Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta diễn ra thật ác liệt, hào hùng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Người Việt Nam ta vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc mình, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thế hệ trẻ Việt Nam, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ viết về họ: Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ song Lê Minh Khuê là một cây bút mới trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã gây được sự chú ý của bạn đọc ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, trong số đó có truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành giờ hoạt động Ngữ văn (Chương trình địa phương - Phần Tập làm văn) trên cơ sở đã chuẩn bị ở tiết 101.
Căn cứ vào bài viết của học sinh, giáo viên nhận xét chung.
Hướng dẫn học sinh trình bày bài phát biểu theo các vấn đề đã hướng dẫn ở tiết 101.
Goi 3 học sinh trình bày vấn đề môi trường.
Lớp nhận xét, bổ sung - giáo viên nhận xét.
Hãy trình bày vấn đề quỳên trẻ em ở địa phương em?
Gọi 3 học sinh trình bày về vấn đề xã hội ở địa phương?
Lớp nhận xét - Trao đổi thảo luận.
Giáo viên bổ sung.
I. Giáo viên nêu yêu cầu chung của tiết học:
- Trên cơ sở bài đã chuẩn bị , thảo luận ở nhóm , tổ sau đó sửa lỗi và trình bày trước lớp .
- yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc có ngữ điệu thuyết phục người đọc.
II. Yêu cầu:
-Bài phát biểu đúng nội dung, đảm bảo tính khách quan.
- Bài phát biểu phải có luận điểm, luận cứ, lập luận có sức thuyết phục.
- Bài trình bày khảng 1500 chữ có bố cục đầy đủ.
- Trình bày lưu loát, có ý kiến đề xuất cụ thể
III. Thực hành:
1.Hoạt động ở tổ nhóm: Phát biểu ý kiến về vấn đề địa phương.
a. Vấn đề môi trường:
- Vấn đề phá rừng ă hậu quả.
- Vấn đề chặt phá cây xanh ă hậu quả.
- Vấn đề vứt rác thải bừa bãi ă hậu quả.
b. Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của địa phương về việc xây dựng, sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn.
- Sự quan tâm của nhà trường: Xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học.
- Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
c. Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm, giúp đỡ các gia đình chính sách.
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hy sinh.
- Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.
2. Hoạt động ở lớp :
Các nhóm cử đại diện trình bày, chú ý cả 3 đối tượng.
3.Tổng hợp chung:
- Nhận xét sự chuẩn bị của cả lớp .
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh.
- Cho diiểm đối với những bài viết tốt.
.
4. Củng cố:
- Khắc sâu kiến thức, phương pháp làm bài tập làm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội.
- Phương pháp trình bày bài phát biểu về vấn đề đã được tìm hiểu.
- Nhận xét giờ thực hành: Chương trình địa phương.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ làm dàn ý bài viết số 7, giờ sau trả bài.
Tiết 144
Soạn: 22 / 3 / 2010
Giảng: 01 / 4 / 2010
Trả bài tập làm văn số 7
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm ở bài tập làm văn số 7, thành thục hơn kỹ năng làm bài nghị luận văn học.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận về tác phảm văn học
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: chấm chữa bài
- Học sinh: ôn tậo kiến thức kỹ năng chuẩn bị dàn ý của đề
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Mục đích, yêu cầu của giờ trả bài
Bài viết số 7 viết về vấn đề gì?
Xác định thể loại đề?
Vấn đề cần nghị luận mà đềb yêu cầu?
Phần mở bài càn có những nội dung thông tin nào?
Thực chất của phần thân bài là làm gì?
Trình bày phần thân bài như thế nào?
Triển khai những luận điểm nào để làm rõ vấn đề cần nghị luận?
Nội dung trình bày ở phần kết bài?
I. Đề bài
Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên.
II. Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý
* Tìm hiểu đề
- Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò”
* Dàn ý:
A. Mở bài :
Có nhiều cách mở bài tuỳ theo khả năng của học sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Cần đảm bảo cá ý cơ bản sau:
- Gới thiệu tác giả tác phẩm
- Hình ảnh chủ đạo của bài thơ: con cò qua lời ru của mẹ- hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la
B. Thân bài:
(Phần này yêu cầu cần trình bày sự cảm ,sự hiểu của mình qua nội dung và nghệ thuật của bài thơ)
1. Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Khái quát hình ảnh con cò là h/ảnh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
2.Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh con cò trong bài thơ:
a. “Con cò” là bài thơ dài, nhiều ý, hình tượng phong phú biến hoá hàm xúc:
- Hình tượng con cò trong bài thơ khi là thực khi tượng trưng, khi là con khi là mẹ
- Tất cả đều bắt nguồn từ truyền thống và bao trùm lên tất cả là lòng mẹ yêu con, hạnh phúc vì con, hy vọng và mong muốn những điều tốt đẹp ở con hôm nay, ngày mai và cả mai sau
b. Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu- sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là điệu hồn dân tộc
c. Cánh cò từ lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Cánh cò trở thành bạn con người, đồng hàn cùng con người trên suốt chặng đường đời.
d. Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
C.Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ
- Trình bày những suy nghĩ của bản thân
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm:
- Đa số hiểu đề , cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh con cò trong bài thơ.
- Biết cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng. luận cứ, luận chứng thuyết phục.
- Trình bày sạch, diễn đạt lưu loát.
- Một số bài viết chữ viết sạch đẹp .
- Một số có tiến bộ về chữ viết.
2. Nhược điểm:
- Một số bài viết sắp xếp các luận điểm chưa hợp với mạch cảm xúc của tác giả.
- Chọn dẫn chứng chưa sát hợp.
- Lập luận ở một vài luận điểm chưa sâu.
- Chưa có sự mở rộng, liên hệ thực tế.
- Còn một số bài sai chính tả, chữ viết ẩu.
VI. Sửa lỗi về nội dung và hình thức trong bài viết theo lời phê của thầy cô.
- Học sinh cùng sửa lỗi trong đoạn văn mắc lỗi giáo viên đọc.
- Tự viết lại đoạn văn mắc lỗi trong bài viết của mình (Lỗi dùng từ, chữ viết, dựng đoạn, liên kết đoạn).
V. Trả bài:
- Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
4. Củng cố:
Muốn làm tốt bài nghị luận về tác phẩm văn học cần có những yêu cầu gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ôn lại kiến thức có liên quan và tiếp tục chữa bài.
Tiết 145
Soạn: 18 / 3 / 2010
Giảng: 25 / 3 / 2010
Biên bản.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: sưu tầm một số biên bản mẫu
- Học sinh: sưu tầm một số biên bản mẫu(biên bản họp lớp, biên bản họp khu dân cư)
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta rất cần có những chứng cứ làm cơ sở để xem xét, kết luận một sự việc hoặc hiện tượng nào đó hoặc ghi chép lại những sự việc đã xảy ra. Loại văn bản đó được gọi là biên bản. Vậy biên bản là gì? đặc điểm của biên bản như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học này.
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
Văn bản 1, 2 (123, 124, 125)
Hai học sinh đọc văn bản 1, 2.
Biên bản ghi lại những sự việc gì?
Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Ngoài 2 biên bản mẫu đã nêu, em hãy kể tên một số biên bản khác thường gặp trong thực tế?
Qua việc tìm hiểu phân tích ngữ liệu, em hiểu biên bản là gì, biên bản có đặc điểm ntn?
Đọc các đoạn văn bản ở mục I.
Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?
Tên biên bản viết ntn?
Phần nội dung biên bản gồm những mục gì?
Nhận xét ghi những nội dung này trong biên bản?
Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục ký tên dười biên bản nói lên điều gì?
Lời văn của biên bản phải ntn?
Giáo viên chỉ định một học sinh đọc chậm, rõ ghi nhớ trong sgk
I. Bài học
1. Đặc điểm của biên bản.
- Biên bản 1: Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi đội.
- Biên bản 2: Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã sử lý.
* Yêu cầu:
- Về nội dung:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+ Chi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
+ Thủ tục phải chặt chẽ (Ghi rõ thời gian, địa điểm)
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác.
- Về hình thức:
+ Phải viết đúng mẫu quy định.
+ Không trang trí học tiết, tranh ảnh.
(Học sinh kể một số biên bản khác thường gặp trong cuộc sống).
* Kết luận:
- Biên bản là một loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
- Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Biên bản hội nghị, biên bản sự vụ
2. Cách viết biên bản
- Phần mở đầu của biên bản gồm: (Quốc hiệu tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự).
- Phần nội dung biên bản: Ghi lại diễn biến kết quả
+ Nội dung biên bản được ghi trung thực, khách quan, không thêm ý kiến chủ quan)
+ Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm xem xét, đưa ra kết luận đúng đắn.
- Phần kết thúc biên bản: Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
+ Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.
- Lời văn của biên bản ngắn gọn, chính xác.
=> Ghi nhớ: Sgk trang 126.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1 (126)
Chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp đã cho ă học sinh thảo luận, lựa chọn trong các trường hợp cần viết biên bản (a, c, d)
2. Bài tập 2 (126)
- Ghi lại phần mở đầu.
- Các mục lớn trong phần nội dung.
- Phần kết của biên bản.
4. Củng cố:
- Biên bản là gì? Đặc điểm của biên bản? Các loại biên bản?
- Cách viết biên bản ntn?
- Yêu cầu lời văn của biên bản phải ntn?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được các yêu cầu của một biên bản
- Tập viết biên bản
File đính kèm:
- Tuan 30.doc