Giáo án giáo dục công dân - Trường THPT Chu Văn An

Tình yêu là đề tài muôn thuở từ mà xưa đến nay đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ không biết tốn bao nhiêu giấy mực để nói về tình yêu. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng viết “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Thế gian biết bao con tim say đắm trong thiên đường hạnh phúc của tình yêu. Thế nhưng, cũng không ít kẻ đau khổ vì tình yêu. “ Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được người yêu”. Thế tình yêu là gì mà đặc biệt đến vậy, có sức cuốn hút mạnh mẽ đến vậy ? Cô trò ta cùng tìm hiểu bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân - Trường THPT Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT: Chu Văn An T2 Tổ chuyên môn: Giáo dục công dân GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Tên bài: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tiết: 23 Ngày 17 tháng 02 năm 2012. SV: Võ Thị Phương Duy MSSV: DCT096010 Lớp: DH10CT GV hướng dẫn: Thầy Ngô Thành Y. I. Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, HS cần: 1. Về kiến thức: - Hiểu được: Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình? - Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình. - Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên. 2. Về kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 3. Về thái độ: - Yêu quý gia đình. - Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình. II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: GV kết hợp các phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại - Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10, giấy khổ lớn, bút dạ, bảng phụ. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân ? Vì sao những người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự? - Có người cho rằng: Hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không ? Tại sao ? 3. Tổ chức bài học mới: 3.1. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Tình yêu là đề tài muôn thuở từ mà xưa đến nay đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩkhông biết tốn bao nhiêu giấy mực để nói về tình yêu. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng viết “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Thế gian biết bao con tim say đắm trong thiên đường hạnh phúc của tình yêu. Thế nhưng, cũng không ít kẻ đau khổ vì tình yêu. “ Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được người yêu”. Thế tình yêu là gì mà đặc biệt đến vậy, có sức cuốn hút mạnh mẽ đến vậy ? Cô trò ta cùng tìm hiểu bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. 3.2. Dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học 12 phút 11 phút 10 phút Hoạt động 1: Động não */ Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tình yêu? */ Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu. - Hai nhóm lần lượt lên ghi kết quả trong 2 phút. - GV nhận xét, bổ sung: Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. --- Puskin, Tôi yêu em--- Ruột tằm bối rối tơ vò Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng. Nhớ ai nhớ mãi thế này Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ăn Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. Gió đâu gió mát sau lưng Bụng đâu bụng nhớ người dưng thế này - GV đặt câu hỏi: Dựa vào các câu ca dao, tục ngữ trên, em hãy cho biết tình yêu có những biểu hiện gì? - HS trả lời. - GV kết luận: Nhớ nhung, quyến luyến, tình yêu tha thiết,... - GV yêu cầu: Hãy nêu những quan niệm về tình yêu mà em biết? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: + Tình yêu là tình cảm của 2 người khác giới, họ hiểu nhau và dễ thông cảm và tha thứ cho nhau. + Tình yêu là sự rung cảm của 2 người khác giới, tự nguyện hiến dâng và có mong muốn được sống với nhau. + Tình yêu là tình cảm rất thiêng liêng của 2 người khác giới, họ muốn đem lại hạnh phúc cho nhau. + Tình yêu là con dao 2 lưỡi, nó có thể mang lại cho con người hạnh phúc, nhưng cũng có thể là đau khổ. - GV: Vậy tình yêu là gì? - HS trả lời. - GV kết luận: Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. - GV nêu vấn đề cho HS thảo luận chung: Vậy, có phải tình yêu là chuyện riêng tư của 2 người? Có phải khi yêu thì thế giới chỉ có 2 người mà thôi? Tình yêu không bị chi phối bởi bất kỳ một yếu tố nào? - HS thảo luận, trao đổi ý kiến. - GV kết luận: Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân. Tuy nhiên, không nên cho rằng đó hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau. Mặt khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình => XH không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống. */ Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tình yêu chân chính? */ Cách tiến hành: - GV đưa tình huống: Xuân là một cô gái xinh đẹp, nhiều chàng trai theo đuổi nhưng cô vẫn chưa nhận lời yêu ai. Thấy vậy, Tuấn- một bạn trai học cùng trường đánh cược với các bạn sẽ chinh phục được Xuân. Từ đấy, anh ta ra sức săn đón, chăm sóc, chiều chuộng Xuân. Cuối cùng, Xuân cũng xiêu lòng. 1. Em nghĩ gì về suy nghĩ và hành động của Tuấn? 2. Tình yêu của Tuấn và Xuân có phải là tình yêu không? Vì sao? - HS thảo luận, trình bày ý kiến của mình. - GV kết luận: Hành động của Tuấn là hành động sai trái, đùa giỡn với tình yêu. Tình cảm của Tuấn và Xuân không phải là tình yêu chân chính. Vì Tuấn đã lừ dối Xuân, không có tình cảm thật lòng với cô. - GV nêu câu hỏi: Thế nào là tình yêu chân chính? - HS trả lời. - GV kết luận: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. - GV diễn giải: Tình yêu trong sáng, lành mạnh là tình cảm, sự rung động chân thành của con tim, không có sự lợi dụng, dối trá. Đồng thời phải phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Trong XHPK, không có tự do trong yêu đương; trong XHTB do ảnh hưởng của nền SXTBCN, tình yêu trở thành hàng hóa để trao đổi. Nhưng trong XHCN, quan niệm tình yêu có sự kế thừa những giá trị truyền thống, những nhân sinh quan mới, tiến bộ hơn. - GV nêu câu hỏi: Biểu hiện của tình yêu chân chính là gì? - HS trả lời. - GV kết luận: + Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó của cả 2 người. + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. + Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. + Có lòng vị tha và sự thông cảm. GV chuyển ý: Theo quan niệm hiện nay, cá nhân có quyền tự do yêu đương, nhưng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ có quan niệm và hành động chưa đúng trong tình yêu. Do đó, để có được tình yêu chân chính phải chú ý tránh một số điều. Hoạt động 2: Đàm thoại */ Mục tiêu: HS biết được những điều cần tránh trong tình yêu. */ Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi: Những điều gì cần tránh trong tình yêu? - HS trả lời. - GV: + Trước hết là yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 – 17 vẫn đang trong thời kỳ phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thật sự trưởng thành. Yêu sớm sẽ sao nhãng học tập, dễ có những quyết định không đúng. + Yêu một lúc nhiều người, yêu vì mục đích lợi vụ lợi. Tình cảm là thứ rất thiêng liêng, không nên làm tổn thương. + Có quan hệ tình dục trước hôn nhân: Ở VN, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được thừa nhận. Hơn nữa, quan hệ tình dục trước hôn nhân mang lại nhiều hậu quả tai hại. 1. Tình yêu: a/ Tình yêu là gì? - Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. b/ Thế nào là một tình yêu chân chính? - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. - Biểu hiện: + Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó của cả 2 người. + Có sự quan tâm sâu sắc đén nhau, không vụ lợi. + Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. + Có lòng vị tha và sự thông cảm. c/ Một số điều cần tránh trong tình yêu cảu nam nữ thanh niên: - Yêu đương quá sớm. - Yêu một lúc nhiều người. - Quan hệ tình dục trước hôn nhân. 4. Củng cố: (4 phút) 1. Khi nói đến tình yêu, ý kiến nào sau đây đúng? a. Tình yêu có nguồn gốc tự nhiên. b. Tình yêu là một hiện tượng xã hội. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. 2. Những biểu hiện cơ bản nào sau đây nói về tình yêu chân chính? a. Sự quyến luyến, cuốn hút lẫn nhau. b. Sự đồng cảm sâu sắc. c. Quan tâm chăm sóc lẫn nhau. d. Chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. e. Vị tha nhân ái. f. Chung thủy trong tình yêu. g. Ích kỷ. h. Không chia sẻ. 5. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bài. - GV yêu cầu HS xem trước phần tiếp theo của bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về hôn nhân, gia đình. Ngày soạn: 10/02/2012 GVHD giảng dạy duyệt Người soạn (Ký, ghi rõ họ tên) NGÔ THÀNH Y VÕ THỊ PHƯƠNG DUY

File đính kèm:

  • docbai 12 CONG DAN VOI TINH YEU HON NHAN VFA GIA DINH.doc
Giáo án liên quan