1. Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bậc: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 – 1820). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1820), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sữ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, ông lại được làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
2. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lặng buồn sâu lắng.
ð Tả cảnh ngụ tình.
4. Ý nghĩa : Đoạn thơ miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du.
III. TỔNG KẾT :
1. Nghệ thuật :
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời giancuộc du xuân của chị em Thuý Kiều.
2. Nội dung :
* Ghi nhớ : S/87.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng và diễn cảm đoạn thơ
- Hiểu và dùng được một số từ HV có trong đoạn thơ
- Soạn bài : Thuật ngữ.
TUẦN 6 Ngày soạn:
TIẾT 29 Ngày dạy:.
Tiếng Việt THUẬT NGỮ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được:
Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
HS nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông thường khác.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong khi nói viết.
3.Thái độ: Tích cực sử dụng thuật ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra:
(1) Vốn từ vựng tiếng Việt được phát triển qua các hình thức nào?
Có 3 cách phát triển từ vựng : - Phát triển nghĩa mới.
- Tạo từ mới.
- Mượn từ ngữ nước ngoài
(2) Cho ví dụ về mỗi loại ? - (Cho đúng mỗi ví dụ 2)
3. Bài mới:
- Hôm nay ta sẽ học bài thuật ngữ. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ được đưa vào SGK .
- Việc đưa thuật ngữ vào SGK thể hiện xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người .
- Bài này giúp chúng ta có được những kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triển đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu Khái niệm thuật ngữ:
+ GV cho HS đọc VD1: S/87-88. So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.
a. Cách thứ nhất:
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,
- Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
b. Cách thứ hai:
- Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có công thức là H2O.
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
* Hãy cho biết cách giải thích nào không thể thiếu được kiến thức về hóa học.
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV cho HS đọc VD2: S/88. Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi.
- Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít-các-bô-níc.
- Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
a) Em đã học các định nghĩa này ở các bộ môn nào?
b) Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong văn bản nào?
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV cho HS đọc: Ghi nhớ : S/89.
HĐ2: Tìm hiểu Đặc điểm của thuật ngữ:
+ GV cho HS đọc VD1: S/88. Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác.
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV cho HS đọc VD2: S/88. Trong hai ví dụ, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?
a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
b. Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1. (S/89) Vận dụng kiến thức đã học ở các bộ môn, tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống? Cho biết thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
- Lực là tác dụng => Vật lý
- Xâm thực là làm hủy hoại => Địa lý
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng => Hoá học
- Trường từ vựng là tập hợp => Ngữ văn
- Di chỉ là nơi có dấu vết => Lịch sử
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn => Sinh học
- Lưu lượng là lượng nước chảy => Địa lý
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý
- Khí áp là lực ép của => Địa lý
- Đơn chất là do một => Hóa học
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ => Lịch sử
- Đường trung trực là đường => Toán học
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2. (S/90) Đọc đoạn trích:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
*Trong đoạn trích trên, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc BT3. (S/90). Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộng lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp được hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”
Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường?
a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
? Hãy đặt câu với từ hỗn hợp được dùnh theo nghĩa thông thường.
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc BT4. (S/90). Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.
Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)?
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc BT5. (S/90). Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ - yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học (phân nghành vật lý nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thị trường (thị: thấy - yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được.
Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?
I. THUẬT NGỮ LÀ GÌ ?
VD1 : S/87-88.
1. Cách giải thích ai cũng có thể hiểu được :
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,
2. Cách giải thích cần có kiến thức hóa học :
- Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có công thức là H2O.
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
VD2 : S/88.
Địa lý ; Hóa học ; Ngữ văn ; Toán học.
Chủ yếu dùng trong loại văn bản khoa học.
* Ghi nhớ : S/89. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ :
VD1 : S/88.
- Không còn nghĩa nào khác.
- Chú ý : Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
VD2 : S/88. Muối trong trường hợp (b) có sắ thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẩn nhau
Chú ý : Muối trong trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm, nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ : S/89.
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: S/89.
- Lực là tác dụng => Vật lý
- Xâm thực là làm hủy hoại => Địa lý
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng => Hoá học
- Trường từ vựng là tập hợp => Ngữ văn
- Di chỉ là nơi có dấu vết => Lịch sử
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn => Sinh học
- Lưu lượng là lượng nước chảy => Địa lý
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý
- Khí áp là lực ép của => Địa lý
- Đơn chất là do một => Hóa học
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ => Lịch sử
- Đường trung trực là đường => Toán học
Bài tập 2 : S/90.
Điểm tựa : (thuật ngữ vật lí) : điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản.
Điểm tựa (trong khổ thơ của Tố Hữu) : nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ (thời kì chúng ta đang chống Mĩ cứu nước rất gian khổ, ác liệt).
Bài tập 3: S/90.
- Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ : Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,là một hỗn hợp.
- Từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường : Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
- Đặt câu :
+ Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên.
+ Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc.
+ Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài tập 4: S/90.
a. Định nghĩa từ cá của sinh học : Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang
b. Khi chúng ta nói : cá voi, cá heo, cá sấunghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”,còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm,bởi đó là công việc của các nhà sinh học !
Bài tập 5: S/90.
Hai thuật ngữ thị trường đã nêu không vi phạm nguyên tắc “một thuật ngữ - một khái niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.Có thể xem đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ.
- Học bài; hoàn thành BT còn lại.
- Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm.
- Giờ sau: Trả bài TLV số 1
File đính kèm:
- Thanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 6 cktkn.doc