A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.Nội dung:Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
- Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người qua hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh .
- Xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị trà đạp dưới chế độ xã hội phong kiến.
2.Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật, khắc hoạ tính cách qua diện mạo cử chỉ.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 3 điểm:
Đề 1: Trong đoạn trích Mã Giám Sinh Mua Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có những câu thơ rất hay miêu tả về nhân vật này. Em hãy chép lại đúng những câu thơ đó.
* Gợi ý : Học sinh học thuộc đoạn trích, chép lại đúng những câu thơ miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh.
2. Dạng đề 7 điểm :
Đề 2: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) để thấy rõ nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác gỉa.
* Dàn ý:
a.Mở bài.
Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.
b.Thân Bài.
215 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ôn tập Ngữ Văn 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Quảng Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
Là người vợ dịu hiền ( dẫn chứng)
Là nàng dâu hiếu thảo (dẫn chứng)
Là người vợ đảm đang (dẫn chứng)
Là người mẹ hết mực thương yêu con (dẫn chứng)
Vũ Nương : Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm của mình:
Bị chồng nghi oan, nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình thể hiện qua ba lời thoại đầy ý nghĩa
Khi biết không thể minh oan nàng quyết định lấy cái chết để khẳng định sự trinh bạch
Đòi giải oan
Vũ Nương: bi kịch hạnh phúc gia đình tan vỡ và quyền sống bị chà đạp
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Sử dụng các chi tiết chân thực
Tạo tình huống truyện đầy kịch tính
Có yếu tố truyền kì
- Nêu nhận định đánh giá chung về ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm.
Đề 5
Câu 1 ( gơi ý S. ôn tập)
Câu 2: ( gợi ý S. ôn tập)
Câu 3:
Yêu cầu: làm bài văn nghị luận về một vấn đề nội dung trong bài thơ, bố cục đủ ba phần
Về nội dung cần đảm bảo các ý chính sau:
+ Tình cảm thiết tha trìu mến thiết tha của người cha đối với con qua các hình ảnh thơ: con là tình yêu là hạnh phúc lớn lao của cha mẹ. Con lớn lên trong tình yêu thương , sự nâng đỡ của cha mẹ
Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động của quê hương và nghĩa tình sâu nặng của quê hương
+ Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con là những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và mong muốn con biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm tự hào khi bước vào đời
Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng qê hương
Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin( thô sơ da thịt, chẳng hềư nhỏ bé...); giàu truyền thống kiên trì, nhẫn nại làm nên nền văn hoá độc đáo ( đục đá kê cao quê hương... làm nên phong tục)
+ Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành
+ Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình tha thiết, trìu mến phù hợp với cách diễn tả cảm xúc tâm hồn chất phác của người miền núi.
Bài thơ nói với con bằng những từ ngữ , hình ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống với quê hương và ý nchí vươn lên trong cuộc sống.
Đề 6
Câu 1 ( gợi ý S. ôn tập)
Câu2:
Về kĩ năng : Biết viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hình ảnh thơ có sử dụng thành phần phụ chú
Về nội dung:
Nêu được khái quát chung về tác giả và bài thơ “Viếng Lăng Bác “ của Viễn Phương.
Cản nhận được ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh hàng tre :
+ Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam- hàng tre bên Lăng Bác.
+ Hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng và hình ảnh cây tre trung hiếu ở cuối bài là hình ảnh ẩn dụ: biểu tượng của dân tộc Việt Nam với vẻ đẹp của sức sống kiên cường, bền bỉ, gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc Việt Nam luôn bên Bác đoàn kết anh dũng để thực hiện lí tưởng của Bác của dân tộc.
Những câu thơ vừa tả cảnh Lăng Bác vừa gợi những suy nghĩ sâu xa là biểu hiện tự nhiên tình cảm của nhà thơ với Bác.
Câu3 (c)
Yêu cầu chung :
Đề yêu cầu nghị luận về đoạn thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy với thao tác cảm nhận là chính nên bài làm cần nêu được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng về nội dung nghệ thuật của cả đoạn thơ
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả ,tác phẩm, hoàn cảnh sấng tác và đoạn th, nêu sơ bộ, nhận xét đánh giá về đoạn thơ)
ơ vị trí, khái quát nội dung cảm xúc
2 Nếu hai khổ đầu thể hiện sự gắn bó nghĩa tình giữa vầng trăng với tuổi thơ và đời lính ở chiến trường thì ở đoạn thơ này thể hiện sự ăn năn, hối hận của con người trước vầng trăng nghĩa tình bao dung.
+ Từ ngày về thanh phố thì vầng trăng bị lãng quên , con người vô tình coi nó như người dưng qua đường. Đó là biểu hiện của lối sống bội bạc đáng phê phán.
Đến khi đèn điên tắt , vầng trăng bất ngờ xuất hiện tự nhiên gợi nhớ bao kỉ niệm nghĩa tình để thức tỉnh lương tri con người.
+ Vầng trăng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc
Nó là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát người bạn tri kỉ suốt thời thơ ấu và lúc ở chiến trường.
Nó là biểu tượng cho quá khứ chiến đấu gian khổ nhưng vẹn nguyên”trăng cứ tròn vành vạnh” tượngtrưng cho tình bạn, tình đồng chí trong những tháng năm không thể nào quên.
Nó còn là thái độ nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân ta “ánh trăng im phăng phắc, đủ cho ta giật mình”
Những ý nghĩa biểu tượng trên đã tạo tính triết lí, chiều sâu tư tưởng cho bài thơ, con người có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình và quá khứ thì luôn tron, đầy bất diệt và thuỷ chung.
Sự ăn năn hối hận đến chân thành của nhà thơ “có cái gì rưng rưng” đã khiến chúng ta cảm động suy nghĩ phải có thái độ tình cảm như thế nào đối với quá khứ, với những người đã khuất , với thiên nhiên, đất nước và với chính mình để xứng đáng với truyền thống đạo lí “uuốn nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Mở rộng so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề.
Đề 7
Câu 1
Gợi ý:
Tình mẫu tử là một đề tài được nhiều nhà thơ thể hiện , nhưng Chế Lan Viên vẫn có cách khai thác rất độc đáo thông qua hình ảnh con cò trong những câu hát ru dân gian để ca ngợi tình mẹ đối với mỗi con người.. Đặc biệt hai câu thơ thể hiện rõ nhất về tình cảm của người mẹ đối với con trong bài thơ “con cò” là
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con”.
Lời ru chắt lại những suy ngẫm mang tầm triết lí sâu sắc. Rồi con sẽ lớn lên, có thể không còn ở bên mẹ nữa nhưng có một điều bao giờ cũng đúng như chân lí cuộc đời. Dù khi con trưởng thành, đã nếm trải mọi lẽ ở đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ, mẹ luôn mong muốn che chở bao bọc con như lúc còn ở trong nôi. Những câu thơ chợt mở ra, lắng đọng, triết lí mà vẫn nhẹ nhàng. Điều này có được là nhờ tác giả đã sử dụng lối diễn đạt bằng hình ảnh. Vì thế chúng ta thấy
Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ về sự dìu dắt , nâng đỡ, luôn luôn dõi theo con trong suốt cả cuộc đời. Bởi vậy “con dù lớn “ mẹ vẫn luôn quan tâm , lo lắng, yêu thương , chăm sóc....Hai câu thơ trên mang tính khái quát dều chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ. Đó là một qui luật tình cảm bền vững và sâu sắc thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của mẹ. Dù ở đâu bên mệ hay ở phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng yêu thương che chở. Và trong hành trình cuộc đời của con mẹ mãi mãi là điểm tụă tinh thần vững chắc” chỉ mình mẹ là niềm tin ánh sáng diệu kì/ Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước” ( E-xê- nin). Chính mẹ đã truyền cho con hơi ấm của tình yêu thương và mạch nguồn dân tộc để trên mỗi hành trình con đều có sức mạnh bước đi.
Hai câu thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung tứ thơ được phát triển từ hình tượng trung tâm hình tượng con cò có trong ca dao đúc kết ý nghĩa phong phú trong lời ru của mẹ. Vì vậy tình mẫu tử và lời ru của mẹ mãi mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng nâng đỡ tâm hồn cho biết bao nhiêu thế hệ những đứa con. Đó là cách hướng con người vào cội nguồn cái thiện , tựa cơn gió mát thổi vào hồn mỗi chúng ta.
Câu 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện thành công nhân vật chính đó là Ông Hai là điển hình của người nông dân nông thôn với tình yêu làng, yêu nước , tình yêu làng ở ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một cá tính đáng quí.. Là một người nông dân ông Hai luôn gắn bó với làng quê , vì bất đắc dĩ ông phải chịu rời làng đi tản . Ở vùng tản cư ông luôn nhớ về lang Chợ Dầu của mình. Vì quá yêu làng nên lúc nào ông cũng nói chuyện về làng rất say sưa, thậm chí trở thành cái tật, một thứ nghiện . Đằng sau cái tật đó chính là tấm lòng chân thật gắn bó của ông với làng là niềm tự hào chân chính của ông với quê hương.. Vì ông yêu mến làng nên mọi nỗi khổ đau hay niềm vui sướng đều gắn bó với cái làng quê yêu dấu đó. Yêu làng, tin làng ấy vậy mà cũng đã có lúc niềm tin vào làng của ông tưởng như bị sụp đỗ. Đó là khi ông được tin đồn nhảm lang Dầu theo Tây. Lúc đầu ông không tin “ nhưng sao lại nãy ra cái tin như vậy được “ nhưng theo lời kể rành rọt tùng người của người đàn bà thì ông nghĩ “không có lửa thì làm sao có khói? Ai người ta dám bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì” Từ đó ông đau xót quá “cổ nghen ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng như không thở được”. Ông ngượng tìm cách lãng tránh quay về nhà . Về đến nhà ông nằm vật ra giường không dám ló mặt ra khỏi nhà, ông buồn , ông xấu hổ, ông tự tranh luận với mình, tự dằn vặt mình hoặc đâm ra cáu gắt với vợ con nhiều lúc nước mắt ông cứ trào ra. Đêm ông trằn trọc không sao ngủ được, hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thởe dài, có lúc ông lặng hẳn đi chân tay nhũn ra tưởng chừng như không cất lên được. Ông nghĩ rồi đây biết làm ăn , buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người tâ thù hằn cái giống Việt gian bán nứoc...Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái tin này chưa?...Nỗi đau giằng xé lòng ồng chã nhẽ cái bọn ở làng lại đồ đốn đến thế được! Ông kiểm điểm từng người trong óc . Không mà , họ toàn là những người tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quyết một sống một chết với giặc có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy. Có lúc ông nghĩ “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”
Qua hành đong, củ chỉ và lời nói đặc biệt tác giả dùng đọc thoại nội tâm để cho người đọc thấy được tâm trạng dằn vặt, đau khổ đầy mâu thuẩn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc điều đó càng thể hiện Ông Hai là người gắn bó tha thiết với quê hương. Vì yêu quê nên ông yêu nước, yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến . Chính ông là hinmhf ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước. Một mẫu người rất đáng quí của dân tộc ta trong những năm đầu chhống Pháp.
File đính kèm:
- giao an on van 9.doc