Giáo án Sinh học 6 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

 - Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

 - Phân biệt được môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương

 - Mô tả được con đường xuất, nhập bào

 - Phân biệt được ẩm bào và thực bào

 2. Kĩ năng

 - Phát triển và rèn luyện một số kĩ năng: Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp và khái quát hóa

 - Vận dụng kiến thức liên bài, liên môn và kết hợp với kiến thức thực tế

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Ngày soạn: Lớp: Ngày giảng: Giáo sinh: Bùi Thị Phúc K33B- SP Sinh Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thanh Bình BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động - Phân biệt được môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương - Mô tả được con đường xuất, nhập bào - Phân biệt được ẩm bào và thực bào 2. Kĩ năng - Phát triển và rèn luyện một số kĩ năng: Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp và khái quát hóa - Vận dụng kiến thức liên bài, liên môn và kết hợp với kiến thức thực tế 3. Giáo dục - Nhận thức đúng quy luận vận động của vật chất sống cũng tuân theo quy luật vật lí, hóa học - Giúp củng cố, hình thành thế giới quan khoa học, duy vật biện chứng cho học sinh II. Phương tiện dạy học - Hình 11.1, 11.2, 11.3 trong SGK phóng to - Một số hình ảnh, video bên ngoài có liên quan III. Phương pháp - Trực quan vấn đáp - Thuyết trình IV. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? - Tại sao nói cấu trúc của màng sinh chất là theo mô hình khảm động? 3. Bài mới - Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường, các chất ra vào tế bào đều phải đi qua màng sinh chất, mà ở bài 10 ta đã đi tìm hiểu về cấu trúc của màng. Vậy từ cấu trúc này các chất có thể ra vào tế bào theo những phương thức nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 11. Thời gian Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung ghi - GV đưa ra một vài ví dụ: + Khi mở nắp lọ nước hoa + Khi nhỏ giọt mực tím vào cốc nước Hỏi hs: Sau một thời gian hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? - Hs: Mùi nước hoa lan khắp phòng, mực tím hòa dần vào nước làm nước có mầu tím nhạt. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa vào không khí, các phân tử mực tím vào trong nước. - Gv: Đối với màng sinh chất của tế bào đó cũng là sự vận chuyển thụ động. Vậy thế nào là vận chuyển thụ động ta cùng đi tìm hiểu khái niệm của nó. - Gv: Y/c hs quan sát hình 11.1 a,b và chú thích cho học sinh các thành phần của màng, chất tan, giả sử phía trong và phía ngoài màng để học sinh dễ quan sát. Yêu cầu học sinh nhận xét nồng độ các chất trong và ngoài màng? Chiều di chuyển của các chất là như thế nào? - Hs: Quan sát hình vã và trả lời câu hỏi - Gv: Đây cũng chính là những đặc điểm của vận chuyển thụ động. Vậy vận chuyển thụ động là gì? - Hs: Nêu khái niệm - Gv: Chuẩn hóa -Gv: Vậy nguyên lí của vận chuyển thụ động là gì? -Hs: Nghiên cứu SGK trả lời -Gv: Nói thêm nồng độ chất tan cao thì lượng các phân tử nước tự do thấp, nồng độ chất tan thấp thì lượng phân tử nước tự do cao =>Chất tan di chuyển tự nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng chất tan thấp còn nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao -Gv: Với nguyên lí như trên thì vận chuyển thụ động có thể đi theo những con đường nào chúng ta cùng đi nghiên cứu phần 3 -Gv: Tiếp tục quan sát hình 11.1 a,b và cho biết các chất được vận chuyển qua những thành phần nào của màng? -Hs: qua lớp kép photpholipit và qua protein -Gv: Đúng vậy qua đó cũng tương đương có 2 con đường -Gv: Nêu đặc điểm của các chất đi qua 2 con đường trên? -Hs: Nghiên cứu SGK trả lời -Gv cung cấp thêm: Protein vận chuyển có cấu trúc phù hợp với chất cần vận chuyển hoặc các cổng chỉ mơ cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng -Gv: Vậy vận chuyển thụ động có bị ảnh hưởng không? Nếu có thì đó là những yếu tố nào? -Hs: Trả lời -Gv: Bổ sung thêm yếu tố nhiệt độ -Gv: Tương ứng với sự chênh lệch nồng độ chất tan mà ta có 3 loại môi trường tương ứng: Ưu trương, nhược trương, đẳng trương Vậy hãy nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là ưu trương, nhược trương, đẳng trương -Hs: Nghiên cứu SGK trả lời -Gv: Lấy VD khi ngâm rau sống vào nước muối rau nhanh héo, muối dưa lúc đầu rau quắt lại sau đó trương to lên - Gv: Cho hs quan sát tranh vẽ hình kênh mương Vào mùa khô muốn lấy nước từ mương (thấp) lên ruông (cao) phải làm như thế nào? -Hs: Dùng bơm, tát nước - Gv: đúng vậy, với vận chuyển thụ động cũng tương tự như vậy y/c hs quan sát hình 11.1 c có nhận xét gì về nồng độ các chất tan trong và ngoài màng? Quá trình này có tiêu tốn năng lượng không? -Hs: Trả lời -Gv: Đây là những đặc điểm của vận chuyển chủ động. Vậy vận chuyển chủ động là gì? -Hs: trả lời -Gv: cho học sinh theo dõi video về quá trình vận cuyển các chất (Na- K). Nêu cơ chế vận chuyển chủ động? -Hs: Trả lời -Gv: Các chất được vận chuyển qua thành phần nào của màng trong vận chuyển chủ động? - Hs: Trả lời -Gv: Vậy theo em vận chuyển chủ động có vai trò gì? -Hs: Suy ngĩ trả lời -Gv: lấy vd ở ống thận của người nồng độ glucoz trong nước tiểu cao hơn trong máu, nhừn glucoz vẫn được thu hồi về máu -Gv: Có một số chất không thể đi vào TB qua lớp photpholipit kép hay kênh protein, mà tế bào lại rất cần thiết vậy TB lấy chúng bằng cách nào? Chúng ta cung đi nghiên cứu phần III -Gv: hãy quan sát hình 11.2 đó là quá trình nhập bào, Em có nhận xét gì về MSC khi lấy thức ăn vào? -Hs: quan sát hình trả lời -Gv: Vậy nhập bào là gì? -Hs: Nêu khái niệm -Gv: Quan sát tiếp hình 11.2 cho biết nhập bào có mấy dạng? -Hs: Tả lời -Gv: vậy trong hình trên đâu là thực bào, ẩm bào? Vì sao? -Hs: trả lời -Gv: y/c hs nêu diễn biến -Hs: nghiên cứu SGK trả lời -Gv: Đây là phương thức ngược với nhập bào. Vậy xuất bào là gì? -Hs: Nêu khái niệm I. Vận chuyển thụ động 1. Khái niệm vận chuyển thụ động - Vận chuyển thụ động là pg]ơng thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng ATP 2. Nguyên lí của vận chuyển thụ động - Là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp theo chiều gradien nồng độ 3. Các con đường của vận chuyển thụ động - Có 2 con đường + Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpolipit kép: Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2, O2 + Khuếch tán qua kênh protein: Các chất phân cực và có kích thước lớn như gluco, axit amin. - Nước thẩm thấu qua kênh protein đặc biệt là aquaporin 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến vận chuyển thụ động - Chênh lệch nồng độ chất tan - Bản chất của các chất được vận chuyển - Nhiệt độ * Dựa vào sự chênh lệch nồng độ chất tan có 3 loại môi trường tương ứng - Môi trường ưu trương: Nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn bên trong tế bào => chất tan di chuyển vài bên trong tế bào, nước từ trong tế bào ra ngoài - Môi trường đẳng trương: nồng độ chất tan bên trong và bên ngoài bằng nhau => nước, chất tan ra vào tế bào bằng nhau - Môi trường nhược trương: nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn bên trong tế bào => nước đi vào tế bào, chất tan từ tế bào đi ra môi trường II. Vận chuyển chủ động 1. Khái niệm vận chuyển chủ động - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng ATP 2. Cơ chế của vận chuyển chủ động -ATP kết hợp với protein đặc hiệu cho từng chất - Protein biến đổi để phù hợp với các chất, rồi đưa từ ngoài vào tế bào hoặc từ tế bào ra ngoài - VD: Bơm Na – K 3. Con đường vận chuyển chủ động - Qua kênh protein 4. Vai trò của vận chuyển chủ động - Giúp TB lấy các chất cần thiết và loại bỏ những chất không cần thiết ngay cả khi nồng độ chúng thấp hơn III. Nhập bào và xuất bào 1. Nhập bào a. Khái niệm - Là phương thức TB đưa các chất vào bên trong TB bằng cách biến dạng MSC b. Phân loại - Thực bào: TB lấy các chất rắn có kích thước lớn như tế bào vi khuẩn, mảnh vụn hữu cơ, mảnh vỡ TB - Ẩm bào: Đưa các giọt dịch vào bên trong tế bào c. Diễn biến - Màng TB lõm vào bao lấy đối tượng - Nuốt đối tượng vào trong, đối tượng được bao bọc bởi bong nhập bào - Lizoxom liên kết với bong nhập bào tiết enzim phân hủy 2. Xuất bào - Là phương thức TB đưa các chất ra bên ngoài bằng cách biến dạng MSC 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm vận chuyển thụ động, chủ động - Nêu được cơ chế 2 phương thức này - Nêu khái niệm nhập bào, xuất bào 5. Dặn dò - Về nhà trả lời câu hỏi và làm bài tập cuối bài - Đọc kĩ bài thực hành

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH.doc