của chất kích thích, chất gây nghiện đối với con người GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK trang 172, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 54/ 172 SGK (thời gian 4 phút) GV kẻ nhanh bảng 54/172 SGK lên bảng HS nghiên cứu thông tin mục III SGK trang 172, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 54/ 172 SGK Đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả vào bảng, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung GV chốt lại kiến thức đúng HS ghi kết quả bảng 54 vào tập học Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, là quá trình ức chế cuả não bộ; đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh Biện pháp để có giấc ngủ tốt Cơ thể sảng khoái Chỗ ngủ thuận tiện Không dùng chất kích thích Lao động và nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh Biện pháp: -Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ. -Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý -Sống thanh thản, tránh lo âu, phiền muộn -Tránh sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện III. tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh Chất kích thích: Rượu, chè, cà phê -Tác hại: Hoạt động vỏ não bị rối loạn.Trí mhớ kém, khó ngủ Chất gây nghiện: -Thuốc lá: làm cơ thể suy yếu, dễ mắc bện ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém -Ma tuý: Làm suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV. Mất nhân cách d. Củng cố và luyện tập Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?( phầnI) Kể tên một số chất kích thích, gây nghiện và tác hại của những chất đó đối với hệ thần kinh?( phần III) Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh? (phần II) e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Học bài, trả lời 2 câu hỏi SGK /173 Ôn tập chương thần kinh và giác quan Chuẩn bị bài mới: Xem lại kiến thức đặc điểm, vai trò của tuyến tuỵ ( Hệ tiêu hoá ) 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 tiet 57.doc