Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1.Đọc, kể:

- Đọc thể hiện rõ hình ảnh, tâm trạng của nhân vật.

- Chú ý những lời đối thoại

- Kể tóm tắt đoạn trích.

2 Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả, tác phẩm:

 Mô- Pa- xăng(1830-1893) là nhà vănPháp, nổi tiếng thế giới về thơ loại truyện ngắn.

- Sáng tác trên 300 truyện ngắn , 6 tiểu thuyết và 1 số tác phẩm khác.

- Mô-pa –xăng tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp thế kỉ XIX. Ông nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô đọng xúc tích, sâu sắc, hình thức giản dị trong sáng.

- Tác phẩm chính:

 Viên mỡ bò, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp, Bố của Xi- mông.

- Đoạn trích trích trong phần đầu của tác phẩm.

b. Từ khó: SGK.

3. Bố cục:

-Văn bản chia 4 phần

a. Từ đầu đến “khóc hoài”. Nỗi tuyệt vọng của Xi-Mông

b. Tiếp đến “Một ông bố”. Xi-Mông gặp bác Phi – líp

c. Tiếp đến “bỏ đi rất nhanh” Bác Phi – Líp đưa Xi – Mông về nhà.

d. Còn lại: Ngày hôm sau ở trường.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phong đã thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp: Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh gian khổ khi làm nhiệm vụ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, cống hiến cho quê hương đất nước. 3. ấn tượng sâu sắc của em về những nhân vật. nêu cảm nghĩ về một nhân vật. (Học sinh tự do phát biểu cảm nghĩ của mình) - GV biểu dương, khuyến khích những bài làm phát biểu cảm nghĩ sâu sắc. 4. Đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã được học: *Về phương thức trần thuật: Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi). Một số trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính. -Ví dụ: Nhân vật kể chuyện xưng tôi: “Chiếc lược ngà” “Những ngôi sao xa xôi” -> Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn của chính người chứng kiến câu chuyện. - Ví dụ: ở kiểu ngôi kể thứ ba: “Làng” “Lặng lẽ sa pa” “Bến quê” -> Không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cương hơn. 5. Về tình huống truyện: - Có sự sáng tạo đặc sắc + Làng: Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn : làng chợ Dầu thêo giặc,lập tề. + Chiếc lược ngà: Bé Thu không nhận cha khi ông Sáu mới về nhưng khi ông sắp ra đi lại biểu lộ tình cảm thật nồng nàn, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. + Bến quê: Tình huống nghịch lí: Nhĩ từng đi nhiêu nơi nhưng đến cuối đời bị buộc chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo => Đây là một tình huống gây chú ý cho người đọc, tạo bất ngờ, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật. * Luyện tập: -Yêu cầu 5 câu hỏi đã ôn tập - Đọc sắm vai 1 số đoạn trích trong các tác phẩm đã học. - Về thể loại truyện được thể hiện những yếu tố nghệ thuật đặc trưng là gì? - Kể lại 1 truyện trong các truyện đã học, đã ôn tập. 4. Củng cố: - Phân tích truyện chú ý làm rõ những yêu cầu gì? - Thái độ tư tưởng của các nhà văn ntn? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Chuẩn bị bài, ôn tập tốt để giờ sau kiểm tra Tiết 154 Soạn: 28 / 3 / 2010 Giảng: 15/ 4/ 2010 Tổng kết về ngữ pháp. A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hệ thống hoá kiến thức tiếng việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về các thành phần câu để nắm rõ bản chất, vai trò chức năng của từng thành phần câu và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu một cách hiệu quả B.Chuẩn bị : - Giáo viên: hệ thống kiến thức - Học sinh: ôn tập kiến thức về truyện đã được học theo câu hỏi sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Thế nào là câu đơn? Tìm CN, VN trong các câu? Tìm các câu đặc biệt? Khái niệm về câu ghép? Tìm câu ghép? HS đọc BT2, chỉ rõ các kiểu quan về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép? Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới? Tìm câu rút gọn? Rút gọn ntn? Tìm bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Tác dụng của việc tách ra? Tìm các câu nghi vấn? Cách dùng các câu nghi vấn đó có để hỏi không? Tìm câu cầu khiến? Cá câu cầu khiến được dùng để làm gì? (Chú ý: Mục đích của các câu cầu khiến có khác nhau) Câu nói của anh Sáu có hình thức của kiểu câu nào? I. Nội dung ôn tập D. Các kiểu câu I. Câu đơn: 1. Khái niệm: Câu đơn là câu có một cụm chủ vị 2. Bài tập: (1) Tìm chủ, vị ngữ trong các câu sau: a. (Nhưng) nghệ sĩ //(không những) ghi lại CN VN cái đã có rồi (mà còn) muốn nói một điều gì VN mới mẻ. b. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn- xtôi cho nhân loại// phức tạp hơn, cũng CN VN phong phú và sâu sắc hơn. c. Nghệ thuật// là tiếng nói của tình cảm. CN VN d. Tác phẩm// vừa là kết tinh tâm hồn., vừa CN VN là sợi dây truyền chomang trong lòng. e. Anh// thứ sáu và cũng tên Sáu CN VN (2) Nhận diện câu đặc biệt: a.- Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ b. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi c.- Những ngọ điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. - Hoa trong công viên. - Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ trong một góc phố. - Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. II. Câu ghép. 1. Khái niệm: Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở nên, các vế câu có quan hệ ý nghĩa với nhau 2. Bài tập: (1) Xác định câu ghép a. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. c. Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. d. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt hiện lên đẹp một cách kì lạ. e. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách đến trả cho cô gái. (2) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu a. Quan hệ bổ xung b. Quan hệ nguyên nhân c. Quan hệ bổ xung d. Quan hệ nguyên nhân e. Quan hệ mục đích (3) Xác định quan hệ trong các câu ghép a. Quan hệ tương phản b. Quan hệ bổ sung c. Quan hệ điều kiện, giả thiết. (4) Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới: a. Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập - Quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. => Nguyên nhân- kết quả -b. Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập. => Điều kiện- kết quả c. Quả bom nổ quá gần nhưng hầm của Nho không bị sập - Quả bom nổ quá gần. Hầm của Nho không bị sập => Tương phản d. Hầm của nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần => Nhượng bộ III. Biến đổi câu 1. Câu rút gọn: Xác định câu rút gọn: - Quen rồi. - Ngày nào ít: ba lần. 2. Câu vốn là một bộ phận câu đứng trước tách ra: a. Và làm việc có khi suốt đêm b. Thường xuyên c. Một dấu hiệu chẳng lành => Tách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung. IV. Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau: 1. Các câu nghi vấn: + Ba con, sao con không nhận? + Sao con biết là không phải? (Dùng để hỏi) 2. Câu cầu khiến a. - ở nhà trông em nhé! - Đừng có đi đâu đấy. => Dùng để ra lệnh. b. -Thì má cứ kêu đi => Dùng để yêu cầu - Vô ăn cơm! => Dùng để mời. * Câu : “Cơm chín rồi” là câu trần thuật đơn dùng làm câu cầu khiến 3. Hình thức câu nghi vấn Câu nói của anh Sáu: => Đó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. Điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả: “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh giơ tay đánh vào mông nó và hét lên” 4. Củng cố: - Nhắc lại những kiến thức đã được tổng kết 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Chuẩn bị bài, ôn tập tốt để giờ sau kiểm tra Tiết 155 Soạn: 30 / 3 / 2010 Giảng: 15/ 4/ 2010 Kiểm tra văn- phần truyện. A.Mục tiêu cần đạt: - Kiểm tra đánh giá kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. - Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn học. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chuẩn bị ma trận, đề và đáp án - Học sinh: ôn tập kiến thức về truyện đã được học theo câu hỏi sgk/ 144 C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra I. Ma trận đề kiểm tra stt Nội dung Chủ đề Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu VD mức độ thấp VD mức độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả, tác phẩm, thể loại 2 1,0 2 1,0 4 nội dung 1 0,5 1 2,0 2 2,5 6 Nghệ thuật 3 1,5 3 1,5 7 Nghị luận 1 5,0 1 5,0 8 Tổng 3 1,5 3 1,5 2 7,0 8 10 II. Đề bài: A. Phần trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: Câu1: Tác phẩm “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào? Tiểu thuyết Truyện ngắn Hồi kí Tuỳ bút Câu2: Người kể chuyện trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân: Bác Thứ Ông chủ tịch Người kể không xuất hiện Ông Hai Câu 3: Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? Tự giới thiệu vè mình được tác giả miêu tả trực tiếp Hiện ra qua sự nhìn nhận và đánh giá của nhân vật khác được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ. Câu 4: Đoạn trích “Chiếc lược ngà” chủ yéu viét về điều gì? Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng Tình quân dân trong chiến tranh. Cả A và B đều đúng. Câu 5: Câu văn: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”, sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhân hoá ẩn dụ So sánh Hoán dụ Câu 6: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn “Bến quê”? Tô Hoài, sau 1975 Nguyễn Khải, 1954- 1975 Nguyễn Minh Châu, trước 1975 Nguyễn Minh Châuơcsau 1975 B. Phần tự luận: (7 điểm) Câu1 (2 điểm): Nêu giá trị nhân đạo được thể hiện qua truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu? Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? III. Đáp án chấm: A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) 1 2 3 4 5 6 B C C A C D B. Phần tự luận: (7điểm) Câu1: (2 điểm): Học sinh nêu được giá trị nhân đạo được thể hiện qua truyện ngắn “Bến quê: - Câu chuyện thể hiện một cái nhìn đầy cảm thông trước những hiện thực của cuộc đời - Câu chuyện thể hiện những suy nghĩ, triết lý về ý nghĩa cuộc đời Câu 2: Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Trình bày những suy nghĩ về nhân vật bé Thu qua diễn biến câu chuyện: + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu khi ông Sáu xuất hiện; + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu những ngày ông Sáu ở nhà + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu khi ông Sáu săp sửa chia tay gia đình - Khái quat về hình ảnh bé Thu, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân -------------------------@--------------------------- 4. Củng cố: - Thu bài và nhận xét giờ làm bài 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức đã học - Soạn: Con chó Bấc

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc