I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.( SSSD từ rễ như củ khoai lang , thân như rau má , lá như lá bỏng . )
- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh, phân tích mẫu nhận biết kiến thức từ mẫu vật .
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ TV
II> TRỌNG TÂM:
- Phần 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa.
III. CHUẨN BỊ
GV: Mẫu vật : Rau má , gừng , nghệ có mầm , cỏ gấu , khoai lang có chồi , lá bỏng
HS: - Sưu tầm vật mẫu theo nhóm.
- Ôn lại kiến thức về biến dạng của thân, rễ .
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : KTSS
2. Kiểm tra miệng : Không
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 -Tiết 31, Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Nguyễn Thị Hồng Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 – bài 26
Tuần dạy : 15
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Bài26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.( SSSD từ rễ như củ khoai lang , thân như rau má , lá như lá bỏng . )
- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh, phân tích mẫu nhận biết kiến thức từ mẫu vật .
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ TV
II> TRỌNG TÂM:
- Phần 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa.
III. CHUẨN BỊ
GV: Mẫu vật : Rau má , gừng , nghệ có mầm , cỏ gấu , khoai lang có chồi , lá bỏng
HS: - Sưu tầm vật mẫu theo nhóm.
- Ôn lại kiến thức về biến dạng của thân, rễ .
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : KTSS
2. Kiểm tra miệng : Không
3. Bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: giới thiệu bài
Ở1 số cây có hoa : rễ thân lá ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy những cây đó được hình thành như nào ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá
* MT: biết sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa
GV cho HS quan sát từng vật mẫu kết hợp 4 hình SGK/47. Sau đó thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi SGK
? Cây rau má khi bò trên đất ẩm , mỗi mấu thân có hiện tượng gì ?
HS: Có rễ ăn sâu xuống đất
? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành 1 cây mới không ? Tại sao ?
HS : Có. Vì nó có đủ thân, lá, rễ
? Củ gừng để nơi đất ẩm có thể tạo thành những cây mới không ? Vì sao ?
HS : Được. Vì nó có chồi nách ( được lá vảy bảo vệ )
? Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao ?
HS: Được . Vì trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non ở bên trong , chồi này gặp đất ẩm sẽ nảy mầm thành cây mới
? Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Ví sao ?
HS : Được , vì ở kẻ lá sẽ mọc ra chồi con có đủ rễ, thân , lá
GV gợi ý: Nhớ lại kiến thức về các loại thân và rễ biến dạng
? Có những loại rễ biến dạng nào?
HS : rễ củ, rễ thở , rễ móc , rễ giác mút
? Có những loại thân biến dạng nào?
HS : thân rễ, thân củ , thân mọng nước .
@ Kết hợp với câu trả lời nhóm à hoàn thành bảng SGK/88 vào vở bài tập bằng phiếu học tập (có sẵn )
STT
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây?
Phần đó thuộc loại cơ quan nào ?
Trong điều kiện nào ?
1
Rau má
Thân bò
CQSD
có đất ẩm
2
Gừng
Thân rễ
CQSD
Nơi ẩm
3
Khoai lang
Rễ củ
CQSD
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
Lá
CQSD
Đủ độ ẩm
- Gọi đại diện nhóm điền vào từng mục ở bảng
HS quan sát bổ sung
GV nhận xét đánh giá.
? Vậy , một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo thành cây mới từ cơ quan gì ? cho VD ?
Hs : Tự trả lời
* Hoạt động 3: Rút ra khái niệm “Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên của cây”
* MT: nêu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
HS xem lại bảng hoàn thành ở mục I suy nghĩ tìm từ cần điền vào chỗ trống trong SGK để có thể khái niệm đơn giản sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
? Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?
GV gọi 1 vài hs đọc kết quả
HS khác nhận xét bổ sung
HS rút ra KL
GV hỏi: Tìm từ trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?
HS: Cỏ tranh, cỏ gấu, sài đất
? Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó ? (nhất là cỏ gấu) ? Vậy cần có biện pháp gì ?
HS: Vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẫu thân rễ và từ đó có thể mọc chồi ra và phát triển thành cây mới rất nhanh .Cần phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất .
* GD HS : lòng yêu thích bộ môn và cách chăm sóc bảo quản cây xanh vào giai đoạn đơm hoa kết trái
*** GD TH BVMT : Tiêu diệt cỏ dại giành thức ăn , chất dinh dưỡng của cây trồng
I Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa.
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng ( reà , thân , lá)
VD: + Cây rau má : thân bò
+ Cây gừng : thân rễ
+ Khoai lang : rễ củ
+ Lá thuốc bỏng : lá
II.Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên của cây
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng tạo thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ , thân , lá ) của cây mẹ
4. Câu hỏi bài tập củng cố
? Kể tên 1 số cây có khả năng sinh sản bằng thân bò, thân rễ, bằng lá ?
HS: + Cây rau má : thân bò
+ Cây gừng : thân rễ
+ Khoai lang : rễ củ
+ Lá thuốc bỏng : lá
? Khoai tây sinh sản bằng gì ?
HS: Thân củ. Củ khoai tây là 1 phần thân của cây nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dự trữ. Nếu quan sát thật kỹ thấy trên củ có những vảy nhỏ che chồi non bên trong
? Tại sao khi trồng khoai lang người ta không trồng bằng củ ?
HS: Vì để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn
5. Hướng dẫn hs tự học
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Vẽ hình 26.1 đến 26.4
- Chuẩn bị : “ Sinh sản sinh dưỡng do người ”.
- Quan sát mang đến lớp : ngọn mía, ngọn rau muống, ngọn khoai lang đã giâm ra rễ.
- Ôn lại kiến thức về chức năng vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây
- Tìm hiểu khái niệm giâm cành , cách chiết cành , cách ghép cây ..
5. Rút kinh nghiệm
+ Nội dung :
+ Phương pháp :
+ Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :
File đính kèm:
- sinh 6 tiet 30.doc