Dạy và học môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT đã và đang được Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn rất quan tâm. Trong những năm qua việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông đã được đẩy mạnh thực hiện và bước đầu đã thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực.
37 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền đạt cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để từ đó đưa ra phương án soạn giáo án và lên lớp cho phù hợp với từng lớp. Để chuẩn bị thực hiện bài giảng, giáo viên cần kiển tra lại giáo án (bổ sung những sự kiện chính trị, kinh tế, pháp luật, đạo đức). Những bổ sung này thường tạo ra sự hứng thú cho người học. Giáo viên cần sắp xếp kiến thức cho phù hợp đối tượng học sinh của từng lớp. Công việc chuẩn bị này là cần thiết vì nó quyết định tính chủ động của người dạy.
Có ba khâu rất quan trọng đối với người giáo viên đó là lập kế hoạch cho bài dạy, lập đề cương cho bài giảng và soạn giáo án. Việc lập đề cương cho bài giảng có vai trò đặc biệt quan trọng, lập đề cương cũng giống như người làm nghệ thuật vừa là người viết kịch bản, người đạo diễn vừa là một trong hai nhận vật chính của tác phẩm đó, chỉ khi nào người giáo viên luôn tự xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình một cách rõ ràng thì mới là điều kiện tiên quyết cho chất lượng dạy và học.
- Cần nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học và học môn Giáo dục công dân theo hướng dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực là phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc “ học đi đôi với hành”, “ lý luận gắn liền với thực tiễn”. Thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động dạy học, gắn hoạt động dạy học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động và hoạt động thực tiễn ở các đại phương để hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan và củng cố niềm tin, kĩ năng, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của học sinh.
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu kiến thức bài học trước khi lên lớp: Giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn cho học sinh đọc trước sách giáo khoa và tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa của bài giảng. Việc làm này sẽ tạo ra tính chủ động của người học. Do rất nhiều nguyên nhân, nhiều giáo viên bỏ qua khâu này nên trong giờ dạy nên lớp, học sinh sẽ thụ động lắng nghe bài giảng, khó lính hội được kiến thức. Chỉ trên cở giáo viên chủ động giảng dạy, trò chủ động học tập thì mới thực thi được phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả.
- Giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung tiết dạy, từng đơn vị kiến thức và đối tượng học sinh: Đối với từng bài, từng phần, xuất phát từ mục tiêu môn học, của yêu cầu đổi mới dạy học, từ đối tượng học sinh và đặc biêt xuất phát từ đặc điểm tri thức của bộ môn, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp để trang bị những kiến thức cơ bản trọng tâm cho học sinh. giữa lời nói và nguồn cung cấp kiến thức. Ví dụ như sách giáo khoa, giáo viên nên sử dụng nội dung của sách giáo khoa như thế nào cho tốt, tránh những sai lầm thường mắc phải như: thoát li nội dung sách giáo khoa hoặc lặp lại nội dung nguyên văn của sách giáo khoa.
- Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân: Để phát triển năng lực thực hành cho học sinh chúng ta cần:
+ Giáo viên chỉ lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất có khả năng phát triển năng lực thực hành cho học sinh. Con đường phát triển năng lực thực hành nhất thiết phải gắn với con đường hình thành kiến thức cơ bản của học sinh.
+ Nội dung thực hành phải phù hợp với nhận thức, tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Nội dung thực hành phải đảm bảo tính vừa sức, tính sư phạm thì mới phát triển được năng lực thực hành cho học sinh.
+ Phát triển năng lực thực hành cho học sinh theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ chưa quen đến quen, đến thành thục một năng lực nào đó.
+ Giáo viên phải kiên trì phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh, có những kĩ năng thực hành giáo viên phải tập cho học sinh nhiều lần mới đạt được.
+ Khi phát triển năng lực thực hành cho học sinh, yêu cầu cả giáo viên và học sinh phải đảm bảo tính nghiêm túc, vừa đảm bảo tính dân chủ vì phát triển năng lực thực hành cho học sinh là quá trình tập như thật mà thật lại giống như tập.
- Việc đặt câu hỏi của giáo viên: việc hỏi và trả lời phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh sẽ đưa lại kết quả cao trong việc giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân. Hỏi và trả lời chính là đặt ra câu hỏi có vấn đề, rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời có thể tiến hành giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh. Trong việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dục và phát triển cao.
- Đảm bảo nguyên tắc vừa sức: Trong giờ dạy trên giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp để tổ chức hoạt động nhận thức, lĩnh hội tri thức cho học sinh, Giáo viên có thể kết hợp hài hòa linh hoạt các phương pháp. Khi giáo viên trình bày cần chú ý đến yếu tố vừa sức tiếp thu của học sinh. Nguyên tắc vừa sức ở đây là đảm bảo cho tất cả học sinh hiểu bài, kích thích hoạt động trí tuệ của học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh biết cách lĩnh hội kiến thức, biết rút ra kết luận, khái quát vấn đề. Câu hỏi đặt ra phải vừa sức, phù hợp và sát với nội dung tiết học, phù hợp với trình độ học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới điều kiện và phương tiện dạy hoc: Hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực luôn gắn liền với điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật và phương tiện dạy học hiện đại. Nhưng không phải bất cứ giờ dạy nào có sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cũng là dạy học đổi mới theo hướng tích cực. Nếu sử dụng phương tiện dạy học không đúng lúc, đúng chỗ, hoặc giáo án điện tử chỉ để “chiếu chép” thay cho “đọc chép” thì chỉ dẫn đến mất thời gian mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, để bài giảng điện tử hấp dẫn cần phải có những tư liệu, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểugắn liền với nó là những câu hỏi tình huống nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh.
Tóm lại: Phương pháp dạy học tích cực không phải là phương pháp dạy học vạn năng nên nó chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi người giáo viên biết kết hợp phương pháp dạy học tích cực một cách hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống. Dù áp dụng phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay thế được sự thuyết trình bài giảng của giáo viên với ngôn ngữ sư phạm uyển chuyển, giàu tình cảm, đảm bảo tính hệ thống và logic chặt chẽ, chứa đựng trong đó tính Đảng, tính khoa học sâu sắc và tính thực tiễn của môn Giáo dục công dân.
Yên Bái, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Người viết
Nguyễn Đức Hiếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên – Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT những vấn đề lý luận và thực tiễn – NXB Đại học sư phạm – 2007.
2. Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 51 năm 2009
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Giáo dục công dân 12 – NXB Giáo dục năm 2008
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân 11 NXB Giáo dục năm 2007.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa lớp 11 thí điểm - Viện nghiên cứu sư phạm - Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005.
6. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
7. Vũ Hồng Tiến (chủ biên) - Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân 12 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
8. PTS Vương Tất Đạt (chủ biên) – Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học sư phạm Hà Nội I năm 1994.
Phụ lục
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Trung học phổ thông Văn Chấn
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái
MỤC LỤC
Lời mở đầu:.........1
Phần thứ nhất: Mở đầu........2
1. Lý do chọn đề tài.....2
2. Mục đích nghiên cứu.......2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......2
4. Đối tượng nghiên cứu.....3
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.....3
6. Phương pháp nghiên cứu.....3
7. Thời gian thực hiện.....3
8. Cấu trúc đề tài.....3
Phần thứ hai: Nội dung chính của đề tài.....4
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.....4
1. Định hướng đổi mới môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT4
2. Đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT .....5
3. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học .....6
4. Đặc trưng của các phương pháp dạy học ...6
5. Những yếu tố cần thiết cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT...6
Chương II: Đặc điểm-Thực trạng của việc dạy và học môn Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông.9
1. Đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT.9
2. Vị trí môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT..10
3. Thực trạng dạy và học môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT hiện nay....10
4. Nguyễn nhân cơ bản của thực trạng dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông hiện nay....10
5. Làm gì để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT.11
Chương III: Giải quyết vấn đề và kết quả thực hiện.13
1. Sử dụng tình huống trong giảng dạy môn Giáo dục công dân 13
2. Sử dụng phương pháp vấn đáp .....14
3. Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề ...15
4. Sử dụng phương pháp động não.......16
5. Sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy...17
6. Sử dụng hình thức thảo luận trong dạy và học môn Giáo dục công dân..18
7. Xây dựng ý tưởng và sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn Giáo dục công dân đặc biệt trong giảng dạy phần pháp luật và kinh tế....20
8. Sử dụng sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT .......22
9. Hướng dẫn phương pháp tự học môn Giáo dục công dân ở nhà trường trung học phổ thông...26
Phần III: Kết luận và khuyến nghị....30
Tài liệu tham khảo.....34
Phụ lục.. ....35
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM GDCD NAM HỌC 2009-2010.doc