I. Ôn tập lý thuyết
1. Tình huống cần gửi thư, điện
- Nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
- Do có khó khăn trở ngại khiến người gửi không thể đén trực tiếp để nói với người nhận nên cần sử dụng thư (điện).
2. Mục đích:
- Thăm hỏi chia vui:biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
- Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro, những khó khăn trong cuộc sống.
3. Cách viết:
Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Học sinh kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành bài tập
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
2. Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
3. Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 37 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37
Tiết 174
Soạn: / 5 / 2010
Giảng: / 5/ 2010
Thư, điện
A.Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố lí thuyết đã học ở tiết trước và thực hành viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Rèn kĩ năng sử dụng loại văn bản này.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên:
- Học sinh:
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Mục đích và cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
- Lấy ví dụ cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi. Hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố lí thuyết đã học ở tiết trước và thực hành viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Khi nào cần sử dụng thư (điện)?
Mục đích của việc viết thư (điện)?
Yêu cầu trong cách viết thư (điện)?
Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung?
+ Chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện.
+ Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
BT2:
Nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
Xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện?
Yêu cầu về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?
Yêu cầu về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?
I. Ôn tập lý thuyết
1. Tình huống cần gửi thư, điện
- Nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
- Do có khó khăn trở ngại khiến người gửi không thể đén trực tiếp để nói với người nhận nên cần sử dụng thư (điện).
2. Mục đích:
- Thăm hỏi chia vui:biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạtcủa người nhận.
- Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro, những khó khăn trong cuộc sống.
3. Cách viết:
Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Học sinh kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành bài tập
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
2. Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
3. Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
4. củng cố:
- Mục đích của việc viết thư (điện)?
- Yêu cầu về cách viết thư (điện)?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được cách viết thư (điện)
- Tập viết thư (điện) trong các tình huống giả định.
Tiết 175
Soạn: / 5 / 2010
Giảng: / 5/ 2010
Trả bài kiểm tra học kỳ
A.Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ trả bài kiểm tra, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học một cách tổng hợp để có thể tiếp tục học lên các lớp trên.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Chấm bài và chữa bài theo đáp án
- Học sinh: Ôn lại kiến thức có lien quan.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra lồng trong giờ trả bài
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Nhắc lại đề kiểm tra?
Câu 1 yêu cầu gì?
Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Xác định kiểu bài?
Vấn đề cần nghị luận là gì?
Làm rõ vấn đề cần nghị luận bằng cách nào?
Yêu cầu về phương pháp, kỹ năng làm bài?
Nhiệm vụ của phần mở bài?
Phần thân bài triển khai những luận điểm nào?
Dự kiến sắp xếp và trình bày luận điểm ra sao?
Đánh giá về bài thơ này như thế nào?
Nội dung của phần kết bài?
I. Đề bài:
Câu 1: (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh châu, trong đó có ít nhất một câu sử dụng thành phần tình thái, một câu sử dụng thành phần phụ chú.
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “nói với con” của nhà thơ Y Phương?
II. Đáp án:
Câu 1:
Yêu cầu viết được một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu sử dụng thành phần tình thái, một câu sử dụng thành phần phụ chú.
- Viết đúng cấu trúc đoạn văn
- Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
Câu 2:
* Tìm hiểu đề và tìm ý
- Thể loại: kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận và suy nghĩ về bài thơ “nói với con” của nhà thơ Y Phương?
- Nội dung: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, phân tích đánh giá được những hình ảnh nghệ thuật đẹp, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng.
Phương pháp, kỹ năng:
+ Xây dựng, sắp xếp và trình bày hệ thống luận điểm phù hợp, làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận.
+ Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
+ Bố cục rõ ràng mạch lạc.
* Dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu khái quát bài thơ
B. Thân bài
- Khái quát về nội dung tư tưởng của bài thơ: Bài thơ là lời dặn dò tâm tình chứa chan tình cảm của người cha dành cho con
- Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Nói với con thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niện gần gũi nâng lên thành lẽ sống.
+ Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, nhà thơ nhắc nhở con kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống quê hương. Người cha mong muón con phải có nghĩa tình thuỷ chung, biết tự hào với truyền thống quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng chính ý chí và nghị lực của mình.
- Đánh giá chung: Với giọng điệu tha thiết, hình ảnh cụ thể mộc mạc có sức khái quát cao, bài thơ là tiếng nói tình cảm thiết tha trìu mến, là tình yêu thương, là niềm tin tưởng, điều ước mong của người cha muốn trao gửi cho con.
C. Kết bài:
- Đánh giá về vẻ đẹp của bài thơ.
- Suy nghĩ của bản thân
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Phần lớn đã có ý thức trong việc ôn tập kiểm tra.
- Xác định được nội dung và yêu cầu của đề
- Biết vận dụng kiến thức đã học một cách tổng hợp để làm bài.
- Một số có nhiều cố gắng trong việc làm bài: khắc phục được tình trạng tẩy xoá bằng bút xoá trong bài; một số bài có sự tiéưn bộ rõ rệt
2. Tồn tại:
- Một số em bộc lộ khả năng vận dụng yếu, kiến thức thiếu chắc chắn.
- Kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học còn nhièu lúng túng
- Một số lỗi thông thường vẫn mắc phải: lỗi chính tả, lõi diễn đạt, lỗi viết câu, viết đoạn
iV. Trả bài, hướng dãn chữa bài:
- Chữa bài theo đáp án đã xây dựng
- Chữa các lỗi trong bài: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lõi viết câu.
***************************
4. củng cố:
- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì trong quá trình học văn để có thể tiếp tục học lên?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức
File đính kèm:
- Tuan 37.doc