Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.

 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ – văn xuôi.

 - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu mẹ.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: .

 9A2: .

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa văn bản Nói với con ? Nội dung chính của văn bản?

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Các câu mang luận điểm: + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều ý nghĩa + Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập,được dâng hiến của nhà thơ Þ Bố cục đầy đủ 3 phần hợp lý; cách dẫn dắt vấn đề hợp lý; phân tích hợp lý; cách tổng kết, khái quát có sức thuyết phục 2. Ghi nhớ :Sgk/78 II. LUYỆN TẬP: - Luận điểm về nhạc điệu của bài thơ: bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó; tính nhạc thể hiện ở nhịp điệp và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc. Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ này - Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ:một bài thơ hay bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố hội hoạ trong nó (thơ trung hữu hoạ); tính hoạ thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tượng được miêu tả trong bài thơ, nó giúp cho người đọc có thể hình dung ra một cách cụ thể các đối tượng và kèm theo đó là những cảm xúc khi thì hưng phấn, lúc lại bâng khuâng.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Hệ thống kiến thức đã học Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. * Bài mới: Chuẩn bị “Cách làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ” E. RÚT KINH NGHIỆM: *********************************** Tuần : 26 Ngày soạn: 04/03/2014 Tiết PPCT: 130 Ngày dạy: 06/03/2014 TỔNG KẾT VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Củng cố kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung. - Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng. 2. Kỹ năng: - Tiếp cận văn bản nhật dụng. - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. 3. Thái độ: - Biết cách học văn bản nhật dụng đạt hiệu quả. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: 9A2: 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT (Xem cuối giáo án 3. Bài mới: GV giới thiệu văn bản nhật dụng rồi vào tổng kết. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Khái niệm văn bản nhật dụng: - HS đọc khái niệm văn bản nhật dụng - HS trao đổi, thảo luận. ? Từ khái niệm này ta cần lưu ý những điểm nổi bật nào. ? Cho biết các văn bản nhật dụng đã được học thuộc những đề tài nào. ? Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì. ? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây như thế nào. ? VB nhật dụng có tính cập nhật như trên, vậy việc học VB nhật dụng có ý nghĩa gì. ? Hãy cho biết việc học các văn bản nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không. Vì sao (HS thảo luận, phát biểu, giáo viên chốt lại) - Học văn bản nhật dụng để làm gì ? HS lần lượt trả lời từng câu +GV tóm tắt, tổng kết theo bảng ở bên I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG: 1. Khái niệm: - Không phải là khái niệm thể loại - Không chỉ kiểu văn bản - Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của nội dung văn bản. 2. Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống... 3. Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, liêu tả, đánh giá.. những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội 4. Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai 5. Giá trị văn chương: Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện thuyết minh, nghị luận, điều hành... nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. 6. HS học văn bản nhật dụng: không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học: Lớp Tên văn bản Nội dung 6 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Động Phong Nha Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - Giới thiệu danh lam thắng cảnh - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 7 Cổng trường mở ra Mẹ tôi Cuộc chia tay của những con búp bê Ca Huế trên sông Hương - Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em ............................................................... ............................................................... -Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền) 8 Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 Ôn dịch, thuốc lá Bài toán dân số - Môi trường - Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá - Dân số và tương lai nhân loại 9 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Phong cách Hồ Chí Minh - Quyền sống con người - Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. II. Hình thức của văn bản nhật dụng (Bảng hệ thống) Hình thức văn bản nhật dụng III – Hình thức văn bản nhật dụng Lập bảng hệ thống hình thức các VB nhật dụng đã học?(Gợi ý: xếp các văn bản này vào các kiểu văn bản- thể loại cụ thể, chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng văn bản) - Học sinh trình bày -HS khác nhận xét, bổ sung GV tổng kết (dùng đèn chiếu hoặc bảng phụ) Tên văn bản 1-Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. 2- Động Phong Nha. 3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 4- Cổng trường mở ra 5- Mẹ tôi 6- Cuộc chia tay của những con búp bê 7- Ca Huế trên Sông Hương 8- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 9- Ôn dịch, thuốc lá 10- Bài toán dân số 11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 12- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 13- Phong cách Hồ Chí Minh Thể loại văn bản Bút ký Thuyết minh Thư B.cảm Biểu cảm Truyện ngắn Thuyết minh Thuyết minh Thuyết minh Nghị luận Nghị luận N. luận N.luận P.thức biểu đạt Tự sự + mt +bc TM + M.tả NL + B. cảm B. cảm + T.sự TS + BC + MT Tự sự + miêu tả T. minh + MT N luận + TM TM + NL+BC T.sự + N luận Nghị luận NL + B cảm T.sự + N luận Tổng kết ? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng. ? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể. ? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa. Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...” ? Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất.Cho ví dụ minh hoạ? (HS thảo luận - phát biểu - GV chốt lại ) ? Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung. ?Từ đó rút ra kết luận gì về việc học văn bản nhật dụng? ? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng , khi đọc – hiểu cần lưu ý điểm gì? -HS đọc tổng kết –ghi nhớ(SGK/96) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Gv hướng dẫn học sinh *Kết luận: - Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục. - Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. * Phương pháp học văn bản nhật dụng 1.Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. 2.Phải tạo được thói quen liên hệ: -Với thực tế bản thân. -Với thực tế cộng đồng 3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp. 4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại. 5.Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 6.Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên. IV.Tổng kết *Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. * Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Hình thức văn bản nhật dụng ? Phương pháp học văn bản nhật dụng. Làm thế nào để khắc phục tình trạng học tủ, học lệch trong lớp em? - Ôn kỹ kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học. * Bài mới : - Soạn bài: “ Bến quê” Đề 15 phút: Câu 1: (3 điểm) Nêu ý nghĩa bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải. Câu 2: (7 điểm)Viết đoạn văn (từ 10-15 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung nghệ thuật khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Đáp án: Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Ý nghĩa: “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 3 điểm 2 * Yêu cầu hình thức - Đảm bảo số câu, viết đúng nghữ pháp - Đúng hình thức đoạn văn * Yêu cầu nội dung - Nội dung: Cảm xúc nhớ thương tha thiết với tấm lòng thành kính của nhà thơ khi rời lăng Bác. Ước nguyện làm con chim, đóa hoa, cây tre để ở lại mãi mãi bên lăng người. - Nghệ thuật: Điệp ngữ “Muốn làm”, hình ảnh thơ độc đáo, gợi hình gợi cảm. 1 điểm 6 điểm Bảng thống kê điểm 15 phút Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 9A1 9A2 E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 26.doc