Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Đối với giáo dục, thể dục thể thao là bộ phận của một nền giáo dục, là một mặt của giáo dục toàn diện, nó có tác dụng rất lớn đối với các mặt giáo dục khác. Một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất con người. Nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lí và toàn diện.
Trong nhà trường, môn thể dục là một môn học trong những năm gần đây đã được sự quan tâm của ngành giáo dục và toàn bộ xã hội. Môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển hài hòa để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học văn hoá khác.
Điền kinh chiếm một vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất trong trường học, được sử dụng trong các giờ chính khóa đối học sinh trung học cơ sở. Nhảy xa là một trong những học phần cơ bản của nội dung điền kinh được đưa vào giảng dạy ở khối lớp 8,9 thể hiện được sự kế thừa phù hợp với nội dung bật nhảy ở lớp 6, 7 trước đó, là tiền đề để phát huy các tố chất kỹ thuật, nâng cao sức mạnh, sức bật của đôi chân và nâng cao kỹ năng vận động.
Trong các môn của điền kinh, nhảy xa là một trong
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm cải thiện và nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thạch Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giản, tự nhiên nhất, phù hợp với người mới tập. Sau khi bay ở tư thế “bước bộ” được 1/3 – 1/2 cự ly, sau đó kéo chân giậm lên song song với chân phía trước (chân lăng) và nâng 2 đùi lên sát ngực. Ở tư thế này thân trên không nên gập nhiều về trước tạo thành tư thế ngồi. Tiếp đó, trước khi rơi xuống hố cát 2 chân hầu như được duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời 2 tay đánh mạnh từ trước ra sau để giữ thăng bằng.
Kỹ thuật nhảy xa được chia thành 4 giai đoạn:
- Chạy đà
- Giậm nhảy
- Trên không
- Tiếp đất
Nhảy xa là nội dung kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục. Ở bậc THCS, nội dung nhảy xa trong phân phối chương trình có thời lượng là 16 tiết ở khối 8 và 15 tiết ở khối 9 được học cùng với môn đá cầu và chạy bền.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và tổ chuyên môn.
- Có sân bãi học môn thể dục riêng
- Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục nhiều năm
- Đa phần học sinh học tích cực, hăng hái tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn, sửa sai
- Hiện nay công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.
b. Khó khăn
- Một bộ phận học sinh chưa tích cực tham gia học tập, khả năng tiếp thu hạn chế, một bộ phận phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng về lợi ích, tác dụng của luyện tập TDTT nên chưa có sự quan tâm.
- Sân bãi dụng cụ tập luyện chưa đảm bảo.
- Ở lứa tuổi học sinh lớp 9 đang có sự chuyển giao về sự phát triển tâm sinh lý giữa lứa tuổi trẻ con và tuổi trưởng thành nên thường hay có biểu hiện thiếu tích cực trong tập luyện thể dục, đặc biệt là đối với học sinh nữ.
- Tầm vóc học sinh cơ bản là nhỏ so với lứa tuổi
2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng
Kết quả đánh giá thành tích đạt được của học sinh lớp 9 năm học 2012- 2013 ở trương THCS Thạch Đồng trước khi tiến hành nghiên cứu thông qua kết quả tiết kiểm tra nhảy xa:
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
Đạt
Chưa đạt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
29
17
58.2
12
41.8
9B
28
15
53.5
13
46.5
Thành tích trung bình là 3.6m, đạt cao nhất là: 4.27(Nam), 3.46(Nữ). Thấp nhất là: 2.84m(Nam), 1.92(Nữ).
Qua kết quả trên có thể đánh giá ban đầu về mức thành tích trên là thấp so với mặt bằng chung hiện nay. Để từng bước khắc phục những yếu điểm trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp bằng cách ứng dụng những bài tập sẵn có trong chương trình được sắp xếp lại cho phù hợp nhằm giúp học sinh cải thiện và nâng cao thành tích nhảy xa cao hơn so với hiện tại.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật nhảy xa
Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy
Dạy kỹ thuật giậm nhảy và trên không
Dạy kỹ thuật tiếp đất
5. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi"
6. Thực hiện tốt, dứt điểm việc sửa lỗi kỹ thuật cho học sinh trong từng giai đoạn kỹ thuật
IV. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật nhảy xa
- Phân tích yếu lĩnh của các giai đoạn kỹ thuật.
- Cho học sinh xem tranh ảnh kỹ thuật.
- Giáo viên làm mẫu kĩ thuật động tác.
- Cho học sinh nhảy thử và ghi lại những đặc điểm của học sinh.
2. Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy
- Thực hiện giậm nhảy liên tục 3 bước đà trên đường chạy.
- Thực hiện giậm nhảy và bước bộ bằng các bước đà 3- 5, 5- 7, 7 - 9 bước đà....
- Tập cách xác định cự ly chạy lấy đà, và tập chạy đà trên đường chạy nhảy xa.
- Chạy toàn bộ đà có kết hợp động tác giậm nhảy nhẹ nhàng của riêng chân giậm rồi tiếp tục chạy qua ván giậm
- Xác định vạch kiểm tra ở 4 bước cuối cùng và học cách điều chỉnh cự li chạy đà.
3. Dạy kỹ thuật giậm nhảy và trên không
- Xác định chân giậm nhảy: nhảy thử vài lần để học sinh tự lựa chọn chân giậm nhảy
- Thực hiện tại chỗ một bước đặt chân giậm nhảy và đưa chân đá lăng ra trước kết hợp đánh tay (chú ý dạy kết hợp động tác đánh tay, nếu khó khăn có thể dạy riêng động tác đánh tay trước)
- Thực hiện như trên nhưng có bật nhẹ lên và rơi xuống bằng chân đá lăng.
- Thực hiện một bước giậm nhảy liên tục trên sân hoặc trên đường chạy, rơi xuống bằng chân đá lăng.
- Nhảy với đà ngắn, giữ tư thế bước bộ và rơi xuống hố cát bằng chân đá lăng (3 - 5 - 7 bước).
- Chạy đà ngắn giậm nhảy đầu chạm hoặc với tay lên vật treo cao.
- Chạy đà ngắn giậm nhảy vượt qua xà thấp 50 - 60 cm đặt cách ván giậm nhảy khoảng 1/3 đường bay.
- Nhảy có mang thêm vật nặng (3 - 5kg).
- Giáo viên làm mẫu và giảng giải kỹ thuật trên không "Kiểu ngồi" kết hợp với xem tranh ảnh kỹ thuật.
- Chạy đà ngắn giậm nhảy, giữ tư thế bước bộ đến 1/3 quãng đường bay thì thu chân giậm về trước, 2 chân đưa cao duổi cẳng chân rơi xuống đất.
- Chạy đà 5 - 9 bước giậm nhảy thực hiện nhảy xa "Kiểu ngồi".
- Chạy đà trung bình và đà dài thực hiện nhảy xa "Kiểu ngồi".
4.Dạy kỹ thuật tiếp đất
- Tại chỗ bật xa bằng hai chân.
- Nhảy với đà ngắn qua xà ngang thấp 20 - 40 cm, đặt cách điểm rơi 1 mét.
- Nhảy với đà ngắn, thực hiện duỗi chân chạm vào dấu quy định ở điểm rơi.
5. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi"
- Củng cố và hoàn thiện từng phần của kỹ thuật.
- Cho học sinh chạy đà tự do thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy xa.
- Thực hiện toàn bộ kỹ thuật với đà ngắn, trung bình và dài.
- Tập các động tác chuyên môn để phát triển thể lực.
- Kiểm tra, thi đấu.
6. Thực hiện tốt, dứt điểm việc củng cố, sửa lỗi kỹ thuật cho học sinh trong từng giai đoạn kỹ thuật
+ Giai đoạn chạy đà:
- Tập tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà.
- Cho học sinh đo đà và đánh dấu mức đà, tập lập lại nhiều lần kỹ thuật đó.
- Chạy đà nhiều lần chú ý nhịp điệu chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy tốt.
- Sử dụng vạch báo hiệu để điều chỉnh đà.
- Chạy lấy đà với tốc độ cao nhiều lần trên đường chạy (hướng đà và tốc độ).
+ Giai đoạn giậm nhảy:
- Bước cuối cùng bước nhanh, mạnh tiếp đất cả bàn chân.
- Xây dựng bài tập giậm nhảy bước bộ duỗi mạnh chân giậm thẳng.
- Tập nhảy xa giậm nhảy nhanh, mạnh.
- Tập các bài tập bổ trợ dưới hình thức trò chơi phát triển sức mạnh chân.
Ví dụ: Trò chơi lò lò tiếp sức, nhảy bậc, nhảy ô....
+ Giai đoạn trên không:
- Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh.
- Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước bộ sau đó thu chân giậm.
- Tập tại chỗ bật xa.
- Chạy đà 3 bước giậm nhảy thu chân qua xà thấp.
- Tập bước bộ thu chân, chú ý giữ chân giậm thẳng, phối hợp tốt chân lăng và 2 tay thăng bằng tư thế ngay ngắn.
+ Giai đoạn tiếp đất (chạm cát):
- Tập bật xa, chủ động nâng được đùi và với cẳng chân ra trước.
- Bật từ trên cao xuống hố cát chủ động chùng gối khi chạm cát và chuyển trọng tâm về trước.
- Phối hợp động tác đánh tay với động tác chân và thân người hợp lí khi tiếp đất.
- Phối hợp toàn bộ kỹ thuật chú ý động tác khi tiếp đất.
Trong giảng dạy từng giai đoạn giáo viên cần sửa sai kịp thời trong từng giai đoạn và xây dựng kinh nghiệm giai đoạn đó cho học sinh. Hoàn chỉnh các giai đoạn đó để hình thành một kỹ thuật hoàn thiện. Trong giờ học luôn quan tâm đến đối tượng học sinh để những em giỏi, khá không chủ quan, những em yếu không chán nản, động viên khích lệ học sinh kịp thời tạo cho các em hứng thú, tích cực, tự giác luyện tập.
V. KIỂM NGHIỆM
Từ những giải pháp được nêu trong đề tài, trải qua thời gian ứng dụng vào thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được những kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
Đạt
Chưa đạt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
26
22
84.6
04
15.4
9B
27
22
81.4
05
18.6
Thành tích trung bình là 4.06m, đạt cao nhất là: 4.95 (Nam), 3.92 (Nữ). Thấp nhất là: 3.46m (Nam), 2.92 (Nữ). So sánh với trước khi áp dụng đề tài thì kết quả xếp loại đạt của học sinh đã tăng lên 27.1%, thành tích trung bình của học sinh tăng 0.46m.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Thạch Đồng, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trong quá trình giảng dạy môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng ở trường THCS. Muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và thành tích của học sinh , trước hết người giáo viên phải tìm ra được một số phương pháp và bài tập tập luyện phù hợp với đối tượng học sinh, với thực tế địa phương.
- Qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp và thực tế quá trình giảng dạy. Tôi đã tìm ra các bài tập và vận dụng trong quá trình giảng dạy dối tượng học sinh lớp 9 THCS mà chúng tôi đã nghiên cứu trong đề tài.
- Sau khi áp dụng những giải pháp nghiên cứu đã nêu trong đề tài mà tôi đưa ra cho đối tượng nghiên cứu kết quả đạt được cao hơn so đối tượng khi chưa tiến hành ngiên cứu. Do vậy các bài tập và phương pháp tập luyện môn nhảy xa mà tôi lựa chọn là phù hợp với đối tượng học sinh THCS
2. Đề nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số kiến nghị như sau:
- Có thể ứng dụng các phương án tập luyện trên trên cho tất cả các khối 8, 9 của trường
- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số bài tập phối hợp nâng cao đối với các nội dung chương trình giảng dạy của môn học khác cho phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho việc đáp ứng yêu cầu giảng dạy được tốt hơn. Góp phần phong phú hơn trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao trong trường học.
- Do chương trình ở bậc THCS chỉ có 2 tiết/ tuần. Vì vậy cần tăng cường thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi đấu giao lưu cho học sinh, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và sức khỏe.
- Cần quan tâm đầu tư thêm về đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn thể dục.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình giảng dạy của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của Hội đồng khoa học và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thạch Thành, ngày 2 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân, không sao chép nội dung của người khác.
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem.doc