Giáo án Sinh học 8 - Tiết 45, Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức: không nên lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của da.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thảo luận nhóm.

- Trực quan.

- Vấn đáp – Tìm tòi.

- Trình bày 1 phút.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Mô hình cấu tạo da.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Khám phá:

 Cơ quan nào đóng vai trò chính trong hoạt động điều hoà thân nhiệt? Ngoài chức năng điều hoà thân nhiệt, da còn có những chức năng gì và có cấu tạo như thế nào để đảm bảo thực hiện các chức năng đó?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 45, Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 23 Tiết 45 CHƯƠNG VIII. DA BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tự nhận thức: không nên lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của da. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm. - Trực quan. - Vấn đáp – Tìm tòi. - Trình bày 1 phút. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Mô hình cấu tạo da. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá: Cơ quan nào đóng vai trò chính trong hoạt động điều hoà thân nhiệt? Ngoài chức năng điều hoà thân nhiệt, da còn có những chức năng gì và có cấu tạo như thế nào để đảm bảo thực hiện các chức năng đó? 2. Kết nối: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội Dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của da. - Yêu cầu HS quan sát Hình 41. Cấu tạo da , thực hiện lệnh ‚. - Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ cấu tạo da. - Yêu cầu HS đọc thông tin ¢, thảo luận nhóm 5 phút trả lời các câu hỏi ở phần lệnh ‚. - Gọi đại diện nhóm trình bày. ? Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? ? Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước? ? Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc? ? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá? ? Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? ? Tóc và lông mày có tác dụng gì? -GV nhận xét, rút ra kết luận. *Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của da. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 phút thực hiện lệnh ‚. - Gọi đại diện nhóm trình bày. ? Da có những chức năng gì? ? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ? ? Bộ phận nào của da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết? ? Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào? - GV nhận xét, rút ra kết luận. - HS quan sát Hình 41. Cấu tạo da , thực hiện lệnh ‚. - HS lên bảng vẽ sơ đồ cấu tạo da. - HS đọc thông tin ¢, thảo luận nhóm 5 phút trả lời các câu hỏi ở phần lệnh ‚. - Đại diện nhóm trình bày. - Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hoá sừng và chết. - Da mềm mại, không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da. - da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau đớn - Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi, khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co. - Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét. - Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và điều hoà nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước (khi đi dưới trời mưa) không chảy xuống mắt. - HS thảo luận nhóm 4 phút thực hiện lệnh ‚. - Đại diện nhóm trình bày. - Da tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này. - Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. - Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm. Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. - Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt. I - Cấu tạo của da: Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt; trong cùng là lớp mỡ dưới da. II - Chức năng của da: Da tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này. 3. Thực hành / luyện tập: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Lớp ngoài cùng của da là: a. Lớp bì. b. Lớp mỡ dưới da. c. Lớp biểu bì. d. Cơ. Câu 2: Các tế bào sắc tố của da nằm ở: a. Lớp bì. b. Lớp biểu bì. c. Lớp mỡ dưới da. d. a và b đúng. Câu 3: Cấu trúc có ở lớp trong cùng của da là: a. Tế bào mỡ. b. Tuyến mồ hôi. c. Sắc tố. d. Tuyến nhờn. 4. Vận dụng: - Học thuộc nội dung bài. - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục: “Em có biết?”. *Hướng dẫn về nhà: - Xem trước Bài 42: Vệ sinh da. Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 40 Cau tao va chuc nang cua da.doc