. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể tóm tắt
* Đọc:
- Học sinh theo dõi và lần lượt đọc bài
- Giọng đọc đảm bảo: rõ ràng chú ý phân biệt lời kể với lời đối thoại của các nhân vật, thể hiện sự đăng đối trong câu văn biền ngẫu.
* Tóm tắt:
Khi tóm tắt cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh.
- Cuộc sống của Vũ Nương khi về nhà chồng:
+ Chia tay chồng khi chồng ra trận.
+ Một mình vừa nuôi con vừa chăm sóc mẹ chồng ốm đau
+ Nỗi nhớ mong, sự lo lắng ngóng chông.
+ Chồng Vũ Nương trở về- nỗi khổ đau do oan khuất đè nặng đôi vai nàng.
+ Cái chết giải thoát oan khuất
- Vũ Nương sau khi chết.
+ Nỗi nhớ trần gian, ước muốn tìm về
+ Vũ Nương được giải oan nhưng nàng không thể trở về trần gian được nữa.
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả:
+ Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI thời Lê- Mạc.
+ Ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đỗ cử nhân.
+ Ông chỉ làm quan một năm rồi xin từ chức, sống cuộc sống ẩn dật, gần gũi với những người dân quê (giai đoạn nhà Lê suy, nội chiến Lê- Mạc- Trịnh)
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đạt:
- Giúp học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết và tạo lập văn bản.
- Tạo cho học sinh thói quen dẫn lời, dẫn ý người khác một cách chính xác
- Rèn kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản.
B.Chuẩn bị :
-Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: tìm hiểu ngữ liệu sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/29
2. Kiểm tra:
- Vốn từ ngữ dùng để xưng hô trong hội thoại có đặc điểm gì? Việc sử dụng chúng như thế nào?
- Kiểm tra việc thực hiện bài tập của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong quá trình tạo lập văn bản có những lúc chúng ta cần mượn lời, mượn ý của người khác. Vậy làm thế nào để có thể mượn lời hoặc ý của người khác?
Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu
Đọc ngữ liệu1 sgk, chú ý các từ ngữ in đậm?
Phần nào là lời nói được phát ra thành lời, phần nào là ý nghĩ ở trong đầu của nhân vật?
Có thể đảo vị trí của các từ in đậm lên trước được không?
Khi đảo , cần thêm dấu nào để ngăn cách hai phần?
Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp?
Đọc ghi nhớ sgk. Tr54?
Đọc ngữ liệu2 sgk, chú ý các từ ngữ in đậm?
Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói được phát ra thành lời của ai?
Phần in đậm được nối liền với các phần khác trong văn bản bởi dấu hiệu nào?
Phần in đậm ở ví dụ (b) là lời nói hay ý nghĩ ở trong đầu của nhân vật?
Phần này được nối với phần nội dung phía trước bởi dấu hiệu nào?
Có thể thay từ “rằng” bằng từ nào mà nội dung ý nghĩa không thay đổi.
Thảo luận bài tập theo nhóm bài tập số 2 và trình bày kết quả của nhóm?
Biến lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp?
I Bài học.
1. Cách dẫn trực tiếp
- Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói được phát ra thành lời
- Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ ở trong đầu.
- Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo vị trí của các từ in đậm lên trước.
Khi đảo , cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
* Kết luận:
Dẫn lời, ý nghĩ của người khác một cách nguyên vẹn không thay đổi.
Phần lời dẫn phải ngăn cách với lời người viết bằng dấu ngoặc kép hoặc dấu gach ngang
* Ghi nhớ sgk. Tr 54
2. Cách dẫn gián tiếp
- Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói được phát ra thành lời của lão Hạc:
+ Tác giả nhắc lại lời nói của lão Hạc.
+ Phần in đậm được nối liền với các phần khác trong văn bản không có dấu hiệu gì ngăn cách.
- Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ ở trong đầu. + Người viết nhắc lại ý nghĩ của người khác
+ Hai bộ phận nối với nhau bởi từ “rằng”
+ Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” mà nội dung ý nghĩa không thay đổi.
* Kết luận:
Dẫn ý, dẫn lời của người khác trong khi tạo lập văn bản.Đó là cách dẫn gián tiếp
* Ghi nhớ: bj
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp:
2. Bài tập 2
a.+ Dẫn trực tiếp:
Trong Báo cáo Chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vịo anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng”.
+ Dẫn gián tiếp:
Trong Báo cáo Chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh rằng Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vịo anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng..
b.+ Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch, hình ảnh dân tộc, tinh hoa của thời đại; đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
+ Dẫn gián tiếp:
Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch, hình ảnh dân tộc, tinh hoa của thời đại; đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được .
c.+ Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện ùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.
+ Dẫn gián tiếp:
Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện ùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình .
3. Bài tập 3
Biến lời thoại thành lời dẫn gián tiếp:
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước, Vũ Nương cũng đưa gửi một cây hoa vàng và dặn Phan Lang về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, vợ chàng sẽ trở về.
4. Củng cố:
-Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, Làm bài tập SBK, SBT
- Vận dụng kiến thức vào tạo lập một đoạn văn bản với chủ đề: Vì một môi trường không khói thuốc”
****************************************
Tiết 20
Soạn: 11 / 9/ 2009
Giảng: 17 / 9 / 2009
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn lại mục đích, cách thức tóm tắt một văn bản tự sự, thấy được sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- Tạo cho các em thói quen biết tóm tắt những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống.
- Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh:
+ Ôn tập kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự.
+Tìm hiểu yêu cầu sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/29
2. Kiểm tra:
- Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? Hãy tóm tắt một văn bản tự sự em đã được học?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong thực tế, không phải lúc nào ta cũng có tời gian và điều kiện để đọc nguyên văn một tác phẩm văn học; vậy làm thế nào để ta có thể tiếp cận với nó?
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Các yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự?
Đọc các tình huống trong sgk?
Thảo luận theo nhóm:
Chia lớp thành ba nhóm.
Mỗi nhóm cho biết ý kiến của mình về một tình huống
Từ việc trao đổi trên, em thấy việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò gì trong cuộc sống?
Hày tìm ví dụ về các tình huống trong thực tế cuộc sống cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự?
Đọc ngữ liệu?
Nhận xét các sự vệc và các nhân vật do bạn nêu ra đã đủ chưa?
Ngoài ra có còn thiếu sự việc quan trọng liên quan đến diễn biến câu chuyện không?
Vậy cần sắp xếp lại như thế nào cho hợp lí?
Dựa trên cơ sở các ý cơ bản trên hãy tóm tắt văn bản tự sự: “Chuyện người con gái Nam Xương”?
I Ôn tập kiến thức cũ
1 Tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy
2. Các yêu cầu khi tóm tắt
- Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính).
- Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ: các chi tiết, các nhân vật phụ, yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
II. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
1. Tình huống 1:
Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được ( thông thường, phim có thể ít nhiều khác với tác phẩm văn học), do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim
2. Tình huống 2
Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, vì khi đã tóm tắt được tác phẩm (gồm nhân vật chính và cốt truyện) thì người học sẽ hứng thú hơn trong phần đọc - hiểu và phân tích.
3. Tình huống 3
Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phảm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn cế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình
* Kết luận:
Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học; vì vậy, có thể nói, việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
* Ví dụ: Các tình huống trong thực tế cuộc sống cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự:
- Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình (sự việc gì? ai vi phạm? hậu quả?)
- Chú bộ đội kể lại một trận đánh(sự việc diễn ra như thế nào? những ai tham gia? kết quả của trận đánh?)
- Công tố viên tóm tắt bản án trong một phiên toà (thủ phạm là ai? sự việc diễn ra như thế nào? hậu quả?...)
=> Việc tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động, một thao tác có tính phổ cập cao.
III. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
1. Nhận xét:
Nhìn chung, 7 sự vệc và các nhân vật do bạn nêu ra là đủ; tuy vậy vẫn còn thiếu một sự việc quan trọng, đó là việc một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi một mình bên ánh đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây, nhờ việc này mà Trương Sinh hiểu ra rằng vợ mình đã bị oan, điều đó cũng có nghĩa là chàng biết được sự thật từ trước khi gặp Phan Lang.
2. Sắp xếp lại:
- Giữ nguyên từ sự việc 1 đến sự việc6
- Sự việc 7: Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: “Đây này!”Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!
- Sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, “ ngồi trên kiệu hoa lúc ẩn lúc hiện.”
3. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt văn bản tự sự: “ Chuyện người con gái Nam Xương”
4. Củng cố:
- Khi nào cần đến việc tóm tắt văn bản tự sự?
- Những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Luyện tập tóm tắt một văn bản tự sự đã học?
File đính kèm:
- Tuan 4.doc