I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc, kể
- Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc
- Kể lại đoạn trích học, chú ý đoạn 3 về độ dài của đoạn
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả: Giắc Lân - đơn (1876- 1916)- là nhà văn Mĩ.
- Có thời thơ ấu vất vả . Là nhà văn tiến bộ tham gia các hoạt động bảo vệ người lao động .
* Các tác phẩm chính: Sói biển; Tiếng gọi nơi hoang dã; Nanh trắng; Gót sắt.
- Đoạn trích, trích trong tác phẩm: “Tiếng gọi nơi hoang dã.”
* Chú thích 1,4,5,7,8
3. Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1 : Đoạn đầu của phần trích. Giới thiệu về Giôn Thoóc - Tơn
Đoạn 2: ứng với đoạn 2 của phần trích. Tình cảm của Thoóc - Tơn đối với Bấc
Đoạn 3:Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
II. Phân tích văn bản:
1.Tình cảm của Thoóc - Tơn đối với con chó Bấc.
- Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.
- .Lúc ở nhà thẩm phán Mi - Lơ
- Phải đến Giôn Thoóc - Tơn mới khởi dậy lên được.
=> Câu văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm thiết tha, gần gũi của Thoóc - tơn giành cho con chó Bấc.
=> Sự cảm nhận của Bấc rất đặc biệt
- Anh là một ông chủ lý tưởng
- Biểu hiện:
+ Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy.
+ Không quên chào hỏi thân mật.
+ Nói lời vui vẻ trò chuyện.
+ Túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu nó, đẩy tới đẩy lui, khe khẽ nói những tiếng rủa nựng âu yếm .
+ Kêu trân trọng “ Đằng ấy hầu như biết nói đấy”
=> Kể sự việc chi tiết và biểu cảm;
sự tưởng tượng tuyệt vời trong cách cảm nhận của Bấc.
=>Thoóc – tơn là người nhân hậu, yêu thương loài vật, coi chó Bấc là con anh, là bạn anh.
=> Chỉ riêng Thoóc – tơn có lòng nhân từ với con chó Bấc.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ xây dựng một khu liên hợp thể thao.
Bàn tay khéo léo của cô đã tạo ra những bức tranh thêu thật đẹp.
Câu 3: (2,5 điểm)
Cho ví dụ về các phép liên kết sau:
Phép lặp từ ngữ
phép đồng nghĩa
Phép trái nghĩa
Phép thế
Phép nối
Câu 4: (1,5 điểm)
Đặt câu với từ “Băn khoăn” là:
Động từ
Danh từ
Tình từ
III. Đáp án chấm:
A. Phần trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
1
2
3
4
5
6
A
A. TP tình thái
B. TP cảm thán
A
B
A
D
B. Phần tự luận
Câu 1: Yêu cầu học sinh xác định được:
a. Nghĩa tường minh: Bây giờ mới tới là đã quá muộn.
b. Hàm ý: Tuỳ theo năng lực giải đoán hàm ý của mỗi cá nhân:
Ví dụ:
- Trường hợp này không thể chữa được nữa!
- Gia đình liệu mà cho bệnh nhân về!
Câu 2: Học sinh chuyển từ câu chủ động sang câu bị động bằng cách thêm vào “bị”; “được” sao cho phù hợp:
a. “Cố hương” là tác phẩm được nhà văn Lỗ Tấn viết.
b. Một khu liên hợp thể thao được xây dựng tại địa điểm này của thành phố.
c. Những bức tranh thêu thật đẹp được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của cô.
Câu3: Học sinh biết lấy các ví dụ cụ thể- mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm
Câu 4: Học sinh đặt được câu theo yêu cầu- mỗi câu đúng được 0,5 điểm
“Băn khoăn” là:
A. Động từ: Tôi đang băn khoăn không biết sẽ làm gì.
B. Danh từ: Những băn khoăn của tôi đã được giải đáp
C. Tình từ: Băn khoăn là nguyên nhân của sự chậm chễ.
----------------------------------------------------
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ làm bài
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bà, ôn lại kiến thức đã học.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ
Tiết 158
Soạn: 6 / 4 / 2010
Giảng: 21 / 4 / 2010
Luyện tập viết Hợp đồng.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Luyện tập viết được 1 hợp đồng đơn giản
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết.
- Rèn kỹ năng soạn thảo một hợp đồng
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: sưu tầm các loại hợp đồng
- Học sinh: sưu tầm các loại hợp đồng
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Hợp đồng có đặc điểm gì? Yêu cầu đối với một hợp đồng?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Mục đích của việc làm hợp đồng?
Những yêu cầu của một bản hợp đồng?
Chữ kí của đại diện hai bên có ý nghĩa gì?
Chọn cách diễn đạt phù hợp? Giải thích vì sao?
Dựa vào những thông tin đã có, thảo một bản hợp đồng?
Soạn thảo hợp đồng lao động?
I. Ôn tập lý thuyết
- Hợp đồng là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết quả được thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một việc nào đó.
- Hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, các điều khoản phải cụ thể, chính xác.
- Chữ kí của đại diện hai bên trong hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp nhân, để hợp đồng có hiệu lực trong khuôn khổ của pháp luật.
=> Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lý
II. Luyện tập
1. Bài tập 1.
a. Chọn cách diễn đạt thứ nhất, vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng.
b. Chọn cách diễn đạt thứ thứ hai vì nó cụ thể và chính xác hơn.
c. Chọn cách diễn đạt thứ thứ ba vì nó ngắn gọn, đủ ý và ngắn gọn
d. Chọn cách diễn đạt thứ thứ hai, vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên B.
2. Bài tập 2:
+ Dựa vào những thông tin đã có, thảo một bản hợp đồng với những điều khoản cụ thể:
- Điều khoản liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của người thuê xe.
- Điều khoản liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của người cho thuê xe.
+ Hai bên thoả thuận và kí kết
3. Bài tập 3.
Soạn thảo hợp đồng lao động:
- Thời gian hợp đồng
- Điều kiện lao động, số giờ lao động
- Nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động
- Nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động.
- Điều khoản chung
- Kí kết hai bên
4. Củng cố:
- Vì sao cần có hợp đồng?
- Tính chất pháp lý của một bản hợp đồng thể hiện như thé nào?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.
- Sưu tầm các bản hợp đồng và phân tích.
Tiết 159
Soạn: 6 / 4 / 2010
Giảng: 22 / 4 / 2010
Tổng kết văn học nước ngoài.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học.
- Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng hệ thống kiến thức.
- Học sinh: Ôn tập kiến thức
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kết hợp kiểm tra trong giờ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
I. Bảng hệ thống kiến thức:
STT
Văn bản
Tác giả
Nước
Thế kỷ
Thể loại
1
Cây bút thần
Trung Quốc
T. Dân gian
2
Ông lão đánh cá và con cá vàng
A. Puskin.
Vũ Đình Liên dịch
Nga
XIX
T. Dân gian
3
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Tương Như dịch
Trung Quốc
VIII
Thơ thất ngôn bát cú đường luật
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Tương Như dịch
Trung Quốc
VIII
Thơ ngũ ngôn
5
Ngẫu nhiên- viết nhân buổi mới về quê
Hạ Trí Chương
Phạm Sĩ Vĩ
Trần Trọng Sơn dịch
Trung Quốc
VIII
Thơ thất ngôn bát cú đường luật
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Trung Quốc
VIII
Thơ thất ngôn trường thiên
7
Cô bé bán diêm
H.An đec xen
Vũ Minh Toàn
Nguyễn Minh Hải. dịch
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
8
Đánh nhau với cối xay gió
M. Xec Van Tet
Phùng Văn Tửu dịch
Tây Ban Nha
XVI- XVII
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng
O hen ri
Ngô Văn Viễn dịch
Hoa Kỳ
XIX
Truyện ngắn
10
Hai cây phong
T. Ai ma tốp
Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân, dịch
Kiếc ghi di
XX
Truyện ngắn
11
Đi bộ ngao du
G. Ru xô
Phùng Văn Tửu dịch
Pháp
XVIII
Nghị luận
12
Ông giốc đanh mặc lễ phục
Mô li e
Tuấn Đô dịch
Pháp
XVIII
Hài kịch
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trương Chính dịch
Trung Quốc
XX
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ
M. Goor ki
Tràn Khuyến dịch
Nga
XX
Truyện ngắn tự thuật
15
Mây và sóng
R. Ta go
Nguyễn Khắc Phi dịch
ấn Độ
XX
Thơ tự do
16
Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang
Đ. Đi phô
Phùng Văn Tửu
Anh
XVII- XVIII
Tiểu thuyết phưu lưu
17
Bố của xi- mông
G. Mô Pat xăng
Hoa Kỳ
XX
Truyện ngắn
18
Con chó Bấc
G. Lân đơn
Mạnh Chương, Nguyễn Công ái, Vũ Tuấn Phương dịch
Hoa Kỳ
XX
Truyện ngắn
19
Lòng yêu nước
I. Ê ren bua
Thép Mới dịch
Nga
XI X
Nghị luận
20
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Trung Quốc
Nghị luận
21
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten
H. Ten
Phùng Văn Tửu dịch
Pháp
Nghị luận
* Yêu cầu:
- Học sinh lập bảng hệ thống kiến thức theo nội dung thông tin .
- Một số tác phẩm thuộc văn bản nghị luận không nhất thiết đưa vào bảng thông tin
-----------------------------------------------------------------
4. Củng cố:
- Trong số các văn bản nước ngoài đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.
- Tiếp tục chuẩn bị cho bài học tiếp
Tiết 160
Soạn: 6 / 4 / 2010
Giảng: 22 / 4 / 2010
Tổng kết văn học nước ngoài.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học.
- Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng hệ thống kiến thức.
- Học sinh: Ôn tập kiến thức
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kết hợp kiểm tra trong giờ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Nội dung bao trùm của các tác phẩm văn học nước ngoài?
Giá trị tư tưởng các tác phẩm mang lại cho chúng ta?
Nội dung ghi nhớ của từng bài?
Các sáng tác gồm những thể loại nào?
Nhận xét chung về phong cách sáng tác của các nhà văn nhà thơ?
Lấy ví dụ và phân tích?
Trong những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
II. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm VHNN đã học:
1. Về giá trị nội dung:
- Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau.
- Bồi dưỡng cho ta những tình cám đẹp:
Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác. Có thái độ sống đẹp...
- Nội dung ghi nhớ của từng bài:
Ví dụ: Buổi học cuối cùng (Đô Đê)
Lòng Yêu Nước (Ê Ren bua)
Cô Bé Bán Diêm (An - Đéc – Xen)
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc – Van – Tét)
Xa ngắn thác núi Lư (Lý Bạch)
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
Hai Cây phong (Ai – ma – Tốp)
Cố Hương (Lỗ Tấn)
2. Thể loại
* Thơ đường:
Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.
*Thơ văn xuôi: Ta – Go.
* Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua
* Hài Kịch: Mô - Li – E.
* Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai – Ma – Tốp; Đô - Đê,
Go – Rơ - Ki, Lỗ Tấn....
* Các kiểu văn nghị luận: Ru – Xô ;Ten;
Ê - Ren – Bua.
3. Phong cách sáng tác:
Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.
Các ví dụ điển hình:
+ O – Hen – Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+ Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.
+ Mô - li – e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.
+ Mô - Pa – Xăng qua đoạn trích học
“Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
III. Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
- Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.
4. Củng cố:
- Các tác phẩm văn học nước ngoài đã học giúp em có cái nhìn về thế giới như thế nào?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.
File đính kèm:
- Tuan 33.doc