Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm - Năm học 2009-2010 - Đào Thị Hậu

Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, để kết hợp giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một thầy cô giáo nói chung, mẫu mục về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học. Người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các vấn đề của lớp chủ nhiệm để giải quyết. Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh.

Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. Thông qua tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm - Năm học 2009-2010 - Đào Thị Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng, Thực chất của quá trình giáo dục cá biệt là vận dụng “Tâm lý học lứa tuổi” để giáo dục học sinh, xử lý các tình huống mà người giáo viên gặp phải trong dạy học nói chung và trong công tác chủ nhiệm nói riêng. Vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt và giáo dục tập thể người giáo viên phải đo được mức độ hành vi, nắm được tâm lí chung của tập thể cũng như tâm lý chung của cá nhân. Nếu không đáng khen mà khen quá lời, chỉ đáng nhắc nhở nhưng vì lẽ nào đó giáo viên cảnh cáo, phê bình sẽ dễ làm cho học sinh chán nản, mất lòng tin, bi quan, Để vận dụng phương pháp này hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần nắm được tâm lý của từng cá nhân trong lớp cũng như tâm lí – tính cách chung của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Trên cơ sở đó việc chủ nhiệm sẽ hiệu quả hơn. Muốn hiểu tâm lý học sinh, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, cộng đồng, gia đình, Nghiên cứu đặc điểm học sinh là việc làm hết sức quan trọng. Vì chỉ trên cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại nhóm theo các đặc điểm về học lực, tính cũng như hoàn cảnh. Ví dụ: Giáo viên có thể hiểu rõ tính cách của học sinh mình nếu chịu quan sát kĩ các em qua các buổi lao động, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi hội thao, Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các biện pháp nghiên cứu, phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Chỉ trên cơ sở biết được nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm tâm lý của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động, giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Ví dụ 1: Đều là hiện tượng học yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em do phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp thu bài, Ví dụ 2: Trong lớp tôi, đầu năm học có hai học sinh có biểu hiện chán học, thường xuyên nghỉ học không phép, trốn tiết là emLinh và em Tùng. Qua tìm hiểu cùng với các thông tin từ BCS lớp có thể chỉ ra các nguyên nhân: Đối với em Linh chủ yếu do sự bất hòa trong gia đình, em Linh sống với dì. Em Tùng chán học do tham gia đá gà ở nơi cư trú, ở nhà gia đình không quản lý. Khi giáo viên đã nắm được nguyên nhân của hành vi thì trên cơ sở tâm lý – tính cách của học sinh giáo viên đưa ra biện pháp xử lý kịp thời với học sinh. Việc xử lý kịp thời các hành vi sai trái rất quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu qủa khó lường bởi tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình của học sinh. Trong quá trình lý thì cần chú ý đến tính cách của học sinh để có biện pháp phù hợp, nếu không sẽ phản tác dụng. Ví dụ: Nếu một học sinh có lòng tự trọng cao thì không nên trách móc, bới tội trước lớp. Trong trường hợp này giáo viên nên gặp trực tiếp. Cách xử lý trên cũng phù hợp với học sinh có lỗi mà biết nhận lỗi và sửa, học sinh dễ “mủi lòng”. Trong trường hợp này giáo viên nên sử dụng nhiều câu biểu cảm, thể hiện thái độ, tâm trạng của chính mình. Trước học sinh lỳ lợm, bất cần đời thì biện pháp tốt nhất là tìm hiểu điểm yếu về tình cảm của đó, từ đó tác động trực tiếp. Những học sinh kiểu này giáo viên không nên la mắng, khiêu khích vì các em rất dễ làm liều. Với học sinh có tính ganh đua thì nên khiêu khích, so sánh em đó với một học sinh nào đó hơn em Lê- nin từng có khẩu hiệu trong Cách mạng tháng 10 là: “hòa bình bánh mì”. Tuy học hành sẽ mang lại cái lợi lâu dài nhưng các em cũng không quên cái lợi trước mắt cũng giống như hòa bình mà không có gì ăn mà chiến tranh có cái ăn còn hơn. Chính vì vậy cho các em thấy cái lợi trước mắt cũng là một biện pháp giúp các em học tốt. Bên cạnh đó cũng không quên cho các em thấy cái lợi lâu dài của việc học. Ví dụ: Cái lợi trước mắt có thể là: được phiếu học tốt, tuyên dương trước cờ, có giấy khen – phần thưởng ở cuối học kì, Cái lợi lâu dài thì tùy thuộc vào từng môn. Lợi ích lâu dài có thể là: nếu có nghề nghiệp thì không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như làm ruộng nhưng tiền lương vẫn cao, làm việc trong phòng máy lạnh, được đi đây đi đó, Học sinh cũng như bất cứ người nào, khi có lỗi thường che dấu. Bởi vậy trước khi xử lý, bằng mọi cách phải cho các em thấy lỗi và nhận lỗi của mình. Làm vậy trước hết học sinh sẽ nể vì các em không thể dấu nổi hành vi sai trái của mình và học sinh sẽ có cảm giác thầy luôn biết những việc mình làm. Đó là cơ sở để các biện pháp xử lý của mình có hiệu quả. Khi xử lý tình huống cần bảo đảm giữ được thể diện cho các em, làm cho học sinh thấy mình được tôn trọng nhưng cũng cần cho học sinh thấy sự nghiêm túc và cứng rắn của thầy. Ví dụ: Ở lớp 12C có hai học sinh thường xuyên tham gia cá cược ở nơi sống (em Bình và em T ùng). Trước tình huống này tôi không xử lý trước lớp mà gọi các em lên văn phòng. Trước hết tôi đặt câu hỏi cho hai em tự nhận lỗi nhưng các em lại chối lỗi. trước tình hình đó tôi đặt câu hỏi: - Các em có biết chú Nghĩa ở Hiệp Cát không? - Em có biết. - Chú ấy là công an xã Hiệp Cát . Hôm trước cô qua xã có nghe chú Nghĩa nói là có một số học sinh Hiệp Cát học ở tham gia cá cược đá gà. Số học sinh này đã được lập danh sách để gửi về trường. Cô mượn danh sách thì trong đó có hai em. Trước câu nói đó của tôi thì hai em cúi mặt, im lặng. Tôi tiếp: - Nếu các em nói không tham gia thì có lẽ bên an ninh xã họ nhầm tên. Nhưng nếu có, họ gửi danh sách qua trường thì chắc chắn các em sẽ bị kỉ luật. Bây giờ nên nói thật để cô còn biết đường. Nghe xong cả hai đều nói: Có, chúng em có tham gia. Bây giờ làm sao hả cô? Như vậy học sinh đã nhận lỗi, lo lắng về hành vi của mình và sơ bị kỉ luật. Có nghĩa là các em vẫn coi trọng việc học. Từ đó tôi giải thích cho các em cái hại của việc tham gia đá gà cũng như các trò cờ bạc. Tôi yêu cầu các em viết bản tự kiểm. Cả hai đều hứa sẽ không lặp lại hành vi này. Cho đến bây giờ, qua quá trình theo dõi của em Bình thì không thấy hai học sinh này tham gia nữa. Điều quan trong trong việc vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt là phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi, tính cách tâm lí, thái độ từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Trong xử lý cần tôn trọng nhân cách học sinh và phải cho các em thấy được điều này. Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh: + Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp. + Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu. + Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh. + Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. + Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản lĩnh của mỗi thành viên. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp mà tôi đã thực hiện. Sau đây tôi xin nêu một vài kết quả đạt được để minh họa. 1. Kết quả 1.1, Duy trì sĩ số: Đầu năm lớp có 54 học sinh. Cuối học kì lớp có 54 học sinh, không giảm sĩ số. 1.2, Chất lượng hai mặt giáo dục ở HK I Tổng hợp chất lượng hai mặt ở HK I Hạnh kiểm Học lực Tốt 24 Giỏi / Khá 30 Khá 19 TB / TB 35 Yếu / Yếu / 1.3, Tham gia phong trào: - Lớp tham gia tất cả các phong trào do nhà trường cũng như các tổ chức phát động và đạt được một số kết quả như sau: 1. Giải nhì đợt trang trí phòng học đầu năm. 2. Giải nhì hội thi nội san chào mừng 20- 11 3. Giải nhất cầu lông nữ Hội thao chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 4. Giải nhì Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 2. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của nó. Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người. Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học. Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình. Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho học sinh cảm thấy an tâm vì thầy cô luôn ở bên – các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động Chúng ta không nên áp dụng dập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”. Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS, Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cuối cấp THPT”. Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”. Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học 3. Kiến nghị (đối với nhà trường): Thành lập tổ chủ nhiệm trong trường, thông qua đó các GVCN có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp nhau làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện để mọi giáo viên đều được làm công tác chủ nhiệm. Chỉ khi không hoàn thành nhiệm vụ mới bãi nhiệm và giao lớp đó cho giáo viên khác. 4. Lời kết: Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc rút và thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của BGH nhà trường, của các đồng chí tổ trưởng, các đồng chí đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để giúp hoàn thành tốt công việc được giao và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.

File đính kèm:

  • docSKKN cong tac chu nhiem 2010.doc
Giáo án liên quan