A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính chất trãi nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gởi gắm trong truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng.trong truyện.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị cuộc sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1 :.
9A2 :.
2. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm văn bản nhật dụng? Hình thức? Phương pháp học?
3. Bài mới: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ, là hiện tượng nổi bật trong nền văn học nước ta. Ông có cách nhìn, cách nghĩ mới về xã hội. « Bến quê » là một truyện ngắn giản dị thể hiện sự đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề nghị luận cho đề bài trên? Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa ra đời của bài thơ đó? Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào khi ở trước lăng Bác?
Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng?
Em cảm nhận được tình cảm của tác giả với Bác như thế nào qua hình ảnh “Mà sao nghe nhói ở trong tim”? Ước muốn hóa thân của nhà thơ thể hiện tình cảm gì với Bác?
GV: Chúng ta trả lời các câu hỏi trên để tìm ý và sắp xếp ý vào khung dàn bài.
- GV cho các nhóm tự chia nhóm mình thành 2 nhóm nhỏ, lần lượt trình bày theo nhóm nhỏ và các thành viên trong nhóm tự nhận xét, sửa chữa cho nhau.
GV chia nhóm nói cho nhau nghe các phần Mở, Thân và Kết bài. GV nhận xét
Cử Hs làm Ban giám khảo lên chấm điểm và nhận xét phần luyện nói của các nhóm.
- GV tổng kết số phiếu của mỗi nhóm, công bố kết quả thi đua giữa các nhóm và rút ra kinh nghiệm về rèn luyện nói để học sinh tự uốn nắn.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Trình bày một đoạn văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
- Là trình bày nhận xét, đánh giá của
mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu...
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
II. LUYỆN TẬP:
Đề: Tình cảm thiêng liêng, thành kính của nhà thơ, của toàn dân tộc dành cho Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tính chất: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Phạm vi: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Vấn đề nghị luận: Tình cảm của nhà thơ, của toàn dân tộc dành cho Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phường.
- Tìm ý:
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về bài thơ
* Thân bài:
- Cảm xúc của nhà thơ trong lăng Bác
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Cảm xúc nhà thơ trước lăng Bác
- Ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
* Kết bài:
+ Bài thơ Viếng lăng Bác được đánh giá là một trong những bài thơ hay viết về đề tài lãnh tụ
+ Giá trị, ý nghĩa của bài thơ
* Luyện nói trên lớp :
- HS luyện nói theo dàn bài đã trình bày
- Luyện nói theo nhóm nhỏ:
- Luyện nói trước lớp:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học thuộc lí thuyết, tập luyện thêm phong cách đứng nói trên lớp.
* Bài mới: Chuẩn bị “Chương trình địa phương phần Tập làm Văn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 28 Ngày soạn: 16/03/2014
Tiết PPCT: 138 Ngày dạy: 18/03/2014
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố lại những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Biết tìm hiểu và có ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
- Tạo lập văn bản viết về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương đáng chú ý.
2. Kỹ năng:
- Suy nghĩ đánh giá về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng em.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:
9A2:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: GV vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Hs nhắc lại yêu cầu nghị luận về sự việc, hiện tượng, đời sống?
GV nêu yêu cầu về cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương, cách làm
HS thảo luận nhóm lập dàn ý cho đề bài
Gv bổ sung, sửa chữa
Hs viết một đoạn trong phần thân bài
Sau đó giáo viên nhận xét, cho điểm và chốt nội dung tiết học
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Dựa vào dàn ý viết bài nghị luận với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
II. LUYỆN TẬP:
Yêu cầu về cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Cách làm:
- Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống:
gương người tốt việc tốt, học sinh nghèo vượt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập...
+ Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội...
+ Vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội...
- Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc, hiện tượng đó
+ Thái độ khen, chê; đồng tình, phản đối...Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ...
3. HS lập dàn ý:
Đề bài : Hiện nay, diện tích rừng đang bị thu hẹp, rừng bị tàn phá rất nhiều. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
* Dàn ý:
+ Mở bài:
Giới thiệu về thực trạng rừng hiện nay
Suy nghĩ chung của người viết
+ Thân bài :
- Trình bày thực trạng: rừng bị tàn phá để làm rẫy, diện tích đất rừng bị thu hẹp do tập quán du canh du cư của đồng bào miền núi. VD : rừng ở Quảng Nam, rừng ở Tánh Linh (Bình Thuận), rừng ở Lâm Đồng
- Nguyên nhân:
Dốt nương làm rẫy, du canh du cư ở các đồng bào miền núi
Khai thác lâm sản để bán, hoặc khai thác vàng trái phép khiến nhiều vùng đất bị đào xới
- Hậu quả:
Rừng bị tàn phá, đất không còn độ che phủ dẫn đến xói mòn đất, rửa trôi, lũ lụt ở thượng nguồn hằng năm
Nguồn cung cấp oxi cho con người không còn, dẫn đến khói bụi, ngột ngạt, bầu không khí ô nhiễm
Cạn kiệt nguồn lợi từ lâm sản, động vật rừng không còn chổ trú ẩn dẫn đến nạn diệt chủng, thực vật rừng, những cây thuốc quý bị mất nguồn gen
- Giải pháp:
Nhân dân, cùng các ngành, kiểm lâm, các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ chống lại lâm tặc phá rừng
Khuyến khích bà con dân tộc miền núi định canh, định cư, hướng dẫn họ các phương pháp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi
Trồng lại rừng mới và chăm sóc rừng (giao cho nhân dân quản lí)
Tái tạo rừng đầu nguồn, các loại gỗ quý, bảo tồn động thực vật quý hiếm của rừng
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích.Chuẩn bị cho tiết trả bài.
* Bài mới: Biên bản
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 28 Ngày soạn: 15/03/2014
Tiết PPCT: 139-140 Ngày dạy: 17/03/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,...trong quá trình làm bài.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, )
- Cẩn thận, rút kinh nghiệm trong bài trắc nghiệm và tự luận
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Hãy phân tích bài thơ «Viếng lăng Bác» của nhà thơ Viễn Phương.
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM :
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
* Yêu cầu chung :
+ Bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài phù hợp với kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
+ Liên kết các phần, các đoạn phải đảm bảo chặt chẽ với nhau
+ Trình bày phải có hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí, nhất quán.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần:
* Yêu cầu cụ thể :
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh sáng tác bài thơ «Viếng Lăng Bác »
- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với Bác.
b. Thân bài: Hs bám sát vào bài thơ phân tích nội dung và nghệ thuật chính để làm nổi rõ mạch cảm xúc của nhà thơ khi ra thăm lăng Bác.
- Khổ 1: Nỗi bồi hồi xúc động của người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác
+ Câu mở đầu là lời thông báo đằm thắm, tha thiết qua cách xưng hô thân mật
«Con- Bác», từ «Thăm» nghe ấm áp, giản dị.
+ Hình ảnh ẩn dụ «Hàng tre» với thành ngữ «Bão táp mưa sa» biểu tượng cho người dân Việt Nam anh hùng bất khuất vượt qua chiến tranh về đứng hiên ngang bên lăng Người.
- Khổ 2 - 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác
+ Nhân hóa hình ảnh mặt trời trên lăng, ẩn dụ mặt trời trong lăng -> ca ngợi công lao của Bác đối với dân tộc.
+ Điệp ngữ, từ láy «Ngày ngày» -> chỉ sự vĩnh viễn, bất tử.
+ Hình ảnh đoàn người, tràng hoa, cách nói ẩn dụ «Bảy mươi chín mùa xuân» gợi sự xúc động sâu xa.
+ Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Bác - Vầng trăng, Bác - Trời xanh-> gợi lên sự yên nghỉ dịu hiền của người cha già kính yêu, gợi lên sự vĩnh hằng, vô tận của vị lãnh tự vĩ đại.
+ «Nghe nhói»: Lòng xót thương vô hạn của nhà thơ, của dân tộc.
- Khổ 4: Niềm xúc động dâng trào khi sắp rời lăng Bác.
+ «Mai về miền Nam thương trào nước mắt» -> cách nói mộc mạc không kìm nén được xúc động.
+ Ước nguyện mãnh liệt thể hiện qua điệp ngữ «Muốn làm»: con chim, bông hoa, cây tre -> Muốn ở lại bên lăng Bác để tô điểm, dâng hiến niềm vui cho Bác.
c. Kết bài: Nêu nhận xét chung, đánh giá chung của riêng em về bài thơ
1.0 điểm
điểm
7.0 điểm
1.0 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
V. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ngu van 9 tuan 28.doc