Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010

I Bài học.

1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ

 1.- Từ “kinh tế” trong câu thơ: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nước, việc đời, có nghĩa là muốn nói đến hoài bão cứu nước của những người có tấm lòng yêu nước.

 - Ngày nay chúng ta không dùng từ “kinh tế” với ý nghĩa như vậy nữa.

 

 - Nghĩa của từ này đã chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.

 

2. * Ví dụ (a):

- Từ “xuân” trong câu: “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” có nghĩa là mùa xuân - xuân của thiên nhiên đất trời, như vậy từ “xuân” được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ

- Từ “xuân” trong câu: “Ngày xuân em hãy còn dài” có nghĩa là tuổi trẻ – tuổi thanh xuân, như vậy từ “xuân” được dùng theo nghĩa chuyển.

=> Hiện tượng chuyển nghĩa của từ được dùng theo phương thức ẩn dụ.

 * Ví dụ (b):

- Từ “tay” trong câu “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” có nghĩa là một bộ phận trên cơ thể người. Từ “tay” trong trường hợp này được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ

- Từ “tay” trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” có nghĩa là chỉ kẻ buôn người – lấy tên một bộ phận để chỉ cái toàn thể. Từ “tay” trong trường hợp này được dùng theo nghĩa chuyển

=> Hiện tượng chuyển nghĩa của từ được dùng theo phương thức hoán dụ.

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một bậc kì tài trong việc dùng binh: - Hành quân thần tốc làm người đời sau phải kinh ngạc vì một đạo binh đông như thế lại có thể đi nhanh và an toàn, đảm bảo bí mật đến nơi tập kết đã định được như vậy! - Vừa tuyển binh, vừa duyệt binh vừa tổ chức đội ngũ chỉ trong có một ngày. - Dự định vào Thăng Long ngày 7 tháng 1, ngay tối 30 tết lập tức lên đường và chiều mùng 5 tết đã vào đến Thăng Long => Chỉ có 5 ngày mà chừng ấy đường đất, với bấy nhiêu công việc, nếu không phải bậc kì tài thì không thể làm nổi. * Hình tượng người anh hùng Quang Trung trong chiến trận: - Truyền lấy 6 chục tấm ván - Cưỡi voi đi đốc thúc quân lính - Sai đội khiêng ván vừa che vừa xông lên => Trong lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam nhiều ông vua anh hùng từng thân chinh cầm quân, song nắm quyền tổng chỉ huy, quyết đoán từ phương lược đến tự mình đốc suất một chiến dịch trực tiếp , đi với một mũi tiến công, xông pha tên đạn thực sự thì chỉ có Quang Trung. Hình ảnh vua Quang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng hiếm có trong lịch sử. Ngòi bút miêu tả hết sức chân thực, sinh động. => Vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, thậm chí xem Tây Sơn như giặc, mà các tác giả vẫn viết về Qung Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy cảm hứng như vậy: + Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp; là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọn sự thật lịch sử. + Mặt khác cũng được tận mắt chứng kiến cảnh thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua chúa thời Lê – Trịnh mạt cùng những sự độc ác, hống hách của bọn nhà Thanh, bọn Sĩ Nghị, nên các ông không thể không thở dài ngán ngẩm, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không dâng cao Tất cả những điều đó đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào đến như vậy. 2. Hình ảnh bọn cướp nước và bè lũ bán nước. a) Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị - Là kẻ mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết mình biết địch, kiêu căng chủ quan, tự mãn: giặc gày mà ta béo, nuôi mấy ngày cho béo để đến nộp thịt. Mờy ngày tết chỉ chăm chú vào việc tiệc tùng vui chơi, không đề phòng cảnh giác, tin tức không thông - Khi quân Tây sơn đến, tướng sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, vất cả ấn tín bà đèn, bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng. Quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy, nước sông Nhĩ Hà tắc nghẽn không chảy được vì cầu phao gẫy => Đó là sự thất bại thảm hại, nhục nhã của quân tướng nhà Thanh. b) Số phận của triều đình bán nước bù nhìn Lê Chiêu Thống - Vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa tháI hậu ra ngoài chạy theo Tôn Sĩ Nghị. => Đoạn văn tả chân thực sự khốn cùng thê thảm của vua Lê và gia tộc; tác giả vẫn gửi vào đó sự cảm thương của một bề tôi cũ. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm. Đó cũng là mmột điều dễ hiểu. III. Tổng kết 1. Nội dung Hồi 14 là một bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ. Đồng thời cho ta thấy được sự thảm bại của bè lũ cướp nước và bán nước. 2. Nghệ thuật Nghệ thuật kể tả cụ thể, chân thực mà sinh động, trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử. * Ghi nhớ SGK? 4. Củng cố: - Những hiểu biết của em về nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích? - So sánh nội dung đoạn trích với kiến thức lịch sử đã được học? 5 Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản.Sưu tầm tư liệu, những câu chuyện lịch sử về nhân vật.Soạn : Truyện Kiều. ************************************** Tiết 25 Soạn: 18 / 9 / 2009 Giảng: 24 / 9 / 2009 Sự phát riển của từ vựng. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được sự phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ mới nhờ: tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của nước ngoài. - Giáo dục các em ý thức sử dụng từ ngữ sao cho hiệu quả - Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ ngữ và giải thích được ý nghĩac của từ ngữ mới. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ, từ điển tiếng Việt. - Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /29 2. Kiểm tra: - Đọc các câu thơ sau và phân biệt hình ảnh: “Mặt trời” trong mỗi dòng thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương) “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã biết, hai phương thức chủ yếu được dùng để phát triển nghĩa của từ ngữ là phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Vậy từ vựng còn được phát triển bằng ngững cách nào khác nữa? Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu Đọc ngữ liệu sgk Mở rộng vốn từ theo mẫu x +y? (Trong đó x, y là những từ ghép) Giải thích nghĩa của các từ đó? Mở rộng vốn từ theo mẫu x +y? (Trong đó x là từ đơn) Việc tạo từ ngữ mới theo hai mẫu trên có tác dụng gì? Xác định từ Hán Việt trong hai đoạn trích? Tìm những từ biểu thị các khái niệm (a), (b)? Những từ ngữ này mượn của ngôn ngữ nước nào? Tìm hai mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo mẫu x+ tặc? Tìm 5 từ ngữ mới được dùng gần đây và giải nghĩa? Xác định các từ mượn? Các hình thức phát triển nghĩa của từ vựng? Vì sao có sự phát triển từ vựng? I Bài học. 1. Tạo từ ngữ mới a. Mẫu x + y (Trong đó x, y là những từ ghép) - Điện thoại di động(điện thoại cầm tay): điện thoại vô tuyến có kích thước nhỏ, có thể mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. - Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tụê mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế - Kinh tế tri thức nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế : khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chín sách ưu đãi. b. Mẫu x + tặc(x là từ đơn) - Không tặc : những kẻ chuyên cướp trên máy bay. - Hải tặc : những kẻ chuyên cướp trên tàu biển. - Lâm tặc : những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng. -Tin tặc : những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại . - Gian tặc: những kẻ gian manh trộm cắp (bất lương) - Gia tặc (gia tặc nan phòng): kẻ cắp trong nhà (rất khó đề phòng kẻ cắp trong nhà). - Nghịch tặc : kẻ phản bội làm giặc. * Kết luận: Việc tạo từ ngữ mới theo hai mẫu trên có tác dụng làm phong phú vốn từ tiếng Việt * Ghi nhớ 2. Mở rộng vốn từ bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1. Các từ Hán Việt là : a. thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b. bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. => Từ Hán Việt được sử dụng khá nhiều trong sáng tác văn thơ, trong các hoạt động mang tính chất nghi lễ và cả trong cuộc sống đời thường. 2. Các từ biểu thị các khái niệm: a. AIDS, đọc là “ết” b. ma- két- tinh => Những từ ngữ này mượn của tiếng Anh * Ghi nhớ: sgk II. Luyện tập 1. Bài tập 1 Hai mô hình cấu tạo theo mẫu x+ tặc: a. x+ trường: Thị trường, chiến trường, thương trường, phi trường, thao trường, nông trường b. x + tập: Học tập, thực tập, kiến tập, luyện tập, sưu tập, tuyển tập, toàn tập, tổng tập, trưng tập c. x + học: Văn học, hoá học, toán học, lý học, khảo cổ học, nhân chủng học, thiên văn học d. x+ hoá: ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, tự động hoá, trừu tươựng hóa đ. X + điện tử: Thư điện tử, thương mại điện tử, giáo án điện tử, bảng điện tử, đồng hồ điện tử e. Văn + x: Văn chương, văn đàn, văn vật, văn hoá, văn hiến, văn minh, văn hoá, văn nghệ, văn nhân g. Cười + x: nụ cươi, cười tủm, cười nửa miệng, cười duyên 2. Bài tập 2 Tìm 5 từ ngữ mới được dùng gần đây và giải nghĩa: - Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác kĩ thuật nhất định - Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình trực tiếp các lễ hội, giao lưutrực tiếp thông qua hệ thống ca- mê- ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí. - Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường được bán trong các hàng quán nhỏ tạm bợ. - Công nghệ cao công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao. - Công viên nước: nơi chủ yếu có các trò vui chơi giải trí dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo - Đa dạng sinh học: sự đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên. - Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giới chậy với tốc độ từ 100 km trở lên. Đường vành đai: đường bao quanh các đô thị lớn, nơi các phương tiện có thể vận hành bình thường mà không phải đi qua nội thành 3. Bài tập 3 a.Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. b.Từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra- đi- ô, cà phê, ca nô. 4. Bài tập 4 * Các hình thức phát triển nghĩa của từ vựng: a. Bổ sung nghĩa cho các từ ngữ đã có: Ví dụ từ “lành”: + Có thể nghĩa đầu tiên là: sự vật nói chung ở dạng nguyên vện như ban đầu: áo lành, bát lành + Về sau được bổ xung thêm các nghĩa mới: Thuộc tính phẩm chất của con người: tính lành Thực phẩm không gây độc hại cho con người: nấm lành. b. Tăng về số lượng từ ngữ: + Tạo từ ngữ mới: xe bình bịch (tên gọi xe gắn máy hồi những năm 60), xe gắn máy (tên gọi hiện nay), xe công nông, xe cút kít, xe hợp đồng + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài Xã hội phát triển => ngôn ngữ cũng phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học và trao đổi tư tưởng tìn cảm. Trong sự phát triển của ngôn ngữ nói chung thì từ vựng bao giờ cũng là bộ phận phát triển mạnh nhất 4. Củng cố: - Sự phát triển số lượng của từ vựng bằng những cách nào? - Việc phát triển từ vựng có tác dụng gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài biết được các cách phát triển từ vựng. - Làm bài tập SGK, SBT

File đính kèm:

  • docTuan5.doc