I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.
- Rèn kỹ năng vẽ hình và chú thích số.
3. Thái độ
Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
- Mẫu trai, ốc mổ sẵn.
- Mẫu trai, ốc để quan sát cấu tạo ngoài.
- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, ốc, mực.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Tổ chức
7A
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu nội dung cần quan sát đối với ốc, mực, trai?
3. Bài mới
9 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 21-24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung của thân mềm?
- Lựa chọn các cụm từ để hoàn thành bảng 1.
- GV treo bảng phụ, gọi HS lên làm bài.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS Đọc thông tin, quan sát hình và ghi nhớ sơ đồ cấu tạo chung gồm: vỏ, thân, chân.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào bảng.
- Đại diện nhóm lên điền các cụm từ vào bảng 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các đặc điểm
Đại diện
Nơi sống
Lối ống
Kiểu vỏ đá vôi
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1. Trai sông
Nước ngọt
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
2. Sò
Nước lợ
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
3. Ốc sên
Cạn
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
4. Ốc vặn
Nước ngọt
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
5. Mực
Biển
Bơi nhanh
Tiêu giảm
X
X
X
- Từ bảng trên GV yêu cầu HS thảo luận:
- Nhận xét sự đa dạng của thân mềm?
- Nêu đặc điểm chung của thân mềm?
- HS nêu được:
+ Đa dạng:
- Kích thước
- Cấu tạo cơ thể
- Môi trường sống
- Tập tính
+ Đặc điểm chung: cấu tạo cơ thể.
Kết luận
- Đặc điểm chung của thân mềm:
+ Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
+ Có khoang áo phát triển.
+ Hệ tiêu hoá phân hoá.
Hoạt động 2 Vai trò của thân mềm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 2 trang 72 SGK.
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV chốt lại kiến thức sau đó cho HS thảo luận:
- Ngành thân mềm có vai trò gì?
- Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm?
- HS dựa vào kiến thức trong chương và vốn sống để hoàn thành bảng 2.
- 1 HS lên làm bài tập, lớp bổ sung.
- HS thảo luận rút ra lợi ích và tác hại của thân mềm.
Kết luận:
Vai trò của thân mềm:
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại:
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
+ Ăn hại cây trồng.
4. Kiểm tra đánh giá
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì:
a. Thân mềm, không phân đốt.
b. Có khoang áo phát triển.
c. Cả a và b.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới dây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh.
a. Có vỏ cơ thể tiêu giảm.
b. Có cơ quan di chuyển phát triển.
c. Cả a và b.
Câu 3: Những thân mềm nào dưới đây có hại:
a. Ốc sên, trai, sò.
b. Mực, hà biển, hến.
c. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: con tôm còn sống, tôm chín.
======================
Tổ duyệt tiết 21,22
Ngày soạn: 31/10/2013 Ngày giảng: 4/11/2013
CHƯƠNG IV- NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
Tiết 23 - THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
- Giải thích được vì sao tôm lớn lên phải lột xác nhiều lần.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
+ GV: - Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
- Mẫu vật: tôm sông
- Bảng phụ nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
7A
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của thân mềm? Lấy ví dụ cho từng vai trò đó?
3. Bài mới
GV giới thiệu đặc điểm chung ngành chân khớp và đặc điểm lớp giáp xác như SGK. Giới hạn nghiên cứu là đại diện con tôm sông.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Cơ thể tôm gồm mấy phần?
- Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
-Yêu cầu HS bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường " tự vệ).
- Khi nào vỏ tôm có màu hồng?
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:
+ Quan sát mẫu, đối chiếu hình 22.1 SGK, xác định tên, vị trí phần phụ trên con tôm sông.
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 75 SGK.
- GV treo bảng phụ gọi HS dán các mảnh giấy rời.
- Gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ.
- Tôm có những hình thức di chuyển nào?
- Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
a. Vỏ cơ thể
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.
Kết luận:
- Cơ thể gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng.
- Vỏ:
+ Kitin ngấm canxi, tác dụng cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể.
+ Có sắc tố giúp màu sắc giống của môi trường.
b. Các phần phụ và chức năng
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, ghi kết quả quan sát ra giấy.
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận
Cơ thể tôm sông gồm:
- Đầu ngực:
+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.
+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Bụng:
+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
c. Di chuyển
- HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
Kết luận:
- Di chuyển:
+ Bò
+ Bơi: tiến, lùi.
+ Nhảy.
Hoạt động 2: Dinh dưỡng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
- Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?
- Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?
- Các nhóm thảo luận, tự rút ra nhận xét.
- GV cho HS đọc thông tin SGKvà chốt lại kiến thức.
Kết luận:
- Tiêu hoá:
+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.
- Hô hấp: thở bằng mang.
- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.
Hoạt động 3: Sinh sản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực và tôm cái.
- Thảo luận và trả lời:
- Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
- Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác và kết luận.
Kết luận:
- Tôm phân tính:
+ Con đực: càng to
+ Con cái: ôm trứng.
- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.
4. Củng cố
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì:
a. Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng.
b. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
c. Thở bằng mang.
Câu 2: Tôm thuộc lớp giáp xác vì:
a. Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp.
b. Tôm sống ở nước.
c. Cả a và b.
Câu 3: Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm
a. Bơi lùi
b. Bơi tiến
c. Nhảy
d. Cả a và c.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: 2 con tôm sông còn sống.
==========================
Ngày soạn: 01/11/2013
Ngày giảng: 08/11/2013
Tiết 24 - Bài 23 THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3. Thái độ
Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị cho 5 nhóm, mỗi nhóm.
- Tôm sông còn sống: 2 con.
- Chậu mổ, bộ đồ mổ, kính lúp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
7A
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày cấu tạo ngoài và cách dinh dưỡng của tôm sông?
3. Bài mới
GV nêu yêu cầu tiết thực hành.
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77).
- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.
Bảng 1: Ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
Ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước
a. Mổ tôm
- Cách mổ SGK.
- Đổ nước ngập cơ thể tôm.
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
+ Cơ quan tiêu hóa:
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A (SGK trang 78) nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
- Điền chú thích vào chữ số ở hình 23.3B.
+ Cơ quan thần kinh
- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.
+ Cấu tạo:
+ Gồm 2 hạch não với với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn.
+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi.
+ Chuỗi hạch thần kinh bụng.
- Tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu mổ.
- Chú thích vào hình 23.3C.
Bước 2: HS tiến hành quan sát
- HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót (nếu có).
- HS chú ý quan sát đến đâu, ghi chép đến đó.
Bước 3: Viết thu hoạch
- Hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1
- Chú thích các hình 23.1B, 23.3B, C thay cho các chữ số.
4. Củng cố
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ học thực hành.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm.
- GV căn cứ vào kĩ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để cho điểm các nhóm.
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
5. Dặn dò
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.
- Kẻ phiếu học tập và bảng trang 81 SGK vào vở.
Tổ duyệt tiết 23,24
File đính kèm:
- tiet 21-24.doc